Bí ẩn lễ hội “Linh tinh tình phộc”

Bảo Châu
20:30 ngày 02-02-2017
Vào dịp Xuân đến, cứ tới đêm 11, sáng 12/2 Âm lịch, tại xã Tứ Đán (Lâm Thao, Phú Thọ), sẽ diễn ra lễ hội Trò Trám, với nhiều phong tục độc đáo chưa từng thấy tại Việt Nam.
Bí ẩn lễ hội “Linh tinh tình phộc”
Trong đó, lễ Mật “Linh tinh tình phộc” được diễn ra như phần quan trọng nhất của lễ hội này. Lễ hội hấp dẫn tới nỗi có câu vè:
“Bà ẵm cháu, mẹ bồng con
Không đi Trò Trám, là buồn cả năm”.

Mưa gió cũng lặn lội đi hội
Tiết trời Xuân ở miền Bắc bao giờ cũng đi kèm mưa phùn gió bấc, rét căm căm. Thế mà đến hẹn lại lên, cứ 11/2 Âm lịch, dân làng và người dân bốn phương lại nô nức kéo về làng Trám để tham dự lễ hội phồn thực độc đáo có một không hai ở đây.


Trước khi tới lễ quan trọng, sẽ có những tập tục dân gian được tái hiện như các trò đi cày, đi cấy, câu cá, quay tơ dệt lụa, cầm lờ cầm đó đi bắt cá bắt cua, nghề mộc… Đây là các tiết mục trong trò “Tứ dân chi nghiệp” hay còn gọi là “bách nghệ khôi hài” - giống như một màn kịch dân gian vui nhộn khắc họa các nghề chính trong đời sống xã hội xưa như sỹ-công-nông-thương bằng các làn điệu dân ca độc đáo chỉ có ở Phú Thọ. 

Tương truyền, thời xưa, có bà Ngô Thị Thanh - con gái ông Ngô Quang Điện, người được dân làng Tứ Xã tôn làm Thành hoàng làng, bà cũng là người có công đức dạy dân cách trồng lúa, dệt vải, quay tơ, dạy học. Để tưởng nhớ công đức của bà, người đời sau đã tổ chức trò “Tứ dân chi nghiệp” để tái hiện cộng đồng làng xã khi xưa. Điều đặc biệt, là những câu hát cổ, câu hò vè rất đậm chất dân dã, giễu cợt nhưng hài hước, vui vẻ mà thâm sâu, bình dân hóa tất cả những vấn đề trong cuộc sống chỉ cốt lấy tiếng cười sảng khoái của người dân sau một ngày lao động vất vả. Chẳng hạn như:
“Người ta câu diếc câu rô
Tôi nay câu lấy một cô không chồng
Có chồng thì thả mồi ra
Chưa chồng thì cặp thì tha lấy mồi”.

“Linh tinh tình phộc” hay lễ hội “Nõ-Nường”?
Càng về đêm, tiếng hát câu hò càng say mê, nóng bỏng. Đi cùng lời nhạc là những tiếng “Phinh phình phịch, phịch phình phinh”, rất gợi… hình! Nhưng chưa hết, dân làng đang háo hức mong ngóng chờ đợi phần lễ Mật - vốn là phần lễ chính được chờ đợi nhất. Thời gian diễn ra Lễ Mật cũng thử thách người tham dự, phải đúng 12h đêm lễ mới chính thức bắt đầu, đây cũng được coi là giờ thiêng đánh dấu khoảnh khắc của ngày và đêm, phút giao thoa của trời và đất. 


Gọi là Lễ Mật, bởi trước kia, phần lễ này được diễn ra rất kín đáo, trong miếu, trước ban thờ Thần và không phải ai cũng được phép xem. Lễ Mật “Linh tinh tình phộc” hay còn gọi là lễ “Nõ-nường”, lễ “Đụ-đị”  bởi linh vật ở đây chính là cặp sinh thực khí biểu tượng bộ phận sinh dục nam và nữ. 

Gần 12h đêm, cụ thủ từ Nguyễn Thành Ngữ đồng thời là chủ Lễ Mật, tung đồng âm dương xin Thành Hoàng làng và các quan cho phép rước linh vật xuống để thực hiện nghi thức Lễ Mật. Rồi rất cẩn trọng, cụ từ lấy ra cặp sinh thực khí bằng gỗ sơn màu đỏ được cất rất cẩn thận trong chiếc hộp đỏ để phía trên bàn thờ. Lúc này, không khí ở miếu như muốn sập bởi dân làng xô đẩy chen nhau cố nhìn tận mắt hai vật thiêng. Bởi giây phút này qua rất nhanh và là khoảnh khắc thiêng liên nhất và ai nhìn thấy sẽ gặp may mắn cả năm. Trước khi diễn ra nghi thức hòa hợp âm dương, cụ thủ từ hát ê a bài dân ca cổ: “Mở hồ tích thủy phường còn giàu to. Nước thượng luôn chảy ven gò. Ngã ba cửa miếu rộng to muôn phần. Nối ngọn nước gần gần chảy thấp, dồn dập phong ba. Bến ven hồ, dồn dập phong ba, sánh sao thắng cảnh vùng ta. Thiên miếu thì để ngôi là dòng sinh. Đôi ngọn nước giao tình…”


Càng tới giờ phút thiêng liêng, sự hồi hộp càng tăng lên. Đèn chuẩn bị tắt, bởi nghi thức này buộc phải diễn ra trong bóng tối. Đèn tắt. Cụ thủ từ mở chiếc hộp đỏ bí ẩn. Vô số người háo hức ngóng xem. Cụ thủ từ bắt đầu cầm cái nõ, đại diện cho bộ phận sinh dục nam, làm bằng gỗ to như cái dùi, sơn đỏ, đưa cho người con trai cởi trần, đóng khố. 

Sau đó cụ cầm cái nường, đại diện cho bộ phận sinh dục nữ, khoét to, đỏ chót, to như cái quạt, đưa cho người con gái mặc áo tứ thân đứng đối diện với người con trai. Đây vốn là một cặp vợ chồng đã được tuyển chọn rất kỹ trong làng. 


Trong bóng đêm, tiếng cụ Từ hô to ba lần: “Linh tinh tình phộc”. Đôi nam nữ cầm nõ và nường đâm vào nhau “phộc + phộc + phộc” ba cái trúng phóc, chính xác, mạnh mẽ, khiến người xem vô cùng thỏa mãn, sung sướng. Theo quan niệm dân gian, nếu cả ba cái đều trúng phóc, thì năm ấy, nam nữ giao hòa, mùa màng tốt tươi, người và vật sinh sôi nảy nở, làm ăn thuận buồm xuôi gió.

Sau phút hòa hợp thiêng liêng ấy, cụ từ lại cất hai vật thiêng lên nóc miếu và khóa cẩn thận. Sau phút tình phộc ấy, hàng trăm thanh niên hô to: “Tháo khoán, tháo khoán”. Mọi người hò reo, vui mừng, và cùng quây quần uống rượu bên mâm lộc thánh vừa được chia. Còn trước kia, sau lễ “linh tinh tình phộc”, nam nữ trong làng có thể tự do yêu nhau, đứa con nào mà sinh ra từ đêm này, có thể được coi là đứa trẻ may mắn. 

Vượt qua sự dung tục tầm thường, lễ hội này mang đậm tính nhân văn, là nghi lễ cầu chúc cho sự sinh sôi, nảy nở. Chẳng thế mà câu ca dao vẫn mãi lưu truyền: “Trò Trám vào đám mười hai/ Chẳng xem Trò Trám cũng hoài mất xuân”.  

Trong bóng đêm, tiếng cụ Từ hô to ba lần: “Linh tinh tình phộc”. Đôi nam nữ cầm nõ và nường đâm vào nhau “phộc + phộc + phộc” ba cái trúng phóc, chính xác, mạnh mẽ, khiến người xem vô cùng thỏa mãn, sung sướng. 

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
28
+46
64
2
28
+39
64
3
27
+34
60
4
29
+18
56
5
28
+17
53
6
28
0
47
7
29
-4
44
8
28
+6
42
9
28
-2
41
10
28
+11
40
11
27
+2
39
12
29
-1
38
13
28
-11
35
14
28
-16
27
15
28
-12
26
16
29
-18
22
17
28
-10
21
18
29
-16
21
19
29
-34
17
20
28
-49
15

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x