Mặt tối của Paralympic: Bơi lội dành cho người khuyến tật bị hủy hoại vì gian lận

Vịnh San
07:29 ngày 07-03-2020
Paralympic là một sân chơi đầy cảm hứng. Theo thời gian, nó còn là tiền tài và danh vọng. Đó là lý do sân chơi vốn chỉ dành cho người khuyết tật ngày càng bị vấy bẩn và hủy hoại bởi sự gian lận.
Mặt tối của Paralympic: Bơi lội dành cho người khuyến tật bị hủy hoại vì gian lận

Khi Jessica Long đến với Paralympic tại Rio 2016, ông bố Steve nói rằng cô không nên kỳ vọng quá nhiều. Nhưng VĐV bơi người Mỹ không mấy để tâm. Mất cả hai chân từ phần đầu gối vì căn bệnh thiếu xương mác bẩm sinh, song bằng nghị lực phi thường, Long đã biến mình thành “Michael Phelps của Paralympic” với 12 huy chương vàng bơi lội, đồng thời nắm giữ 20 kỷ lục thế giới. Cô luôn sẵn sàng cho các thử thách và tin tưởng sẽ giành chiến thắng.

Nhưng hỡi ôi, trái tim của Long đã tan vỡ khi bước vào giải đấu. Cô thất bại trong 4 cuộc đua với những người mà cô không nên thi đấu cùng. Với lý do đảm bảo sự công bằng, cơ quan quản lý môn bơi tại Paralympic Rio đã tiến hành phân loại VĐV theo mức độ khuyết tật. Nhưng bằng cách nào đó, những người chắc chắn lành lặn hơn vẫn được xếp cùng Long. Cuối cùng cô chỉ giành 1 huy chương vàng và ra về trong sự ấm ức vì bị lừa dối. 

Kể từ khi được tổ chức lần đầu vào năm 1960 với 400 VĐV tới nay, Paralympic, Thế vận hội dành cho người khuyết tật, đã phát triển một cách đáng kinh ngạc. Nhờ sự bùng nổ truyền thông, những tấm gương vượt lên số phận, các câu chuyện đầy cảm hứng khiến Paralympic ngày càng nhận được sự quan tâm. Vào năm 2016, Paralympic đạt kỷ lục 4,1 tỷ người theo dõi. Con số này có thể bị vượt qua vào năm nay, dựa trên việc đã có 3,1 triệu đề nghị mua vé để xem 4.400 VĐV tranh tài tại Paralympic 2020, trong khi lượng phát hành là 2,3 triệu vé. 

Điều này đã biến Paralympic thành thương hiệu tỷ USD, đem lại lợi nhuận lớn cho người tham gia. Nhất là môn thể thao được yêu thích như bơi lội. Ví dụ như sắp tới, mỗi VĐV bơi của Mỹ sẽ nhận được 37.500 USD tiền thưởng nếu giành huy chương vàng, gấp 5 lần kỳ trước. Ngoài ra còn rất nhiều lợi ích kèm theo, như tiền từ nhà tài trợ, đặc quyền về học bổng, xe cộ và nhà ở.

Nhìn Maddison chẳng giống một VĐV khuyết tật  để tranh tài tại Paralympic

Và thế là các gian lận nảy sinh. Theo một chuyên gia phân loại VĐV khuyết tật, ông biết về việc nhiều VĐV bơi băng bó tay hoặc chân trong nhiều ngày, để khi cởi ra và bước vào kỳ phân loại với tình trạng co quắp. Hoặc họ sẽ ngâm mình trong nước lạnh, lăn lộn trên tuyết để cơ bắp yếu đuối hơn. Mục đích cuối cùng là phóng đại khuyết tật, thậm chí mua chuộc quan chức phân loại để được xếp cùng những VĐV khuyết tật nặng, qua đó tăng cơ hội chiến thắng.

Trong môn bơi tại Paralympic, khuyết tật được phân thành 10 loại, từ S1 - nặng nhất, đến S10 - nhẹ nhất, sau đó là S11 đến S14 đối với người khiếm thị và thiểu năng trí tuệ. Một chút điều chỉnh trong phân loại sẽ đem lại lợi thế khổng lồ.

Bố của Long, Steve, đã chỉ ra một trường hợp như vậy. Là Maddison Elliott của Australia, người thuộc loại S9 tại Giải vô địch thế giới 2015. Trong buổi phân loại ở Paralympic 2016, cô lại được xếp dạng S8 với lý do lực chân hạn chế và hoàn thành 100m bơi ngửa trong khoảng thời gian 1:25,42. Ấy thế mà khi tranh huy chương, chân của Elliott linh hoạt hơn hẳn và cán đích với 1:17.93, đánh bại Long và giành huy chương vàng. 

Cũng tại Rio 2016, Lakeisha Patterson, một VĐV khác của Australia cũng được xếp loại S8, sau đó giành 6 huy chương và lập kỷ lục thế giới ở nội dung bơi 400m tự do. Sau này người ta chứng minh Patterson, một người mắc chứng bại não và Parkinson khởi phát sớm, không nặng đến thế. Bây giờ cô thi đấu với những người dạng S9. 

Cảm thấy môn thể thao yêu thích phản bội mình, Long đã tính đến chuyện giải nghệ, học đại học và trở thành phát thanh viên thể thao. Nhưng cô quyết định tiếp tục bám trụ để đòi lại sự trong sạch cho Paralympic, đồng thời khuyến khích các VĐV khác nói lên sự thật vốn bị che đậy bởi những đứng đầu Ủy ban Paralympic muốn giữ hình ảnh cho giải đấu giờ song hành cùng Olympic.   

Là một Thế vận hội mang lại niềm vui và nguồn cảm hứng cho hàng triệu người, nhưng trước hết, đây là cuộc thi. Vì vậy, yếu tố tiên quyết là sự công bằng.

Bê bối doping tại Sydney 2000
Bê bối lớn nhất liên quan tới doping tại Paralympic xảy ra vào năm 2000 ở Sydney (Australia). Có đến 11 VĐV bị phát hiện dương tính với chất cấm, bao gồm 10 người tranh tài ở môn cử tạ và 1 VĐV điền kinh của Mỹ. Lý giải về nguyên nhân gian lận, một VĐV dùng chất cấm cho biết Paralympic ngày càng được xem trọng như một giải thể thao thành tích cao như Olympic. Có huy chương là có thêm tiền nên họ sẵn sàng gian lận. Hậu quả là tất cả những VĐV này đều nhận án cấm thi đấu, nhẹ nhất là 6 năm. 

Người lành giả ngơ
Tại Paralympic 2000, đội tuyển bóng rổ khuyết tật Tây Ban Nha giành huy chương vàng ở nội dung dành cho người thiểu năng trí tuệ. Tuy nhiên, chỉ ít ngày sau khi giải đấu kết thúc, BTC đã tước huy chương của họ. Số là một thành viên trong đội đã tuồn sự thật cho báo chí trong nước. Người này khẳng định hầu hết đồng đội của anh không phải người khuyết tật. Kết quả điều tra sau đó cho thấy 10/12 thành viên đội tuyển bóng rổ Tây Ban Nha đều... rất thông minh, có người còn là nhà báo!

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x