Thể hình hay kỹ năng, điều gì quan trọng hơn trong tennis?

Cẩm Chi
08:43 ngày 22-05-2021
“Kích cỡ hay kỹ năng” là một câu hỏi kinh điển, không chỉ trong thể thao. Riêng ở tennis, việc có được một tầm vóc tốt đem đến nhiều lợi thế cho các tay vợt. Tuy nhiên, thực tế lại chỉ ra rằng gần đây, các tay vợt có thể hình không thực sự lý tưởng đang tìm ra cách để khắc chế đối thủ trội hơn mình.
Thể hình hay kỹ năng, điều gì quan trọng hơn trong tennis?

Nhỏ mà có võ

Trong các môn thể thao đối kháng, tầm vóc là một ưu thế không cần bàn cãi. Quần vợt cũng không ngoại lệ. Những thống kê chỉ ra rằng “gã khổng lồ” Ivo Karlovic cao đến 2m11 có thể tung ra những quả giao bóng khủng khiếp với vận tốc lên đến 251 km/h. Đó là một thứ vũ khí cực kỳ lợi hại, rất khó đối phó với bất cứ tay vợt nào.

Nhưng chỉ có chiều cao thôi là chưa đủ. Ivo Karlovic chỉ vào tứ kết Grand Slam đúng 1 lần tại Wimbledon 2009. Thành tích ấy kém xa so với Kei Nishikori, người chỉ cao có 1m78, tức là kém Karlovic tới 33cm. Tay vợt Nhật Bản đã 9 lần lọt vào tứ kết các Grand Slam, 1 lần vào đến tận trận chung kết US Open năm 2014.

“Tôi không phải là người cao nhất trong các giải đấu, vì vậy tôi phải có đôi chân linh hoạt và tốc độ tốt, đó là vũ khí của tôi”, Nishikori nói về cách để khắc chế các đối thủ cao lớn hơn mình.

Diego Schwartzman, tay vợt trong Top 10 ATP, chỉ cao 1m70

Tay vợt Nhật Bản từng cộng tác với HLV Nick Bollettieri, người đã mài giũa tài năng của những tay vợt như Andre Agassi và Serena Williams tại học viện nổi tiếng ở Florida của ông. Bollettieri chắc chắn rằng sự nhanh nhẹn của Nishikori trên sân là vũ khí chính của tay vợt người Nhật trong những trận chiến với các đối thủ cao lớn hơn.

Bollettieri chia sẻ: “Kei có thể đánh bại bất kỳ ai trên thế giới. Anh ấy không phải là một gã cao lớn. Vì vậy, Kei phải rất chắt chiu tận dụng cơ hội khi có được chúng. Hầu hết các tay vợt khác đều cao trên 1m80, thậm chí 1m85. Vì vậy, nếu bạn là một tay vợt thấp dưới chuẩn đó, bạn phải tìm ra cách để chiến thắng chứ không thể bỏ cuộc. Kei có khả năng di chuyển tốt, anh ấy có đôi tay khéo léo và đôi chân linh hoạt không thể tin được!”.

Kỹ năng là thứ quan trọng nhất

Năm 1968, khi các tay vợt chuyên nghiệp được phép tham gia các giải đấu lớn, chiều cao trung bình của một người vô địch Grand Slam là 1m76. Đến năm 2019, con số đó lên 1m86,5. 

Một tay vợt cao lớn đồng nghĩa các cánh tay dài hơn, tạo ra nhiều lực hơn và có thêm khả năng tiếp xúc, điều chỉnh độ xoay và tốc độ đầu vợt. 

Tuy nhiên, lợi thế quan trọng là giao bóng. Những quả giao bóng từ độ cao lớn hơn có nghĩa là cú đánh mạnh hơn và với quỹ đạo đi xuống, bóng có thể nảy cao hơn ở phần sân của đối phương. 

Kei Nishikori, người có chiều cao khiêm tốn hơn Federer  rất nhiều, từng 9 lần lọt vào tứ kết ATP

Trong Top 10 ATP hiện tại, Diego Schwartzman là “chú lùn” đáng chú ý nhất. Tay vợt người Argentina chỉ cao có 1m70. Ở tứ kết French Open 2020, anh đánh bại Dominic Thiem để trở thành tay vợt thấp nhất từng lọt vào bán kết đơn nam các giải Grand Slam kể từ trường hợp của Harold Solomon (1m68) tại Pháp Mở rộng năm 1980. 3 năm trước đó, khi vào đến tứ kết US Open 2017, cũng chính Diego Schwartzman là người thấp nhất từng lọt vào tứ kết Grand Slam từ trường hợp của Jaime Yzaga (1m70) tại US Open 1994.

Sự bất lợi về thể hình tạo ra một phong cách chơi đặc trưng cho Diego Schwartzman, tay vợt Argentina có sở trường đánh sân đất nện với khả năng phòng ngự rất bền bỉ và kỹ năng trả giao bóng hoàn hảo cả ở những vị trí rất sâu dưới vạch baseline, cùng với đó là tốc độ cực tốt cùng sự linh hoạt hỗ trợ khả năng bao sân. Diego với chiều cao khiêm tốn không mạnh về những tình huống giao bóng 1, nhưng năm 2017, anh đứng đầu BXH ATP về số lần chiến thắng trong các game giao bóng của đối thủ và những tình huống giao bóng 2.

Diego Schwartzman và trước đó là Kei Nishikori đều đã chứng minh rằng họ hoàn toàn có thể nằm trong Top đầu thế giới với thể hình khiêm tốn nhưng nền tảng kỹ thuật tốt và biết phát huy sở trường của mình.

Tay vợt lùn nhất từng vô địch Grand Slam

Diego Schwartzman có chiều cao tương đồng với Ken Rosewall, người đã giành được 8 danh hiệu Grand Slam từ năm 1953-1972. Ken Rosewall cũng chính là tay vợt thấp nhất từng giành danh hiệu Grand Slam trong kỷ nguyên Mở. Với chiều cao 1m70, Diego Schwartzman thấp nhất trong Top 50 ATP và thấp hơn đến 41cm so với tay vợt cao nhất trong Top 50 là Reilly Opelka, tay vợt người Mỹ cao đến 2m11 đang xếp hạng 35 thế giới. Opelka và Schawartzman đã đối đầu 3 lần với phần thắng 2-1 nghiêng đang về Opelka. 

Top 10 ATP cao thế nào?

Diego Schwartzman tất nhiên là tay vợt thấp nhất Top 10 ATP, còn người cao nhất trong Top 10 hiện nay đang “đồng hạng” thuộc về Daniil Medvedev (xếp thứ 2 BXH ATP) và Alexander Zverev (6), cùng cao 1m98. Những vị trí tiếp theo thuộc về Matteo Berrettini (9) cao 1m96 và Stefanos Tsitsipas (5) cao 1m93. Dominic Thiem (4), Andrey Rublev (7) và nhóm tam đại gia đều có chiều cao trong khoảng 1m85-1m88.

 

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x