Trải nghiệm hệ thống metro đầy khoa học tại Moscow

HUY HIẾU (từ Moscow, Nga)
Từ 06:48 ngày 05-07-2018
Từ lâu, hệ thống metro tại Moscow được đánh giá vào loại khoa học và tiện lợi nhất thế giới. Dĩ nhiên, nó cũng có những nhược điểm nhất định, nhưng về cơ bản rất dễ hiểu với mọi người, kể cả người không biết tiếng Nga.

Metro vừa rẻ, vừa tiện dụng
Metro là giải pháp chống nạn tắc đường ở nhiều thành phố lớn trên thế giới. Kẹt xe tại Hà Nội hay TP.HCM đã là điều bất tiện, nhưng ở Moscow thì không khác gì thảm họa. Ví dụ nếu muốn đến sân bay, bạn có thể phải khởi hành từ trung tâm Moscow trước giờ bay 5-6 tiếng, để tránh kẹt xe. 

Vì thế, phần đông người dân Moscow và khách thập phương lựa chọn metro. Khi còn ở Việt Nam, nhiều người từng có kinh nghiệm ở Nga đã dặn tôi khi đến Moscow, một trong những việc phải làm đầu tiên chính là tìm hiểu hệ thống metro tại đây. 

Hệ thống metro tại Moscow có 15 trục đường được đánh số từ 1 đến 15 với các màu khác nhau trên bản đồ. Rất dễ dàng để tìm đường nếu biết chỗ mình muốn đến gần bến metro nào. Đây cũng là cách cơ bản để người Moscow tự định vị giữa một thành phố quá rộng lớn. Giá vé tháng 2.075 rúp, chỉ khoảng 750 ngàn đồng để trải nghiệm một cách không giới hạn hệ thống metro tại Moscow. 

Ở Nizhny Novgorod, hệ thống metro chỉ bằng khoảng… 1/15 lần so với Moscow rộng lớn. Kiến trúc ở đây không độc đáo bằng, có người soát vé thay vì cửa soát vé tự động, nhưng cũng rất tiện lợi để đến được SVĐ và khám phá thành phố.


Không biết tiếng Nga cũng OK!
Những phóng viên được cấp thẻ tác nghiệp tại World Cup 2018 được phát 1 chiếc thẻ để di chuyển miễn phí trên mọi phương tiện công cộng, bao gồm metro. Tôi không cần xếp hàng mua vé ở Moscow, chỉ cần lấy thẻ đặt vào ô cảm ứng, cửa sẽ tự động mở. 

Khi xuống bến metro, đầu tiên cần biết là ga đến, vì nó quyết định bạn phải rẽ trái hay rẽ phải để đi chiều nào. Do ở mọi ga metro đều có hướng dẫn, nên việc này rất dễ dàng. Nếu không biết tiếng Nga, bạn cũng có thể… đoán dựa trên cách viết địa danh theo hệ thống chữ cái ABC.

Điều khó nhất chính là khi phải chuyển trục đường, nhìn trên bản đồ là nơi giao cắt giữa 2 đường khác màu. Một số ga metro có 2 trục đường đi qua, chỉ cần đi theo bảng chỉ dẫn bên trong đường hầm. Nhưng một số điểm giao cắt lại có 2-3 ga metro khác hẳn nhau, khi xuống ga này bạn phải ngoi lên mặt đất để tìm đường sang ga còn lại. Cũng có thể đi theo dòng người di chuyển, chừng nào đến nơi có chữ M màu đỏ tức là ga còn lại, thường các ga metro ở điểm giao cắt này chỉ cách nhau tối đa 200m.

Không ít người cao niên, người Nga và kể cả người gốc Việt đã về hưu, thường xuống metro đi lòng vòng cả ngày. Một số ga metro ở đây quá đẹp, nếu vắng người, bạn hoàn toàn có thể tưởng rằng mình đang lạc vào một lâu đài hay cung điện cổ nào đó. Vào mùa Hè, ga tàu điện ngầm là nơi lý tưởng để… tránh nóng.

Đi metro là trải nghiệm đáng nhớ với chúng tôi trong dịp sang Nga tác nghiệp World Cup. Tạo điều kiện đi lại thuận tiện cho CĐV cũng là một thành công rực rỡ của nước chủ nhà VCK World Cup 2018
Nguồn: Bongdaplus
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

Việt Nam
Philippines
Indonesia
Iraq
Indonesia
Philippines
Iraq
Việt Nam
Bảng xếp hạng
  • A
  • B
  • C
  • D
  • E
  • F
  • G
  • H
Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng đá

Tổng Biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó tổng Biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
Địa chỉ liên hệ
Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: (84.24)35541188 - (84.24)35541199
Fax: (84.24)35539898
Email: toasoan@bongdaplus.vn
 

x