Thể dục dụng cụ: Là thể thao nghệ thuật, hay hành xác?

Cẩm Chi
05:43 ngày 08-10-2019
Những động tác uốn dẻo, lộn người trên không... vốn là hình ảnh mọi người nghĩ đến đầu tiên về môn thể dục dụng cụ (TDDC). Nhưng chẳng ai biết rằng, đằng sau hình ảnh lung linh đó là những ngày khổ luyện như địa ngục trần gian. VĐV TDDC chuyên nghiệp phải đánh đổi tuổi thơ, thanh xuân và đôi khi là tính mạng vì vinh quang ngắn ngủi.
Thể dục dụng cụ: Là thể thao nghệ thuật, hay hành xác?

Mồ hôi và nước mắt

Bộ môn TDDC tại Olympic Bắc Kinh 2008 có 18 bộ huy chương. Đoàn Trung Quốc giành 11 HCV trong số đó nhưng vẫn coi đây là một thất bại. Trước truyền thông nước nhà, đội trưởng ĐT TDDC nữ Trung Quốc Cheng Fei khóc nức nở mong người hâm mộ thứ lỗi vì cô chỉ giành HCĐ cá nhân môn nhảy ngựa và cầu thăng bằng.

Tuy nhiên, những gì Cheng Fei trải qua vẫn còn rất nhẹ nhàng nếu so với người đồng đội Li Shanshan. Cô gái trẻ mới 16 tuổi mang trên mình niềm hy vọng của đất nước 1,4 tỷ dân, nhưng lại mắc lỗi khi thực hiện bài thi cầu thăng bằng. Bị chì chiết thậm tệ, Li giải nghệ chỉ 1 năm sau đó.

Thất bại của Li Shanshan và Cheng Fei cho thấy áp lực khủng khiếp mà các VĐV TDDC phải đối mặt hàng ngày. Ngay cả những VĐV đẳng cấp thế giới cũng có thể nhận thất bại muối mặt trong một ngày họ mắc sai lầm sơ đẳng. Để hạn chế tối đa khả năng xảy ra rủi ro, họ phải hy sinh bản thân mình trên sàn tập mỗi ngày.

Trên thảm tập ở các trung tâm TDDC luôn thường trực dòng chữ nhắc nhở các VĐV: “Một sai lầm có thể đánh đổi bằng sinh mạng”. Không VĐV TDDC nào chưa từng gặp chấn thương trong khi tập luyện. Người bị nhẹ thì bong gân, rách da, khâu vài ba mũi. Người bị nặng thì gãy xương, bó bột hàng tháng trời.

Chế độ tập luyện khắc nghiệt cùng yêu cầu khắt khe về mặt thể chất khiến tuổi đời của các VĐV TDDC chuyên nghiệp khá ngắn ngủi. Phần lớn các VĐV nữ giải nghệ trước tuổi 25, bởi vì phong độ của họ bắt đầu đi xuống khi bước qua tuổi 20. Các VĐV nam duy trì sự nghiệp lâu hơn một chút, nhưng cũng hiếm người nào còn thi đấu đỉnh cao đến ngoài 30 tuổi.

Tuổi thơ bị đánh cắp
Ngay từ khi Cheng Fei mới lẫm chẫm biết đi, bố mẹ đã quyết định hướng cô trở thành VĐV TDDC chuyên nghiệp. Cô bắt đầu tập luyện từ năm 3 tuổi cùng hàng chục đứa trẻ đồng trang lứa. Mỗi năm, cô lại chứng kiến lớp lớp bạn bè đến rồi đi. Chẳng mấy người có đủ kiên trì để trụ lại với môn thể thao nhìn tưởng đẹp nhưng thực chất lại vô cùng xấu xí này.

Của đau, con xót. Phần lớn những bậc phụ huynh nhìn thấy con mình đau đớn thế nào khi tập TDDC sẽ cấp tốc đưa đứa trẻ về ngay sau ngày đầu tiên. Không chỉ Trung Quốc, một cường quốc khác về TDDC là Mỹ cũng áp dụng chế độ luyện tập khắc nghiệt tương tự. Hàng ngày, những đứa trẻ phải treo mình tòng teng cả tiếng đồng hồ trên xà. Chúng phải tập trung cao độ để giữ mình trên không trung, bởi ngã là gãy cổ.

Một động tác chuẩn trong môn TDDC thường phải tập luyện suốt 5 năm ròng rã để các VĐV nhí cảm thấy quen thuộc. Trồng cây chuối thì ai cũng làm được, nhưng bó gót đi kiễng chân, hoặc gập xoắn người thành hình chữ S thì không. Chẳng có VĐV TDDC nào chưa từng đi chụp cắt lớp, bởi ai cũng gặp vấn đề về xương khớp vì phải gập người từ bé.

Tại Trung Quốc, HLV của những trung tâm đào tạo VĐV TDDC nhí thường là những VĐV chuyên nghiệp đã về hưu. Vì cũng từng trải qua quá khứ đau đớn nên họ chẳng mấy khi lớn tiếng quát nạt những học trò nhí. Thay vào đó, điều các thầy cô giáo sợ nhất là lúc một đứa bật khóc vì đau. Việc đó sẽ mang hiệu ứng dây chuyền, khiến cả chục đứa nhỏ cùng òa lên một lúc. Biện pháp hữu hiệu duy nhất giúp giải quyết chuyện đó là cho mỗi đứa một gói bim bim.

Vậy đâu là lý do nhiều phụ huynh ở Trung Quốc vẫn đưa con mình đến tập TDDC, dù biết nó đau đớn, bấp bênh và nguy hiểm? Đơn giản vì họ muốn đổi đời. Trong 10 năm thi đấu chuyên nghiệp, Cheng Fei kiếm được gần 2 triệu USD - bằng mức thu nhập của bố mẹ cô trong... 150 năm. Tuy nhiên, rất ít người có thể thoát nghèo bằng cách đó.

Trả tiền để con bị hành xác
Các trung tâm đào tạo VĐV TDDC nhí ở Trung Quốc thu học phí trung bình 2.500-3.000 tệ (8-10 triệu đồng) mỗi tháng. Khổ nỗi, cơ sở vật chất tại những trung tâm này nhìn chung khá thô sơ. Chế độ dinh dưỡng cũng cực kỳ ngặt nghèo, khi các cháu bé cũng ăn uống rất đạm bạc để giữ dáng.

Di chứng khôn lường hậu giải nghệ 
Một VĐV TDDC phải đối mặt với rất nhiều hệ lụy sức khỏe sau giải nghệ. Trong đó, hai căn bệnh phổ biến khi có tuổi là viêm xương khớp và rối loạn nội tiết. Gần như tất cả đều đối diện với vết đau kinh niên ở cổ tay, vai, đầu gối và đặc biệt là lưng. Nhiều nữ VĐV còn được khuyên không nên mang thai bởi ảnh hưởng tới cột sống và lưng, có nguy cơ dẫn tới liệt nửa người. 

Mặt khác, việc tập luyện ở cường độ quá cao khiến các VĐV (cả nam và nữ) dậy thì muộn, trường hợp nặng nhất từng được ghi nhận là phải can thiệp bằng thuốc thì cơ thể mới “trưởng thành” ở tuổi 21. Rất nhiều nữ VĐV không thể sinh con do rối loạn hooc-môn. 

Scandal chấn động làng TDDC Mỹ 

Tháng 1/2018, Larry Nassar - vốn là bác sỹ đội tuyển TDDC Mỹ bị cáo buộc lạm dụng tình dục hơn 300 phụ nữ, quá nửa trong số đó là những nữ VĐV theo tập môn thể thao này ở các lứa tuổi khác nhau của Mỹ. Đại học bang Michigan, đơn vị Nassar tham gia giảng dạy đã chỉ trả 500 triệu USD tiền bồi thương cho các nạn nhân. Bản thân Nassar nhận án tù lên tới… 175 năm.

Nước mắt nhà vô địch SEA Games 

Giống như bao VĐV khác trên thế giới, thành công của nhiều cô gái, chàng trai vàng trong làng TDDC Việt Nam đã phải đánh đổi bằng nước mắt, đau đơn và cả thanh xuân. Điển hình là Phan Thị Hà Thanh, chấp nhận giải nghệ tuổi 25 (năm 2017) khi cái đầu gối đau tới mức chạy nhẹ cũng thấy nhói, tập quá sức chút là tràn dịch. Sau SEA Games 28, Hà Thanh chia sẻ đã đến lúc từ bỏ để chuẩn bị cho tương lai.

Olga Korbut, người mở đường cho thời đại mới 

Tại Olympic Munich 1972, nữ VĐV Olga Korbut - bấy giờ mới 17 tuổi trở thành hiện tượng của làng TDDC thế giới khi giành 3 HCV trong lần đầu tham dự một kỳ Thế vận hội. Sự kiện đó cũng mở ra thời kỳ mới của TDDC, thống trị bởi những nữ VĐV trẻ tuổi. Trước đó, các nhà vô địch thế vận hội như Vera Caslavska hay Larisa Latynina đều chỉ bước lên đỉnh cao khi đã bước qua tuổi 20. 

Đón đọc Đặc san EURO 2024 DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM.
Với 116 trang, thiết kế sang trọng, in 4 màu CHẤT LƯỢNG CAO.

  • Tất cả thông tin bạn đọc cần biết về EURO 2024.
  • Những nội dung đặc sắc, bài viết độc quyền của nhà báo thường trú tại châu Âu và các cây viết thể thao hàng đầu ở Việt Nam.
  • ĐẶC BIỆT: Tặng kèm Lịch thi đấu EURO 2024 khổ lớn.
  • Giá: 98.000 đồng.

ĐẶT MUA NGAY
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
36
+60
83
2
35
+54
82
3
36
+43
78
4
36
+20
67
5
35
+11
60
6
35
+11
54
7
35
-3
54
8
34
+19
53
9
36
-14
49
10
36
-11
48
11
35
-4
47
12
36
-11
46
13
35
-4
43
14
36
-9
41
15
35
-7
35
16
35
-11
32
17
35
-20
26
18
35
-30
25
19
35
-32
24
20
35
-62
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x