Cầu thủ M.U bị nhiễm lòng tham của nhà Glazer

Kỳ Lâm
18:05 ngày 09-10-2019
Sự suy thoái về thành tích bóng đá của Man United trong những năm gần đây thường được giải thích bởi những lý do như chuyển nhượng sai lầm, độ chịu chi kém, triết lý bóng đá của các HLV không phù hợp… Nhưng không, chưa ai nhìn thấy nguyên nhân chính: Đã từ lâu Man United không còn là một đội bóng, mà đã biến thành một công ty kinh doanh.

Sự sụp đổ kinh hoàng của Man United phải bắt nguồn từ một nguyên nhân mang tính vĩ mô. Đó là sự biến đổi thành một điểm giao dịch tài chính, nơi mà những cầu thủ ký hợp đồng không phải vì họ yêu bóng đá, mến mộ CLB này hay triết lý bóng đá của Quỷ Đỏ. Họ đến chỉ vì những phần thưởng hậu hĩnh như mức lương thưởng.

Khi nhà Glazer chiếm quyền sở hữu Man United vào năm 2005, họ đã nói rõ rằng mình ở đó là để kiếm tiền. Họ đã gán khoản nợ dùng để mua CLB thành món nợ của CLB, và bắt đầu dùng đầu óc kinh doanh để bắt Man United đẻ ra tiền, mà kết quả kinh doanh được thể hiện qua các bản cáo bạch tài chính hả hê, bất chấp sự căm thù của NHM. 

Ed Woodward, phó chủ tịch điều hành, là người đàn ông hoàn hảo để thực hiện tầm nhìn của nhà Glazer. Ông ta là một nhân viên bán hàng mẫn cán và giỏi giang để quản lý việc kinh doanh, tìm kiếm các đối tác chính thức, cho dù là các công ty mì gói, sơn, hoặc vận chuyển. CLB gần đây đã công bố doanh thu 627 triệu bảng.

Dưới thời Sir Alex Ferguson, thể chế bóc lột sặc mùi tiền này đã bị che chắn khỏi tầm ảnh hưởng đến các cầu thủ. Sir Alex đã nhân cách hóa triết lý bóng đá của Quỷ Đỏ, tạo nên một quyền lực sân cỏ dựa trên tinh thần tấn công cống hiến, được kết nối mạnh mẽ với NHM và lịch sử của đội bóng. Thế hệ 1992 có mối liên hệ chặt chẽ với thế hệ của thảm họa hàng không Munich năm 1958 và sự trỗi dậy sau đó.

Những thế hệ cầu thủ thời Sir Alex được trả công xứng đáng để chắc chắn gắn được linh hồn của họ vào linh hồn Quỷ Đỏ. Cầu thủ nào cũng muốn được thi đấu cho M.U vì sự tự hào, tình yêu và niềm kiêu hãnh. Như David Beckham đã nói: "Cảm giác như thể chúng ta đang viết chương mới nhất của một cuốn truyện tuyệt vời nhất". Còn Paul Scholes khẳng định: "Đối với tôi, M.U còn hơn cả một CLB bóng đá".

Bạn có thể tưởng tượng ai đó sẽ nói gì về Man United của ngày hôm nay không? Sự ra đi của Sir Alex năm 2013 đã để lại một khoảng trống mênh mông về giá trị tinh thần. Điều này đã xảy ra trong nhiều tổ chức khi một nhân vật lãnh đạo rời đi, và đó là lý do tại sao phương án kế nhiệm ẩn chứa nhiều rủi ro và nguy hiểm.

Tuy nhiên, khó khăn này đã được giải quyết đối với trường hợp của Man United, bởi thực tế, khoảng trống đó đã được lấp đầy bởi tầm nhìn mới của nhà Glazer. Nhưng liệu tầm nhìn mang tính tiền bạc này có thực sự tạo ra sự khác biệt cho cầu thủ và các thành viên của CLB? Nó có ảnh hưởng đến cách đào tạo cầu thủ và HLV? 

Câu trả lời là có. Sự thẩm thấu từ phòng họp đến sân tập có thể phức tạp nhưng không thể phủ nhận nó. Mất một HLV như Ferguson cũng như Trung Quốc mất Vạn Lý Trường Thành ngăn quân Hung Nô vậy. Ngày nay, việc theo đuổi lợi nhuận của nhà Glazer đang che khuất khát vọng của những cầu thủ trẻ muốn thi đấu và viết nên chương sử mới.

Khi nhìn vào Man United, bạn có thấy những cầu thủ có trái tim và khối óc gắn kết với CLB không? Bạn có thấy những cầu thủ khoác áo đỏ với niềm tự hào không? Hay bạn chỉ thấy những cầu thủ phản ánh đúng chân dung ông chủ tham lam của mình? Alexis Sanchez bỏ túi sự giàu có và nhàn hạ; Pogba thi đấu nhàn tản, không hề bộc lộ nỗ lực chiến đấu để đoạt cúp. Và ai có thể đổ lỗi cho họ?

Tiền không phải là một thứ xấu nhưng nó thật nguy hiểm về mặt văn hóa khi trở thành đích đến tối thượng. Ngày xưa, Man United là một đội bóng thèm khát và theo đuổi vinh quang, tiền hay các giải thưởng chỉ là phần thưởng phụ. Bây giờ, Man United là một tổ chức được xây dựng để theo đuổi tiền bạc, còn vinh quang bị bỏ xó.

Đến một lúc nào đó, CLB chắc chắn sẽ đạt đến điểm bùng phát. Những màn trình diễn nhạt nhẽo, những thất bại, những đầu óc không để tâm đến kết quả trận đấu sẽ khiến họ không đủ tư cách tham gia các giải đấu lớn và hệ quả là sự sụt giảm thương hiệu và tài chính.

Các thương hiệu lớn sẽ không bao giờ tài trợ cho một CLB đã từng rất huy hoàng trong quá khứ nhưng đang hèn kém ở hiện tại. Vào thời điểm đó, những đứa con nhà Glazer sẽ phải đối mặt với làn sóng tẩy chay và cuốn xéo khỏi CLB, không quên mang theo Woodward. Khi đó, Man United có thể có cơ hội để xây dựng lại văn hóa của mình.

Còn bây giờ, nhà Glazer sẽ làm gì tiếp theo? Theo giả thuyết, chúng ta có thể tưởng tượng Woodward thổi phồng lợi nhuận tài chính của tổ chức lớn này bằng cách đảo doanh thu thành nợ và tiền trả nợ như cách mà nhà Glazer từng làm. Với một vài chiêu trò phù thủy tài chính, ông ta thậm chí có thể tăng gấp đôi lương của các cầu thủ.

Điều này sẽ tạo ra một bảng cân đối mạ vàng, nhưng nó cũng sẽ gây nguy hiểm cho chính những phẩm chất đã làm nên thương hiệu Quỷ Đỏ. Một tổ chức được xây dựng dựa trên danh dự, niềm tự hào và lịch sử sẽ bị hủy hoại dưới thời các nhà lãnh đạo bị ám ảnh bởi tiền.

Điều này đang khiến Man United thấy mình ở một hố sâu. Và có lẽ nỗi lo lắng lớn nhất của NHM là nhà Glazer và Woodward dường như chỉ biết một điều duy nhất: làm thế nào để tiếp tục đào mỏ.

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
28
+46
64
2
28
+39
64
3
27
+34
60
4
29
+18
56
5
28
+17
53
6
28
0
47
7
29
-4
44
8
28
+6
42
9
28
-2
41
10
28
+11
40
11
27
+2
39
12
29
-1
38
13
28
-11
35
14
28
-16
27
15
28
-12
26
16
29
-18
22
17
28
-10
21
18
29
-16
21
19
29
-34
17
20
28
-49
15

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x