Nhìn lại 1 thập kỷ mạng xã hội đổi đời cầu thủ

MINH TÂM
13:02 ngày 30-12-2019
Bóng đá là bức tranh phản ánh cuộc sống. Thế nên, 1 thập kỷ qua, khi nhân loại chuyển mình trong cuộc cách mạng công nghệ, thì thế giới bóng đá cũng thay đổi theo. Điểm dễ thấy nhất trong đó, chính là sự đảo chiều trong mối quan hệ giữa cầu thủ và CLB dưới tác động ghê gớm từ mạng xã hội.

Cơn sóng thần mang tên “mạng xã hội”
Khoảng 1 thập kỷ qua, mạng xã hội như một cơn sóng thần, ào đến mọi ngóc ngách của cuộc sống. Thế giới bóng đá cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng. Nhờ sức lan tỏa và khả năng tương tác trực tuyến cực mạnh của mạng xã hội mà giới cầu thủ, từ chỗ khép kín sau cánh cổng sân tập, nay đã bước vào cuộc sống của những ngôi sao truyền thông thực sự. 

Cầu thủ bây giờ ai cũng có tài khoản mạng xã hội, và từ đó có nền tảng để xây dựng thương hiệu cá nhân. Họ tương tác mỗi phút với người hâm mộ. Họ bày tỏ cảm xúc, chia sẻ mọi thứ để chiều lòng và thu hút các fan.

Ngược lại, họ cũng nhận được ngay lập tức phản ứng, ủng hộ hay chê trách từ cộng đồng CĐV, để qua đó điều chỉnh hành vi và tiếp tục lấy lòng người hâm mộ hơn nữa.

Nhờ vậy, thay vì bị xem như một thành phần nhỏ bé của CLB, các ngôi sao bóng đá bây giờ thậm chí còn nổi tiếng hơn, có sức hút mạnh mẽ hơn chính đội bóng mà họ khoác áo. Cristiano Ronaldo là ví dụ thuyết phục nhất. CR7 có 195 triệu người theo dõi trên mạng xã hội Instagram, 122,1 triệu người theo dõi trên Facebook và 81,7 triệu người “follow” trên Twitter.

Năm ngoái, trong bài đăng chính thức, UEFA xác nhận Ronaldo thậm chí còn có lượt người theo dõi trên Twitter nhiều hơn cả Real Madrid và Barcelona cộng lại (hai đội này đạt 64,9 triệu). Số lượt người “thích” trang Facebook của Ronaldo cũng lớn hơn bất kỳ CLB bóng đá nào trên thế giới. Ngay cả đội bóng đông CĐV nhất hành tinh là M.U cũng chỉ có 73 triệu lượt người “like” trên Facebook mà thôi.

Ronaldo là ông vua mạng xã hội trong giới cầu thủ

Thực tế đảo chiều buộc các nhà quản lý bóng đá phải điều chỉnh chiến lược ứng xử với giới cầu thủ. Các CLB giờ đây phụ thuộc nhiều hơn vào cầu thủ, nuông chiều cầu thủ nhiều hơn bởi họ hiểu rằng, nếu khai thác tốt thương hiệu của các ngôi sao có lượng fan tầm cỡ trên mạng xã hội, họ sẽ có những nguồn thu cực lớn.

Chẳng hạn như hồi mùa Hè 2014, chỉ 2 ngày sau khi James Rodriguez gia mắt Real với giá chuyển nhượng 80 triệu euro từ Monaco, đội bóng Tây Ban Nha đã bán được 345.000 chiếc áo đấu có tên ngôi sao người Colombia. Với hơn 20 triệu euro thu về trong 2 ngày, Real đã kiếm được 1/4 số tiền bỏ ra mua James Rodriguez.

Mặt trái của “phù hoa”
Nhưng cũng như trong cuộc sống, mạng xã hội đem đến không ít phiền toái cho các CLB và giới cầu thủ, nhất là với những ai không biết cách quản lý, sử dụng công vụ này một cách xứng tầm. Vì nuông chiều những ngôi sao có thương hiệu mạnh trên mạng xã hội mà nhiều đội bóng điêu đứng. 

Chẳng nói đâu xa, chính CLB cũ của Ronaldo là M.U mới đây đã nếm trải điều này rất rõ. Suốt cả mùa giải 2017/18 và nửa mùa 2018/19, BLĐ đội bóng thành Manchester phải đứng giữa hai dòng nước khi cầu thủ “hot” nhất đội là Paul Pogba công khai “chiến đấu” với HLV Jose Mourinho.

Cuối cùng, nhà cầm quân người Bồ Đào Nha phải ra đi, bởi giữ Pogba lại, M.U vẫn còn một “cỗ máy in tiền”, vẫn giữ được lượng fan đông đảo của ngôi sao này trên mạng xã hội. 

Thế nhưng, quyết định sặc mùi kim tiền ấy không thể giúp M.U khởi sắc trên sân cỏ. Quỷ đỏ lúc này vẫn lẹt đẹt bên ngoài Top 4 Premier League và nhiều khả năng phải tiếp tục vỗ về Pogba một lần nữa, khi ngôi sao này cảm thấy không hài lòng về cuộc sống hoặc chế độ đãi ngộ ở Manchester. 

Rất nhiều nhân vật gặp rắc rối vì mạng xã hội

Ở chiều ngược lại, các cầu thủ cũng nhiều phen khổ sở bởi cư dân mạng. Chẳng hạn như mới tháng trước, tiền vệ Granit Xhaka của Arsenal đã phải khóa tài khoản Instagram của cả hai vợ chồng anh sau khi những CĐV quá khích liên tục vào đó dọa giết vợ của cầu thủ này. 

Điều tương tự cũng xảy ra với Pogba, ngôi sao có sức hút cực lớn trên mạng xã hội mà chúng ta đề cập ở trên, và nhiều cầu thủ da màu như Tammy Abraham, Marcus Rashford. Khi cư dân mạng không hài lòng, họ vào “nhà” của các cầu thủ này miệt thị bằng đủ những lời lẽ kỳ thị chủng tộc. Hệ quả từ cách ứng xử độc ác ấy là phong độ đi xuống của các cầu thủ. 

Tệ hơn, có những ngôi sao sa sút do quá mải mê với trang cá nhân, như trường hợp Jesse Lingard. Hết đăng ảnh và clip khoe ăn chơi đến chửi nhau với các fan trên mạng xã hội, tiền vệ người Anh dành cả tâm trí cho cuộc sống ảo và hệ quả là anh trở thành cầu thủ “phế” nhất của M.U ở mùa giải vừa qua.

Chuyện của Lingard chính là ví dụ sống động nhất cho tính hai mặt của mạng xã hội. Công cụ này có thể đưa giá trị và vị thế của cầu thủ lên một tầm cao mới, nhưng cũng có thể khiến họ ngã nhào vì những ảo ảnh và phù hoa do nó tạo ra.

Án phạt đầu tiên thuộc về Babel
Hồi tháng 1/2011, cay cú vì Liverpool thua M.U tại vòng 3 FA Cup, tiền đạo Ryan Babel (ảnh) đã đưa lên Twitter bức ảnh ghép trọng tài điều hành trận đó, ông Howard Webb mặc áo đấu M.U. LĐBĐ Anh (FA) sau đó buộc Babel phải công khai xin lỗi ông Webb, đồng thời phạt ngôi sao của Liverpool 16.000 bảng. Sự việc khiến Babel trở thành cầu thủ đầu tiên dính án phạt do có hành vi thiếu văn hóa trên mạng xã hội. 

Trước là cai rượu, giờ là cai mạng xã hội
Ngày xưa, nhiều cầu thủ phải đi cai nghiện rượu nhưng ngày nay, giới cầu thủ phải cai thêm một thứ, đấy là mạng xã hội. Tờ The Times mới đây tiết lộ, tiền đạo Marvin Sordell - người từng khoác áo U21 Anh, đã phải trải qua quá trình trị liệu kéo dài để cai nghiện Twitter. Do chìm đắm vào cuộc sống nội tâm và các mối quan hệ ảo, hồi năm 2013, tiền đạo sinh năm 1991 này từng trầm cảm tới mức tự vẫn. May là người thân phát hiện kịp thời nên đã cứu sống anh.

5-1 - Sau khi Cristiano Ronaldo chuyển từ Real sang Juve hồi mùa Hè năm ngoái, đội bóng Italia lập tức có thêm 5 triệu người theo dõi trên mạng xã hội. Ngược lại, Real cũng mất đi 1 triệu CĐV trên Facebook và Twitter chỉ trong 24 giờ sau khi CR7 rời đi.

XEM THÊM

Liverpool: Sự kiên nhẫn đặt vào Keita đang được đền đáp

Lịch sử Ngoại hạng Anh gọi tên Liverpool

Adama Traore: Hung thần của Man City ở Ngoại hạng Anh 2019/20

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
34
+41
74
3
32
+44
73
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
32
+2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x