Gây ấn tượng mạnh khi bắt đầu sự nghiệp sân cỏ, những tên tuổi này được khen ngợi đặc biệt, thậm chí có phần hơi quá đà, đến mức người ta sẵn sàng so sánh họ với huyền thoại Zinedine Zidane. Nào là “Zidane mới của bóng đá Pháp”, “Les Bleus đã có người kế tục”, “Zidane đã có truyền nhân”,… Nhưng rồi họ đã đi đâu về đâu? Đã đặt được thêm dấu ấn gì ở ĐT Pháp? Không gì cả. Họ khiến cho nhiều năm trôi qua báo chí không còn dám đề cập thêm về những “Zidane mới” của làng túc cầu mảnh đất hình lục lăng nữa. Số 10 như Zidane đã và đang tuyệt chủng trên thế giới nói chung, tại Pháp nói riêng.
Nasri là người nổi trội nhất trong số các Zidane mới và tất nhiên anh cũng được kỳ vọng hơn cả. Tuy nhiên cũng không biết liệu nếu không vì tính cách trẻ con, thói ích kỷ và vô kỷ luật thì cựu tiền vệ Marseille có thể đóng vai trò lớn hơn ở ĐT Pháp hay không.
Cũng gốc Algeria như Zizou, Nasri nổi rất sớm với một hành trình lên đội 1 Marseille không tì vết và khoác áo tất cả các ĐT trẻ Pháp. 17 tuổi ký hợp đồng chuyên nghiệp rồi trở thành trụ cột không thể thiếu của đội bóng thành phố cảng, Nasri tỏa sáng không chỉ nhờ kỹ thuật siêu việt mà còn bằng nhãn quan chiến thuật xuất sắc.
“Hoàng tử nhỏ sân Velodrome” là biệt danh của Nasri trong những năm tháng khoác áo Marseille và mùa 2006/07 anh nhận được danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất của Ligue 1 do chính Zidane trao. Đây là giải thưởng cá nhân danh giá từ Hiệp hội các cầu thủ nhà nghề Pháp.
Nổi danh sớm nên đương nhiên Nasri lên ĐT Pháp cũng rất sớm. Ở tuổi 19 anh đã có trận ra mắt Les Bleus rồi trở thành thủ quân trẻ nhất trong suốt 120 năm trở lại đây khi mới 23 tuổi, 8 tháng và 29 ngày.
Được Raymond Domenech, Laurent Blanc rồi Didier Deschamps tin tưởng, song Nasri tỏa sáng thì ít mà gây bão lại nhiều. Thái độ hợm hĩnh dưới thời Domenech (trong cuốn tự truyện của mình, William Gallas tiết lộ Nasri luôn chê bai, chế giễu đồng đội), chửi phóng viên khi Blanc nắm quyền dẫn đến bị treo giò 3 trận, Nasri bị Deschamps bỏ rơi khi không triệu tập vào danh sách dự World Cup 2014 và anh tuyên bố giã từ sự nghiệp quốc tế ngày 9/8/2014.
Tại các CLB, sau khi khoác áo Marseille, Arsenal và Man City, Nasri bắt đầu cuộc sống phiêu dạt với 4 đội bóng khác nhau trong vòng 3 năm qua. Đặc biệt, từ khi khoác áo Antalyaspor đến nay, anh chưa từng đá quá 8 trận/mùa. Hè 2019, Nasri ký hợp đồng với RSC Anderlecht để giúp HLV kiêm cầu thủ Vincent Kompany. Nhưng thay vì kéo đội bóng của đồng đội cũ tại Man City tiến lên, anh lại hầu như ngồi dự bị vì chấn thương, thừa cân và phong độ kém. Nasri tệ đến nối BLĐ đội bóng Bỉ phải công khai họ quá hối hận khi chiêu mộ anh.
Trước Nasri, một “tiểu Zidane” khác là Meghni trưởng thành từ học viện trứ danh Clairefontaine và lò Cannes, vô địch World Cup U17 cùng ĐT Pháp năm 2001 nhưng cuối cùng lại chọn khoác áo ĐT Algeria và một sự nghiệp cực kỳ khiêm tốn tại các CLB khi bị ngồi dự bị ở những nơi anh khoác áo. Meghni buộc phải giải nghệ năm 2017 tại quê nhà khi 34 tuổi. Tương tự là những Meriem (41 tuổi), Martin (33) hay Gourcuff. Thậm chí, Meriem chỉ chạm ngõ ĐT Pháp 3 lần; Martin trải qua 5 ca phẫu thuật lớn nhỏ đầu gối và Gourcuff thì lần cuối cùng khoác áo Les Bleus cách đây đã 7 năm, dù anh mới 33 tuổi.
Martin sánh ngang với Zidane Samir Nasri: “Tôi gia nhập ĐT Pháp lúc mới 19 tuổi. Algeria thời kỳ đó khác nào sa mạc Gobi đâu. Khoác áo ĐT Pháp là niềm tự nào. Tôi được đá cùng với những Thuram, Gallas, Abidal, Evra, Makelele, Vieira, Henry, Trezeguet, Anelka. Tôi không bao giờ hối hận vì điều đó”. |
XEM THÊM
Nếu không vì Covid-19, Mbappe đã là người của Real