“Con cáo sa mạc” Younis Madmoud: Tượng đài của “Sư tử vùng Mesopotamia”

Phương Loan
07:51 ngày 04-10-2015
Đội trưởng ĐT Iraq từng làm nên nhiều kỳ tích cho quê hương ở những giải đấu lớn. Anh cũng lọt vào danh sách 50 người đề cử cho Quả Bóng Vàng FIFA năm 2007, nhưng còn đáng ngưỡng mộ hơn, Younis Mahmoud làm điều đó bất chấp những đe dọa bắt cóc, ám sát và những đau thương ở đất nước đang bị tàn phá bởi chiến tranh của anh.
“Con cáo sa mạc” Younis Madmoud: Tượng đài của “Sư tử vùng Mesopotamia”
KỲ TÍCH ĐẶC BIỆT
Cuối năm 2007, khi Ricardo Izecson dos Santos Leite, tức Kaka, bước lên bục cao nhất ở Zurich, Thụy Sỹ để nhận Quả Bóng Vàng, vẫn có nhiều người không đồng ý. Kaka quả là cầu thủ hay nhất thế giới năm đó sau khi đưa Milan tới chức vô địch Champions League. Nhưng siêu sao người Brazil sẽ chơi ra sao nếu như liên tục phải đối mặt với mối đe dọa bị bắt cóc và sát hại, nếu bạo lực sắc tộc và tôn giáo nhắm thẳng vào gia đình anh, nếu đất nước anh chìm trong khói lửa và với áp lực rằng chiếc băng đội trưởng ĐTQG khiến anh là hy vọng đoàn kết duy nhất còn lại của cả một dân tộc?

Younis Mahmoud, đội trưởng ĐT Iraq đã vượt qua tất cả những rào cản đó để tỏa sáng đều đặn trong màu áo “Những con sư tử vùng Mesopotamia”. Mahmoud đã không vào được danh sách chung khảo năm 2007, nhưng anh vẫn là người có sự nghiệp bóng đá hiển hách nhất lịch sử Iraq với các chức VĐQG ở Iraq và Qatar, 2 chức vô địch Tây Á và đỉnh cao là Asian Cup 2007.

Danh sách năm 2007 đó cũng rất đặc biệt, khi cả 49/50 cầu thủ vào chung khảo đều đang chơi bóng ở châu Âu, và sự có mặt của Mahmoud mang tới một hình ảnh hoàn toàn khác lạ. Biệt danh “Con cáo sa mạc”, anh lúc đó đang khoác áo CLB Qatar Al Gharafa và đề cử cho anh không liên quan nhiều tới thành tích của Mahmoud ở các khán đài gần như trống không tại Doha, dù anh cũng là Vua phá lưới giải vô địch Qatar mùa đó.

Những gì mà Mahmoud làm được với ĐT Iraq mới là điều khiến anh nổi bật, ghi 55 bàn trong 142 trận khoác áo, bao gồm bàn duy nhất vào lưới Saudi Arabia ở trận chung kết Asian Cup 7 năm về trước, dẫn tới những cuộc ăn mừng thâu đêm suốt sáng từ Basra tới Baghdad, tiếng súng đã im trong Iraq những ngày đó, và không biết bao nhiêu sinh mạng đã được cứu sống.

Cho tới tận bây giờ, vì tình hình an ninh trong nước, Iraq vẫn phải lang thang khắp vùng Vịnh để đá các trận lẽ ra là “sân nhà” của họ. Trận thắng Đài Loan 5-1 mới đây diễn ra ở sân Shahid Dastgerdi ở Tehran, Iran. Trận giao hữu hồi tháng 4 với CHDC Congo (thắng 1-0) là ở UAE. 

Phần lớn các cầu thủ tài năng nhất của Iraq sớm muộn đều sẽ tìm cách ra chơi bóng ở nước ngoài vì sợ hãi chiến tranh và tình trạng xung đột sắc tộc, tôn giáo gay gắt trong nước giữa những người Shia, Sunni, người Kurd, chưa kể sự bất ổn ở hầu hết các thành phố lớn vì tội phạm lan tràn (“Tôi có giá tiền chuộc ít nhất phải 5 triệu USD”, Younis từng đùa!)


“TÔI LÀ 1 NGƯỜI IRAQ”
Tuy nhiên, sau nhiều năm lưu lạc, giờ anh đã trở về. Ở tuổi 32, Younis hiện đang chơi cho CLB ở Baghdad, Al Talaba. Ngay trước Asian Cup năm 2007, một bác sĩ của đội Iraq đã thiệt mạng trong một vụ đánh bom liều chết. “Tôi nghĩ tôi đang làm công việc khó khăn nhất thế giới”, HLV người Brazil của đội khi đó, Jorvan Vieira, nói. “Tôi gặp đủ các vấn đề về xã hội, chính trị, tôn giáo”. Nhưng kỳ tích năm 2007 ở Asian Cup, giải mà Younis ghi 4/7 bàn cho Iraq, đã làm thay đổi cái nhìn của chính những người như Vieira, để bóng đá có thể mang tới một hy vọng dù chỉ là le lói cho Iraq.

Younis đã tận dụng chiến thắng đó để nêu ra một tuyên bố chính trị với hy vọng giúp đất nước của mình tiến lên. “Tôi muốn người Mỹ biến đi”, anh nói với đài truyền hình Al-Jazeera ngay sau lễ trao cúp ở Indonesia. “Hôm nay, ngày mai hay ngày mốt, nhưng họ phải biến đi. Tôi ước gì người Mỹ chưa bao giờ đặt chân tới Iraq và hy vọng họ sẽ không còn ở đó nữa”.

60 người Iraq đã thiệt mạng trong lúc các chàng trai vàng của họ chiến đấu ở Đông Nam Á để đứng lên ngôi cao nhất, vì những vụ giao tranh đẫm máu và đánh bom liều chết. HLV Vieira từ chức ngay sau đó, tuyên bố làm việc tiếp sẽ khiến ông phát điên. Chính Younis cũng không thể trở về quê nhà để có một cuộc diễu hành chiến thắng với chiếc cúp, cờ hoa và một đoàn xe như mọi đội bóng vô địch bình thường khác.

Một lễ ăn mừng được bảo vệ tới tận răng khi các chính trị gia hàng đầu Iraq cũng tụ tập nhằm ăn theo hào quang của đội tuyển ở Vùng Xanh, vùng được Mỹ bảo đảm an ninh, tại Baghdad. Nhưng Younis đã từ chối tới dự buổi lễ đó. Anh thực ra cũng có nhiều lựa chọn không kém những cầu thủ đàn em giờ đang tung hoành ở châu Âu. Younis cao lớn (1,85 mét), chơi tốt cả hai chân, tốc độ và rất thông minh, một kiểu Nicolas Anelka, anh đã nhận được không ít lời chào mới từ châu Âu, cụ thể là Lens hay Lyon, nhưng đã quyết định ở lại.

“Tất nhiên, tôi muốn tới chơi bóng ở Anh”, Younis nói. “Nhưng gia đình là ưu tiên số một của tôi và nếu tôi tới châu Âu, tôi không thể mang gia đình mình theo. Ở Qatar thì không vấn đề gì, họ bao hết!”. Kết quả là giờ đã 32 tuổi, Younis nói chung chỉ chơi ở các giải dưới trình độ của anh, nhưng đồng thời, điều đó giúp anh trở thành một tượng đài không thể tranh cãi trong lòng người dân Iraq.

“Tôi là ai không quan tọng”, anh nói khi được hỏi anh thuộc sắc dân và tôn giáo nào của Iraq. “Trên hết, tôi là một người Iraq”.

CON SỐ
2 Younis đã ghi 2 bàn trong 2 trận gặp Đài Loan và Thái Lan cho Iraq ở vòng loại World Cup lần này.
4 Younis là cầu thủ duy nhất tới nay đã ghi bàn ở 4 kỳ Asian Cup (2004, 2007, 2011 và 2015).
6 Younis ghi 6 bàn trong trận Al Khor thắng Al Shamal 8-0 ở giải vô địch Qatar năm 2006, tới nay vẫn là một kỷ lục của giải này.
55 Với 55 bàn ghi được, Younis xếp thứ 3 trong danh sách những tay săn bàn mọi thời của ĐT Iraq, còn kém người xếp thứ hai Ahmed Radhi (62) và thứ nhất Hussein Saeed (78) lần lượt 7 và 23 bàn. Nhưng Younis là người duy nhất còn chơi bóng trong Top 10 và ở tuổi 32, anh vẫn còn có thể cống hiến thêm ít ra là 2-3 năm nữa.
142 Với 142 trận khoác áo, Younis hiện là cầu thủ có số trận chơi cho ĐTQG nhiều nhất trong lịch sử bóng đá Iraq và là người duy nhất còn chơi bóng có trên 110 trận.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
33
+48
76
3
35
+41
75
4
35
+21
67
5
32
+16
60
6
34
+1
54
7
34
+19
53
8
35
-9
49
9
33
+4
48
10
35
-7
46
11
34
-11
45
12
33
-2
44
13
35
-4
43
14
35
-13
38
15
35
-7
35
16
35
-11
32
17
34
-18
26
18
35
-30
25
19
35
-32
24
20
35
-62
17
  • Thủ môn Trần Anh Đức (Hà Nội T&T) - Người sinh ra đã có “gen gác đền” Thủ môn Trần Anh Đức (Hà Nội T&T) - Người sinh ra đã có “gen gác đền”

    Sau kỳ chuyển nhượng giữa mùa giải 2015, trong thành phần nhân sự của HN.T&T bất ngờ có sự xuất hiện của thủ thành Trần Anh Đức – người sinh ra trong gia đình nổi tiếng với 3 thế hệ “gác đền” cho các ĐTQG. Vừa gia nhập đội bóng Thủ đô, Anh Đức đã chiếm luôn suất bắt chính của đàn anh Dương Hồng Sơn và cùng HN.T&T giành 7 chiến thắng liên tiếp!

  • Những lần thay người làm thay đổi cục diện Những lần thay người làm thay đổi cục diện

    Kể cả ở những nơi tưởng như đã là hàng đầu về tính chuyên nghiệp, vẫn xảy ra chuyện không thể ngờ tới: phải rời sân vì không có áo thi đấu.

  • Qua nửa thế kỷ, luật thay người vẫn chưa hoàn hảo Qua nửa thế kỷ, luật thay người vẫn chưa hoàn hảo

    Một cột mốc đáng nhớ vừa trôi qua trên quê hương bóng đá: đúng 50 năm kể từ khi Keith Peacock trở thành cầu thủ đầu tiên được vào sân thay người trên sân cỏ Anh. Hơn nửa thế kỷ trước đây, bóng đá là... như thế nào, khi mà các đội chưa được thay người? Một câu hỏi khác: luật thay người trong bóng đá hiện tại đã hoàn hảo hay chưa?

  • Nguyễn Minh Phương: “Dừng bước cho đàn em có chỗ chơi” Nguyễn Minh Phương: “Dừng bước cho đàn em có chỗ chơi”

    Chia tay sân cỏ, Minh Phương thấy nhớ và tiếc. Tuy nhiên, anh không hề hối hận với quyết định trên. Trong cuộc trò chuyện với phóng viên Bóng đá & Cuộc sống, cựu tuyển thủ Việt Nam cho biết, nếu cố anh có thể chơi thêm vài mùa nữa nhưng muốn dừng lại để đàn em, những cầu thủ trẻ có đất để chơi, để trưởng thành.

  • Tiền vệ Nguyễn Minh Phương giải nghệ - Tạm biệt ngôi sao thầm lặng Tiền vệ Nguyễn Minh Phương giải nghệ - Tạm biệt ngôi sao thầm lặng

    Hiếm ai có bảng thành tích khủng như Minh Phương. Vô địch AFF Suzuki Cup 2008 - danh hiệu cao nhất và duy nhất của bóng đá Việt Nam ở cấp độ ĐTQG tính đến lúc này; cùng 3 đội bóng khác nhau đăng quang tại V.League. Dù ở đội bóng nào, tiền vệ sinh năm 1980 cũng được nhận vô khối lời khen về tài năng chơi bóng.

  • Bóng đá học đường TP.HCM: Giải bài toán căn cơ Bóng đá học đường TP.HCM: Giải bài toán căn cơ

    TP.HCM đã bắt đầu Chương trình bóng đá học đường từ năm học 2014 - 2015 với 84 trường tiểu học trên địa bàn TP.HCM. Bắt đầu từ bóng đá học đường, bóng đá Nhật Bản đã vươn lên một cách mạnh mẽ để trở thành đội bóng hàng đầu châu lục và khẳng định chỗ đứng trong bản đồ thế giới.

  • Tự truyện 'Vượt qua giới hạn' của Luis Suarez (Kỳ 15): Cuộc chiến của... những bà mẹ Tự truyện 'Vượt qua giới hạn' của Luis Suarez (Kỳ 15): Cuộc chiến của... những bà mẹ

    Mùa giải 2013/14 đã trôi qua theo đúng kiểu mà chúng tôi mơ ước. Sáng ngày Chủ Nhật trọng đại của tháng 4, tôi đi dạo và nhìn vào đồng hồ. Không còn lâu nữa...

  • Phục hưng bóng đá TP.Hồ Chí Minh: Dấu chấm hỏi cho Học viện NutiFood HA.GL Arsenal-JMG? Phục hưng bóng đá TP.Hồ Chí Minh: Dấu chấm hỏi cho Học viện NutiFood HA.GL Arsenal-JMG?

    Không như kế hoạch ban đầu, Học viện NutiFood HA.GL Arsenal – JMG vốn được kỳ vọng khơi gợi sự phục hưng cho bóng đá TP.HCM bỗng nhiên trầm lắng đến lạ kỳ. 10 học viên mà lò này đã tuyển được đang ăn ở trong biệt thự của ông chủ NutiFood, còn tập luyện thì lấy sân trung tâm Phú Thọ (Q.10, TP.HCM) làm tạm thời.

  • Tìm bạn đồng hành chống Real – Barca Tìm bạn đồng hành chống Real – Barca

    Mùa trước, chỉ có Atletico Madrid đủ sức cạnh tranh đến cùng ngôi vô địch La Liga với “song mã” Real Madrid và Barcelona. Nhưng giờ thì thầy trò HLV Diego Simeone đã có thêm bạn đồng hành mang tên Villarreal. Cuối tuần này, Atletico sẽ đại chiến “tàu ngầm vàng” Villarreal để xem, ai xứng đáng trở thành đối trọng thực sự của Real và Barca...

  • Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh 'lên đỉnh' bằng súng đi mượn Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh 'lên đỉnh' bằng súng đi mượn

    Tại Cúp thế giới mới đây trên đất Đức, xạ thủ số 1 - Đại tá quân đội đã xuất sắc giành 1 tấm HCB nội dung 50m súng ngắn bắn chậm bằng khẩu súng… đi mượn vào phút chót. Do việc gửi lô súng đạn kèm theo bị trục trặc nên Xuân Vinh tưởng như phải chấp nhận bỏ cuộc, rồi thành công ngoạn mục nhờ vào một quyết định mạo hiểm tự đi mượn súng, mua đạn.

  • SLNA không dung túng cho cầu thủ đá láo SLNA không dung túng cho cầu thủ đá láo

    Sau vụ Quế Ngọc Hải vào bóng thô bạo khiến Anh Khoa (SHB Đà Nẵng) bị chấn thương nặng, ông Nguyễn Hồng Thanh, Chủ tịch CLB SLNA đã có cuộc trao đổi với PV Bóng đá & Cuộc sống.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x