Các cầu thủ và HLV nói chuyện với nhau bằng ngôn ngữ gì?

HỒ PHƯƠNG
14:15 ngày 25-12-2019
Khi mà biên giới giữa các nền bóng đá ngày càng trở nên mờ nhạt, việc một đội bóng sở hữu những cầu thủ mang nhiều quốc tịch đã không còn lạ lẫm. Nhưng câu hỏi đặt ra là để giao tiếp với nhau, những cầu thủ ấy và cả các HLV sử dụng ngôn ngữ gì?
Các cầu thủ và HLV nói chuyện với nhau bằng ngôn ngữ gì?

Sự ra đời của luật Bosman năm 1995 đã mở ra thời kỳ toàn cầu hóa trong bóng đá. Chỉ 4 năm sau khi cầu thủ vô danh Jean-Marc Bosman thành công trong vụ kiện CLB chủ quản RFC Liege ra Tòa án Công lý châu Âu, Gianluca Vialli đã đánh dấu một cột mốc lịch sử tại nước Anh. Ở trận Chelsea gặp Southampton đúng dịp Boxing Day năm 1999, chiến lược gia người Italia đã trở thành HLV đầu tiên tung ra đội hình xuất phát không có một cầu thủ người Anh.

Trước đó, điều này chưa từng xảy ra suốt chiều dài lịch sử 111 năm 3 tháng 17 ngày với hơn 150.000 trận đấu của giải đấu số 1 nước Anh. Đội hình của Chelsea hôm đó có thủ môn người Hà Lan (Ed De Goey), bộ tứ vệ gồm một người Tây Ban Nha (Albert Ferrer), một người Brazil (Emerson Thome), một người Pháp (Frank Leboeuf), một người Nigeria (Celestine Babayaro). Tuyến giữa cũng có một cầu thủ người Pháp (Didier Deschamps), một Italia (Roberto Di Matteo), một Romania (Dan Petrescu) và một Uruguay (Gustavo Poyet). Còn trên tuyến đầu, là một người Italia khác (Gabrielle Ambrosetti) cùng một người Na Uy (Tore Andre Flo).

Sự kiện lịch sử này đã thu hút sự chú ý của tất cả giới truyền thông xứ sở sương mù. Đến mức đội trưởng của Chelsea, Poyet đã rất ngạc nhiên khi có quá nhiều phóng viên ảnh đứng chen nhau từ đường hầm cho đến sân cỏ. Nhưng chính các thành viên của The Blues thì lại chẳng quan tâm đến việc đội hình ra sân ở lễ Tặng quà hôm ấy đến từ 9 quốc gia khác nhau, trừ nước Anh. Như tiền vệ Di Matteo từng kể lại: “Tất cả chúng tôi đều nói tiếng Anh cả trên sân tập lẫn khi thi đấu, vì thế chuyện quốc tịch là gần như vô nghĩa”.

Câu chuyện đó vẫn đúng ở thời điểm hiện tại. Cựu HLV Louis van Gaal từng bắt tất cả các cầu thủ Man United phải nói tiếng Anh khi thi đấu. Trước khi được trao cơ hội ra sân ở Liverpool, Fabinho và Naby Keita đã bị “om” ở nhà cho đến khi có thể hiểu và nói được tiếng Anh. Theo Alan Redmond, đồng tác giả cuốn “Từ điển Oxford tiếng Anh cho bóng đá” từng được The Kop thuê làm giáo viên tiếng Anh cho các cầu thủ nước ngoài, thì đây là “một điều rất quan trọng”. Vì một cầu thủ ngoại quốc “không chỉ phải hiểu HLV và các đồng đội nói gì, mà còn phải hiểu những gì diễn ra quanh mình”.

Tất nhiên, chuyện “nhập gia tùy tục” không chỉ diễn ra ở Anh, mà đúng với hầu hết các giải đấu lớn của châu Âu. Nhưng trong thời đại bóng đá không biên giới như hiện tại, chính các cầu thủ và HLV cũng tự biến mình thành người đa ngôn ngữ. Trong các buổi tập thời còn dẫn dắt Bayern Munich, HLV Pep Guardiola thường sử dụng tiếng Đức, nhưng ông cũng có thể nói tiếng Tây Ban Nha, tiếng Anh hoặc tiếng Catalunya với từng cầu thủ. HLV Arsene Wenger, người sinh ra ở vùng Alsace ở sát biên giới Pháp-Đức có thể nói tiếng Pháp, Đức, Anh, Tây Ban Nha, Italia và cả một chút tiếng Nhật, do từng có 1 mùa dẫn dắt Nagoya Grampus Eight.

Những cầu thủ như Arjen Robben, Edin Dzeko, Cesc Fabregas hay Vincent Kompany đều thành thạo 4 ngôn ngữ. Cá biệt là Petr Cech, Zlatan Ibrahimovic và Romelu Lukaku có thể nói tới 5-6 thứ tiếng. Khi tham dự vòng bảng Champions League mùa 2015/16, CLB Roma thậm chí từng phát cho phóng viên cả một bản liệt kê những ngôn ngữ mà các cầu thủ của họ có thể nói khi trả lời phỏng vấn. Trong đó, có đúng 4 người là Morgan De Sanctis (Italia), Alessandro Florenzi (Italia), Salih Ucan (Thổ Nhĩ Kỳ) và... Francesco Totti (Italia) chỉ nói được một thứ tiếng. Những cầu thủ còn lại đều có thể nói 2, 3 hoặc thậm chí 5 thứ tiếng như Miralem Pjanic.

Tuy nhiên, ngay cả tại châu Âu thì cũng không phải ở đâu người ta cũng đòi hỏi cao về ngôn ngữ như vậy. Cũng có những quốc gia giải quyết vấn đề này theo cách khá đơn giản, mà Bồ Đào Nha là một ví dụ diển hình. Những đội bóng như Porto, Benfica hay Sporting thường tập trung vào thị trường Nam Mỹ, nơi các cầu thủ cũng nói tiếng Bồ, hoặc một thứ tiếng gần tương tự là tiếng Tây Ban Nha. Thế là khỏi đau đầu vì chuyện bất đồng ngôn ngữ.

Cầu thủ dễ thích nghi hơn... nghiên cứu sinh

Theo nghiên cứu do giáo sư Jocelyn Faubert của Đại học Montreal (Canada) thực hiện năm 2013 với sự tham gia của các cầu thủ Man United, người ta phát hiện ra rằng các cầu thủ dễ làm quen với một kỹ năng mới hơn cả các... nghiên cứu sinh Tiến sĩ. Nghiên cứu này chỉ ra là các cầu thủ không “ngu ngốc” như nhiều người vẫn nghĩ. Ngược lại, dù có thể không học giỏi ở trường lớp nhưng họ lại có khả năng thích nghi cực tốt và sớm trưởng thành hơn so với những người cùng lứa tuổi.

Bóng đá là ngôn ngữ toàn cầu

Đôi khi, các cầu thủ không cần phải hiểu người khác nói gì nhưng vẫn có thể chơi ăn ý. Adam Lallana (trái) từng tiết lộ anh và Roberto Firmino có thể dễ dàng tìm thấy tiếng nói chung trên sân mà không cần phải giao tiếp. Theo cựu giáo viên ngoại ngữ Alan Redmond của Liverpool, nguyên nhân là vì bóng đá vốn đã là một thứ ngôn ngữ. Nhưng vị chuyên gia này cho rằng một cầu thủ giỏi đến đâu vẫn có thể thất bại nếu không học được cách giao tiếp. Vì cuộc sống của anh ta không chỉ diễn ra trên sân cỏ.

6 -  Arsene Wenger có lẽ là HLV giỏi ngoại ngữ nhất lịch sử bóng đá thế giới. Chiến lược gia có biệt danh là “Le Professeur” (Giáo sư) này biết tới 6 thứ tiếng, bao gồm tiếng Pháp, Đức, Anh, Italia, Tây Ban Nha và cả Nhật Bản.

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
28
+46
64
2
28
+39
64
3
27
+34
60
4
29
+18
56
5
28
+17
53
6
28
0
47
7
29
-4
44
8
28
+6
42
9
28
-2
41
10
28
+11
40
11
27
+2
39
12
29
-1
38
13
28
-11
35
14
28
-16
27
15
28
-12
26
16
29
-18
22
17
28
-10
21
18
29
-16
21
19
29
-34
17
20
28
-49
15

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x