Cầu lông, biểu tượng của thể thao đỉnh cao châu Á

Việt Hà
09:36 ngày 19-06-2020
Việc Lee Chong Wei treo vợt vào tháng 6/2019 từng được đưa lên trang nhất các tờ báo Malaysia và châu Á. Điều đó nói lên tầm quan trọng của môn cầu lông ở nơi này. Lee Chong Wei - chủ nhân của 3 tấm HCB Olympic - từ lâu đã là ngôi sao thể thao lớn nhất Malaysia. Và nếu chọn ra môn thể thao mà thế giới phải “nể sợ” châu Á thì đó là cầu lông.
Cầu lông,  biểu tượng của thể thao đỉnh cao châu Á

Kể từ khi cầu lông xuất hiện tại Thế vận hội Barcelona 1992 cho tới nay, chỉ có 6 trong số 44 huy chương tại các cuộc thi đơn nam và đơn nữ lọt vào tay các VĐV ngoài châu Á. Tại giải cầu lông vô địch thế giới 2019 diễn ra trên đất Thụy Sỹ, có tới 19/20 huy chương thuộc về người châu Á. Việc châu Á thống trị môn cầu lông tại đấu trường quốc tế đã trở thành “chuyện thường ngày ở huyện”.  

Cầu lông rất phù hợp với tầm vóc và thể trạng của người châu Á, không đòi hỏi quá nhiều sức mạnh như quần vợt. Xét về nguồn gốc, cầu lông có vết tích từ giữa thế kỷ 18 do các sĩ quan Anh đóng ở Ấn Độ sáng tạo ra. Nhưng phải hơn một thế kỷ sau người Anh mới có huy chương đầu tiên tại Thế vận hội khi đôi nam nữ Simon Archer và Jo Goode giành huy chương đồng tại Sidney 2000. Trung Quốc mới là cường quốc cầu lông số một thế giới còn tại Tokyo 2020 diễn ra vào năm sau, ngoài Trung Quốc thì Nhật Bản, Malaysia, Indonesia, Hàn Quốc và Ấn Độ đều có khả năng giành huy chương.

Lee Chong Wei nhiều năm là biểu tượng của thể thao châu Á

Cầu lông không phải môn thể thao được ưa chuộng tại phương Tây, chủ yếu chỉ là trò tiêu khiển trên bãi biển hoặc trong vườn nhà. Ngược lại tại châu Á cầu lông là môn thể thao vô cùng phổ biến. Theo một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Liên đoàn cầu lông Malaysia (BAM) vào năm 2018, cứ 8 người dân nước này thì có 1 người chơi cầu lông, cao hơn cả bóng đá (20/1). “Đây là môn thể thao được ưa thích nhất tại Malaysia bởi nó dễ tập, dễ chơi cho mọi đối tượng”, Michelle Chai, cựu GĐĐH của BAM nhận xét.

Cầu lông là môn thể thao bình dân, không tốn kém. Chỉ cần hai chiếc vợt, một quả cầu lông, thậm chí không cần lưới, bạn cũng có thể đánh cầu lông mọi lúc mọi nơi. Không chỉ ở Malaysia mà tại Việt Nam, Trung Quốc hay Indonesia, cầu lông cũng xuất hiện trong các khu dân cư, trên vỉa hè, ngoài công viên. Hiếm có môn thể thao nào hấp dẫn từ người già tới người trẻ, từ nam đến nữ và có độ phủ lớn bằng cầu lông tại các quốc gia châu Á.

Ở đấu trường đỉnh cao, cầu lông dần được xem như một môn thể thao có thu nhập cao. Năm 2018, tay vợt P.V.Sindhu (Ấn Độ) trở thành nữ vận động viên cầu lông có thu nhập cao nhất thế giới với 5,5 triệu USD. Cầu lông vì thế càng trở thành môn thể thao hấp dẫn với thanh thiếu niên. Trung Quốc, quốc gia sở hữu kỷ lục 41 huy chương cầu lông tại các kỳ Thế vận hội, hiện có hơn 100 triệu người chơi cầu lông thường xuyên. Indonesia và Hàn Quốc cũng là những cường quốc cầu lông trong khi Ấn Độ đang nổi lên như một thế lực mới. Tại quốc gia đông dân thứ nhì thế giới, cầu lông hiện là môn thể thao phổ biến thứ hai sau cricket.

Sindhu từng có mức thu nhập đến 5,5 triệu USD/năm

Trái ngược với châu Á, người châu Âu ngày càng bớt quan tâm tới cầu lông. Ngay tại Đan Mạch, nền cầu lông mạnh nhất lục địa già, lượng người chơi cầu lông đã giảm đi một nửa trong ba thập kỷ qua, tương đương 100.000 người. Theo Mortens Frost, cựu tay vợt từng đoạt huy chương vàng Olympic, hiện trạng này bắt nguồn từ việc tiền thưởng và tài trợ sụt giảm điều trái ngược hoàn toàn với châu Á. “Những VĐV trẻ ở châu Âu không nhìn thấy tương lai trong môn cầu lông. Họ vẫn cần một công việc kiếm sống bên ngoài để theo đuổi đam mê đánh cầu. Trong khi ở châu Á, cầu lông đem lại thu nhập tốt giúp các VĐV không phải trăn trở với nghề”, Frost cho biết.

Đông người chơi, nhiều cơ hội, nhiều giải đấu, thu nhập lên và ngày càng chuyên nghiệp. Đó là bộ mặt giàu sức sống của cầu lông châu Á. Theo thống kê vào năm 2012, các VĐV Trung Quốc đạt được 10.000 giờ thi đấu và luyện tập ngay ở tuổi 19 trong khi các CĐV phải tới tuổi 23 mới đạt ngưỡng đó. Điều này giải thích tại sao cầu lông châu Á vẫn là quyền lực số một trên thế giới. Và những ngôi sao như Lee Chong Wei được tạo ra. Năm 2018, bộ phim tài liệu về huyền thoại cầu lông 37 tuổi đã dẫn đầu suốt 6 tuần lễ trong Top 10 bộ phim của Malaysia và được trình chiếu tại 8000 rạp ở Trung Quốc.

Cầu lông ra mắt tại Paralympic 2020
Thế vận hội dành cho người khuyết tật lần đầu tiên đưa môn cầu lông vào thi đấu tại Paralympic 2020 (diễn ra ở Tokyo từ 24/8 tới 05/09/2021). Có tổng cộng 14 bộ huy chương trong đó 7 dành cho nam, 6 dành cho nữ và 1 đôi nam nữ kết hợp. Các nội dung thi đấu được chia theo 6 hạng khuyết tật từ nhẹ tới nặng. Ngoài cầu lông còn có Taekwondo lần đầu tiên xuất hiện tại Paralympic. Hai môn mới này là sự thay thế cho hai môn chèo thuyền và bóng đá 7 người không còn được tranh tài tại thế vận hội của người khuyết tật.

Học bổng cầu lông châu Á
“Asian Olympic Project” (AOP) là chương trình đào tạo chuyên biệt của Liên đoàn cầu lông châu Á (BAC). AOP cung cấp 20 học bổng cho các tay vợt giàu tiềm năng đến từ các nền cầu lông đang phát triển tại châu Á nhằm tạo ra một lứa vận động viên đủ trình độ tranh tài tại Olympic 2024. Việc trao học bổng dựa trên quá trình chọn lọc khắt khe theo nhiều tiêu chí như vị trí xếp hạng thế giới, thành tích tại các giải đấu… Những tay vợt được nhận học bổng sẽ trải qua khóa đào tạo cấp cao và được tranh tài ở các giải đấu khu vực.

XEM THÊM

Lewis Hamilton giàu nhất giới thể thao tại Anh

Federer, Serena & kẻ thù thời gian

Bạo lực & tội ác, những góc khuất của sumo

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x