NBA, từ phát minh 'ao làng' tới sản phẩm toàn cầu hóa

Cẩm Chi
09:15 ngày 14-02-2020
Nhiều thập niên trước khi thế giới đề cập đến khái niệm toàn cầu hóa, người Mỹ đã vận dụng nó vào bóng rổ. Vì thế, giải bóng rổ nhà nghề Mỹ (NBA) sớm mang tầm ảnh hưởng vượt hai bên bờ đại dương, trở thành hình mẫu cho những nhà quản lý thể thao học tập.
NBA, từ phát minh 'ao làng' tới sản phẩm toàn cầu hóa

Giải đấu quốc tế

Michael Jordan, LeBron James, và nhiều ngôi sao NBA khác hẳn rất biết ơn một người Canada có tên James Naismith. Hoàn cảnh ông giáo vô danh này phát minh ra bóng rổ cũng cho thấy sự quốc tế hóa từ rất sớm của môn thể thao này. Naismith vốn là người Canada nhưng đến Mỹ làm việc. Trong một ngày mùa Đông năm 1891, ông nghĩ ra trò bóng rổ để giúp học sinh giết thời gian giữa tiết trời lạnh giá. Không lâu sau, trận đấu bóng rổ đầu tiên được ghi nhận diễn ra vào ngày 21/12 tại Springfield, bang Massachusetts.

Sinh sau đẻ muộn so với bóng chày và bóng bầu dục, nhưng tinh thần quốc tế hóa đã giúp bóng rổ sớm trở thành môn thể thao được yêu thích nhất tại Mỹ. Những đồng nghiệp và học trò của Naismith cũng góp phần giúp bóng rổ vươn ra toàn thế giới. Năm 1893, Melvin Rideout, một trong những cầu thủ góp mặt trong trận bóng rổ đầu tiên, giới thiệu môn thể thao này ở Pháp. Cũng trong năm đó, trận bóng rổ đầu tiên tại châu Âu đã diễn ra. Đến bây giờ, sân bóng đó vẫn còn và được công nhận là một di tích lịch sử.

Trong vòng chưa đầy 10 năm tiếp theo, bóng rổ tiếp tục được phổ biến rộng rãi trên khắp năm châu, thậm chí cả những vùng đất xa xôi tại châu Á. Năm 1910, bóng rổ đã trở thành môn thể thao chính thức được dạy ở các trường học của Philippines. Trải qua hai cuộc thế chiến, bóng rổ lại càng phổ biến hơn bởi tinh thần thể thao cao thượng, khuyến khích chơi đẹp, không bạo lực. Do đó kể từ giải bóng rổ chuyên nghiệp Mỹ đầu tiên được tổ chức vào năm 1946, nó nhanh chóng trở thành hiện tượng.

Năm 1984, giải bóng rổ chuyên nghiệp Mỹ chính thức đổi tên thành NBA, đánh dấu bước đi tiên phong trong việc toàn cầu hóa thể thao quốc tế. CLB nào ở NBA cũng có ít nhất 1 người ngoại quốc. Các đội bóng không chỉ tuyển mộ cầu thủ giỏi ở phạm vi nước Mỹ hay Canada, mà mở rộng ra toàn thế giới. Tuyển trạch viên ở NBA sẵn sàng lặn lội đến cả Triều Tiên nếu biết ở đó có nhân tài. Nhiều trận đấu ở NBA cũng được dời sang tổ chức ở nước ngoài để chiều lòng người hâm mộ bởi phương châm “muốn phát triển, phải ra nước ngoài”.

James Naismith, người được ghi nhận là cha đẻ của môn bóng rổ

Hình mẫu kinh doanh

Premier League là giải đấu đầu tiên học theo NBA, với mô hình gần như bắt chước y nguyên: Các đội bóng tuyển mộ cầu thủ và HLV từ khắp nơi trên thế giới, kiếm tiền nhờ doanh thu bán vé và bản quyền truyền hình thay vì sống dựa vào các ông bầu. Tư tưởng chia sẻ công bằng tiền bản quyền truyền hình của NBA cũng được áp dụng ở Premier League, khi một đội bóng xuống hạng cũng có thể được nhận đến gần 100 triệu bảng, không thua kém nhiều ông lớn.

Là đội bóng thành công nhất trong kỷ nguyên Premier League, M.U thậm chí càng cho thấy sự đúng đắn của mô hình kinh doanh kiểu Mỹ. Tương tự các đội bóng ở NBA, từ hơn 20 năm trước M.U đã du đấu khắp năm châu để quảng bá hình ảnh. CLB này cũng rộng cửa chiêu mộ những cầu thủ tài năng bất kể quốc tịch của họ. 11 cầu thủ trong đội hình M.U thi đấu trận chung kết Champions League năm 1999 đến từ 8 quốc gia khác nhau.

Chứng kiến dòng tiền ồ ạt đổ vào Premier League, những giải đấu khác cũng nhanh chóng học theo hình mẫu từ NBA. Ngay cả những người Tây Ban Nha bảo thủ nhất cũng phải hài lòng với số tiền họ kiếm được khi vươn tầm quốc tế. 5 năm trước, tiền bản quyền truyền hình từ nước ngoài chưa đến 1/3 tổng doanh thu của La Liga, nhưng bây giờ đã chiếm quá nửa.

Oscar Mayo, Giám đốc Phát triển của La Liga nhận xét: “Quốc tế hóa đồng nghĩa với tăng trưởng cấp số nhân. Chẳng có lĩnh vực nào có nguồn thu tăng từ 260 triệu euro lên gần 900 triệu euro mỗi năm như bóng đá”. Vì thế, các nhà tổ chức của giải đấu này đang lên kế hoạch tổ chức các trận đấu quan trọng, thậm chí là Siêu kinh điển, ở nước ngoài. Bởi đó là cách tốt nhất để tăng doanh thu lên hàng chục lần trong một mùa bóng.

Sao Ấn Độ rộng cửa đến NBA

Bộ ba cầu thủ Ấn Độ gồm Amaan Sandhu (giữa), Harsimran Kaur và Siya Deodhar vừa được chọn tranh tài tại giải Bóng rổ Không biên giới của Mỹ. Đây là hoạt động thường niên của NBA, tổ chức nhằm tìm ra những ngôi sao bóng rổ từ khắp nơi trên thế giới có nguyện vọng tìm kiếm cơ hội thi đấu ở Bắc Mỹ. Nếu thành công, bộ ba này sẽ nối gót người đàn anh Satnam Singh, cầu thủ Ấn Độ đầu tiên ở NBA. Singh khoác áo Dallas Mavericks kể từ năm 2015.

Ảnh hưởng đến cả phim ảnh
Tư tưởng quốc tế hóa trong kinh doanh của NBA còn lan ra nhiều lĩnh vực khác như âm nhạc, điện ảnh. Nhật báo Chicago của Mỹ nhận định giải Oscar cho bộ phim Hàn Quốc có tên Parasite (Ký sinh trùng) là bằng chứng cho thấy những bộ phim hay có thể đến từ bất cứ nơi nào, không nhất thiết phải sản xuất ở Hollywood. Ngay cả người Mỹ cũng thấy họ cần phải thay đổi, tiếp thu những luồng văn hóa mới từ toàn cầu hóa thay vì cố gắng truyền bá những giá trị cũ.

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
33
+48
76
3
34
+41
74
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
33
-2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x