HẬU TRƯỜNG CỦA TRẬN ĐẤU SIÊU ĐỈNH CAO

El Clasico: Thảm kịch làm thay đổi cuộc chiến

Minh Kiệt
15:38 ngày 26-10-2013
Đã nói đến El Clasico, dứt khoát phải nói về trận đấu tại bán kết lượt về Cúp Tổng Tư Lệnh (Cup’s General, tiền thân của Cúp Nhà Vua).
El Clasico: Thảm kịch làm thay đổi cuộc chiến
Phải nói bởi tỷ số kinh hoàng 11-1 của nó là đậm nhất trong lịch sử các trận El Clasico. Phải nói vì nó chính là trận đấu làm thay đổi hoàn toàn cách nhìn của hai bên về El Clasico. Trước đó họ chỉ mới ghét, sau trận ấy thì chuyển thành căm hờn, thù hận.

“CÂM MỒM, KHÔNG ÔNG SẼ BỊ BẮT”
Cúp Tổng Tư Lệnh mùa bóng 1942/43 khi ấy đã đến vòng bán kết. ĐKVĐ Barcelona chạm trán Real. Trận lượt đi kết thúc với tỷ số 3-0 nghiêng về Barca, phản ánh đúng thực lực của 2 đội lúc bấy giờ. Trận lượt về diễn ra vào ngày 13/6/1943 và đấy thật sự là một chiến trường mà Barca biết họ không cách nào thắng nổi. 

Trước trận đấu, một viên tướng của Franco vào tận phòng thay đồ của Barca mà ra những chỉ thị “liệu mà đá cho đàng hoàng”. Đại ý của nhân vật này: nhờ sự rộng lượng của Tổng tư lệnh Franco mà tất cả vẫn còn sống sót. Vậy thì có ngon đánh bại đội bóng của ngài đi rồi đấy sẽ là trận đấu cuối cùng của tất cả.

Cựu tiền vệ Barca Josep Valle kể lại: “5 phút trước khi trận đấu bắt đầu, vòng cấm địa của Barca toàn là tiền xu, những đồng xu có đường kính 5 và 10 centimet có thể gây chấn thương nếu được ném từ trên cao xuống. Thủ môn Lluis Miro không dám bước ra khỏi đường biên ngang để nhặt bóng vì chỉ cần bước qua đó thì rơi vào tầm ném của các Madridistas , vốn đang cầm gạch đá sẵn trên tay. 

Một chiếc chai vụt qua người tiền vệ Sospedra khi ông đến thực hiện một quả phạt góc. Cái chai ấy mà trúng người thì cầu thủ này không chết cũng bị thương nặng. Tất cả đều đã được BTC sân cho qua. Thậm chí họ còn phát cho mỗi CĐV Real vào sân một chiếc còi. Cứ cầu thủ Barca có bóng thì cả sân cùng thổi để trấn áp tinh thần đối thủ.

Angel Mur, khi ấy làm nhân viên mát xa tại Barca, cho biết khi ông tiến đến chỗ ngồi của mình, một vị cảnh sát đã đến và nói vào tai ông: “Trận này bọn mày sẽ thua”. Một sĩ quan được trang bị vũ trang khác thì chả lịch sự đến thế. Hắn gọi ông là “con chó Catalonia”. 

Khi một cầu thủ Barca ăn phải một cú đạp của cầu thủ Real, Mur nhổm dậy định vào sân chăm sóc thì tay sĩ quan ấy tiến đến ngăn lại. Chủ tịch Enrique Pineyro trên khán đài cũng bị quản thúc. Ông vừa la hét phản ứng một pha chơi xấu của Real thì được nói vào tai: “Câm mồm lại, không ông sẽ bị bắt”.

Chủ tịch Enrique Pineyro suýt bị bắt vì phản đối trận siêu kinh điển
điên rồ mùa 1942/43

CƠN UẤT HẬN TRUYỀN ĐỜI
Real vươn lên dẫn 2-0 sau nửa giờ thi đấu đầu tiên. Bàn thứ 3 của Real kéo theo 1 chiếc thẻ đỏ cho Barca. Người bị đuổi là Benito Garcia, sau ấy đã thanh minh là mình đã có một pha xoạc bóng “hoàn toàn bình thường”. Từ giây phút ấy, Real biết là mình có thể tùy nghi muốn ghi bao nhiêu bàn thì ghi. Thế là thêm các bàn lần lượt vào các phút 31, 33, 35, 39, 43 và 44, tức 6 bàn chỉ trong vỏn vẹn có 15 phút để nâng tỷ số lên 8-0, chưa kể 2 bàn khác không được công nhận vì lỗi việt vị.

Có một câu chuyện bây giờ mới kể: đó là bảng tỷ số vẫn chỉ có 5-0 sau khi Real đã lần lượt nâng tỷ số. Đấy là vì người phụ trách thay đổi bảng tỷ số chỉ đem lên đến con số 5 mà thôi. Thế là sau bàn nâng tỷ số lên 6-0, người ấy phải trèo xuống, chạy vào nhà kho và lấy ra những con số mới rồi leo thang ngược lên treo.

Giữa giờ nghỉ, Barca quyết không vào sân trở lại nữa. Sau này, chính cầu thủ Josep Valle đã kể lại trong một cuộc trả lời phỏng vấn cho tờ La Vanguardia: “Một tên lính phát xít đã bước vào trong phòng thay quần áo và nhắc nhở các cầu thủ Barca về nhiệm vụ phải thi hành. Hắn đe dọa tất cả chúng tôi: liệu mà đi vào sân, không thì bọn bây sẽ đi thẳng vào nhà tù”. 

Đồng đội của Valle là Calvet đã bạo dạn hỏi tay lính ấy tại sao lại có quá ít cảnh sát trong một trận đấu và để cho các CĐV ném đủ thứ xuống sân, câu trả lời dành cho ông là: “Câm mồm, tuân lệnh, ra sân, thi đấu và... thua trận đi”.

Thế là Barca vào sân, lầm lũi thi đấu và mong cho thời gian qua đi càng nhanh càng tốt. Thêm 3 bàn để nâng tỷ số lên 11-0 cho Real trước khi Barca gỡ lại 1 bàn vào cuối trận. Tờ La Prensa sau đó đã bình luận về pha ghi bàn này như sau: “Nó như để nhắc nhở cho mọi người biết về một đội biết cách chơi bóng, nhưng nếu chiều hôm ấy bạn không thấy bóng đá thì đấy không phải là lỗi của họ”.

Người viết bài báo ấy chính là Juan Antonio Samaranch, người sau này giữ chức Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế IOC. Đấy cũng là bài báo cuối cùng của Samaranch trong suốt 10 năm sau đó. “Nếu như Barca chơi dở hoặc rất dở, tỷ số cũng không thể kinh khủng như thế” - Samaranch viết thêm - “Chỉ vì Barca đơn giản là đâu có thi đấu. Đừng cố công tìm ra tội đồ, người ấy đâu có ở trong sân”.

Quá căm phẫn, chủ tịch Barca Enrique Pineyro từ chức ngay sau trận đấu. Trận đấu ấy mãi mãi khắc vào tim các cule một vết thương. Họ luôn kể cho các thế hệ con cháu của mình về trận cầu xấu hổ ấy để chúng mãi mãi không quên Real đã giở thủ đoạn đê hèn nào để thắng mình. El Clasico  từ đó về sau đã vượt ra khỏi khuôn khổ của một trận bóng đá.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

  • Camp Nou, El Clasico, sự sống và cái chết Camp Nou, El Clasico, sự sống và cái chết

    “Khi Barca chạm trán Real, nó là cuộc chiến giữa quân phiến loạn chống lại chính quyền, là tiểu bang chống lại quốc gia, là dân chủ chống lại phát xít, là cánh tả chống cánh hữu, là kẻ chiến đấu cho tự do chống lại chế độ độc tài Franco, là kẻ bại trận trong cuộc nội chiến chống lại kẻ thắng cuộc chiến ấy và trên hết là của cái thiện chống cái ác

  • El Clasico: Khi tình yêu chuyển thành oán giận El Clasico: Khi tình yêu chuyển thành oán giận

    Đó không phải là lý do duy nhất kích động sự thù địch: Figo bị căm ghét nhất không chỉ vì anh là người giỏi nhất, mà còn vì anh… đáng tin cậy nhất. Tình yêu Barca của Figo tưởng chừng như không thể bị nghi ngờ.

  • El Clasico: Càng đối nghịch càng chung nhiều điểm El Clasico: Càng đối nghịch càng chung nhiều điểm

    Real và Barca luôn nhìn về nhau. Một cách vô tình họ bắt chước nhau và có những điểm cực kỳ tương đồng mà không biết, hoặc biết mà không chịu thừa nhận.

  • Chủ tịch Josep Sunyol I Garria: Liệt sĩ xứ Catalunya Chủ tịch Josep Sunyol I Garria: Liệt sĩ xứ Catalunya

    Có nhiều vị chủ tịch đáng gọi là vĩ đại, nhưng chủ tịch liệt sĩ thì chỉ có một. Và nhân vật ấy có một vị trí riêng biệt trong lòng các cule vì ông đã ngã xuống sau những phát đạn cay nghiệt của binh lính Franco.

  • El Clasico: Yêu cảm giác thù hận El Clasico: Yêu cảm giác thù hận

    Chả ai thích giữ cảm giác thù hận cho mệt mỏi cả. Nhưng với fan của Real hay Barca, yêu CLB của mình cũng đồng nghĩa với việc phải thù ghét đội bóng kia. Nếu đã là một cule, bạn dứt khoát phải là một anti-madridista và ngược lại.

  • Tata và Ance cũng mê Facebook? Tata và Ance cũng mê Facebook?

    Nếu như HLV Alex Ferguson ghét MXH thì cả hai nhà cầm quân Gerardo “Tata” Martino của Barcelona và Carlos Ancelotti của Real Madrid lại mê và dành nhiều thời gian cho Facebook.

  • El Clasico: Mâu sắc gặp thuẫn dày El Clasico: Mâu sắc gặp thuẫn dày

    Họ đều chuẩn bị cho cuộc đụng độ thượng đỉnh với gương mặt mới trên ghế chỉ đạo. Họ đều có ngôi sao mới, đình đám trong mùa chuyển nhượng. Trận “siêu kinh điển” năm nay xem ra có nhiều nét mới, từ trong ra ngoài sân cỏ. Trước tiên, hãy cứ so sánh lực lượng đôi bên.

  • Figo, cái thủ lợn và vật tế thần cho thù hận Kinh điển Figo, cái thủ lợn và vật tế thần cho thù hận Kinh điển

    Cuối tuần này, El Clasico giữa Barca và Real lại diễn ra. Cũng tại Camp Nou cách đây 11 năm, cái thủ lợn mà các cules đã ném vào Luis Figo chính là khoảnh khắc phơi bày mặt tối của trận cầu nổi tiếng nhất thế giới này.

  • Luis Figo: Lừa Barca, phản đồng đội, qua mặt các culé Luis Figo: Lừa Barca, phản đồng đội, qua mặt các culé

    Barca nổi giận bởi cảm thấy mình đã bị lừa một vố đau trong vụ Figo, và tiền vệ người BĐN bỗng trở thành nhân vật duy nhất mà người Catalonia có thể trút giận, dù xét cho cùng, anh cũng chỉ là một con bài bất đắc dĩ trong cuộc chiến giành quyền lực ở Bernabeu.

  • Tự truyện “Sao vẫn là tôi” của Mario Balotelli (phần 2): Đoạn tuyệt với gốc tích Ghana Tự truyện “Sao vẫn là tôi” của Mario Balotelli (phần 2): Đoạn tuyệt với gốc tích Ghana

    Sau khi phải làm con nuôi của gia đình khá giả Balotelli, Mario luôn cảm thấy bố mẹ ruột đã bỏ rơi mình và họ chỉ muốn quan tâm đến anh vì tiền mà thôi. Suy nghĩ tiêu cực đó cộng với những sự miệt thị về màu da của anh khiến Mario ngày càng muốn đoạn tuyệt với gốc gác Ghana của mình.

  • Những bí quyết giúp "sao" thoát khỏi sức ép Những bí quyết giúp "sao" thoát khỏi sức ép

    Nếu bạn cần một lời tư vấn khi phải mang trên vai gánh nặng cầu thủ đắt giá nhất thế giới, hãy hỏi Alan Shearer, người chuyển từ Blackburn Rovers sang Newcastle United giá 15 triệu bảng vào năm 1996.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x