Mino Raiola - người đại diện xuất sắc hay mafia bóng đá?

Kỳ Lâm
11:48 ngày 03-05-2022
Mino Raiola - mộtcáo già trên thị trường chuyển nhượng, là người đã đạo diễn những phi vụ tai tiếng và là kẻ thù của những vị HLV thế hệ cũ - đã qua đời ở tuổi 54. Khi còn sống, Raiola luôn phục vụ lợi ích trên hết của bản thân và thân chủ, mặc cho bóng đá truyền thống đã bị những bản hợp đồng láu cá của y vấy bẩn không ít.

Sir Alex Ferguson hiếm khi né tránh việc phát biểu suy nghĩ của mình, nhất là mỗi lần nhắc đến thứ ông ghét và người ông không ưa. “Không ưa” có lẽ một từ lịch sử để miêu tả thái độ của cựu HLV Man Utd đối với siêu đại diện Mino Rola. Khi được hỏi tại sao United để tiền vệ Paul Pogba đến Juventus năm 2012, Ferguson trả lời: “Pogba ư? Cậu ta có một gã đại diện tồi và cũng là một thằng vô lại”.

Một câu nói gói gọn toàn bộ nỗi bực tức, khó chịu của HLV người Scotland với Raiola. Nhưng Raiola không đáng bị nguyền rủa như vậy. Ông được xem là một người đại diện đáng ghét, có gương mặt không mấy thiện cảm và là kẻ đưa bóng đá đi sâu hơn vào cuộc chơi kim tiền. Nhưng tuyệt nhiên, Raiola không phải một “người đại diện tồi” vì ông ta là người giỏi nhất với các thân chủ.

Sinh ra ở Salerno, Italia nhưng Raiola đã sớm chuyển đến thành phố Haarlem (Hà Lan) cùng gia đình. Như một số gia đình nhập cư từ Italia vào cuối những năm 1960, nhà Raiola mở một tiệm pizza tại chợ địa phương. Raiola rất chăm chỉ, ngay cả khi còn là một cậu bé. Ông lau bàn, rửa chén và thậm chí làm bồi bàn trong cửa hàng của gia đình.  

“Cha tôi làm việc 18, đôi lúc là 20 tiếng/ngày. Khi tôi 12 tuổi, tôi theo cha đi làm để tìm hiểu ông ấy. Ông ấy lụi cụi trong bếp và thế là tôi phụ rửa”, Raiola nói trong cuộc phỏng vấn với Financial Times. Cha ông là người có ảnh hưởng nhất định đến suốt sự nghiệp của Raiola.

Ngay từ nhỏ, Raiola đã cho thấy sự nhạy bén về kinh doanh – thứ sau này giúp đỡ ông khá nhiều. Việc tương tác thường xuyên với khách hàng giúp ông cải thiện kỹ năng giao tiếp và được giao nhiệm vụ giải quyết các khiếu nại; làm việc với ngân hàng, các ông chủ và nhà cung cấp.  

Tay cò - Ông tiên của cầu thủ, Ác quỷ của CLB - Mino Raiola đã qua đời đúng như tin đồn trước đó ở tuổi 54

Tuổi trẻ nhưng tài cao. Raiola đã là triệu phú sau khi mua bán thành công cửa hàng McDonald’s gần nhà và giúp ông kết thúc tuổi teen với nền tảng tài chính vững chắc. Nhưng bóng đá mới là đam mê của Raiola chứ không hẳn là kiếm tiền: Ông bỏ dở trường luật để làm giám đốc kỹ thuật của CLB FC Haarlem – nơi ông từng chơi bóng.

Nhớ lại khi ấy, Raiola đã nói thẳng với chủ tịch CLB rằng “Ngài chẳng biết gì về bóng đá cả” và được ông này thách “Nghe này, vậy cậu thử làm đi”. Raiola làm thật. Nhưng tính cách có phần láu cá của Raiola không phù hợp với chức danh như vậy.

Ông rời CLB để tập trungg vào Intermezzo – một công ty chuyên giúp doanh nghiệp Hà Lan hoạt động ở Ý, được ông thành lập trước đây. Thông qua Intermezzo, Raiola đã hoàn thành phi vụ chuyển nhượng Bryan Roy từ Ajax đến Foggia và lần đầu tiên nếm trải mùi vị làm đại diện cầu thủ.  

Sau sự thành công thương vụ Bryan Roy, Raiola có cơ hội tham gia vào vụ chuyển nhượng Bergkamp đến Inter năm 1993 và được một người đại diện mời về làm công ty Promotion Sports của ông ta. Nhưng Raiola từ chối thẳng thừng khiến người kia vô cùng tức tối. Nhưng tố chất đầu tiên của người đại diện là mặt phải dày.

Ở Foggia, Raiola hợp tác với HLV Lazio là Zeman để tìm một thân chủ “hoàn hảo”. Và ông đã tìm thấy Nedved, một tiền vệ tài hoa và rất chăm chỉ. Đây là thân chủ tên tuổi đầu tiên trong sự nghiệp “cò” của Raiola và ông không ít lần bày tỏ sự ngưỡng mộ với tiền vệ người CH Czech này.

Ngay từ tuổi trẻ, Raiola đã bộc lộ xu hướng hám tiền và muốn kiếm nhiều tiền một cách nghiêm túc

Sau thương vụ chuyển nhượng Pavel Nedved đến Juventus thành công, danh tiếng Raiola ngày càng nổi bật trong giới. Ông có nhiều mối quan hệ hơn, được tôn trọng và tất nhiên đôi khi cũng bị người hâm mộ bóng đá sỉ vả.

Ngay sau Nedved là Ibrahimovic, tiền đạo lập dị người Thụy Điển cần một người đại diện phù hợp với tính cách ngông nghênh của mình. Một nhà báo Hà Lan đã giới thiệu Raiola cho Ibra nhưng cũng cảnh báo, gã gốc Ý này là “mafia”. Vâng, người như Ibrahimovic thích mafia.

Họ gặp nhau lần đầu tại một nhà hàng Nhật Bản ở Amsterdam. Ibrahimovic bước vào với bộ vest láng cóng, đeo đồng hồ đắt tiền và hy vọng ăn trưa với một người đàn ông phong cách với một chiếc đồng hồ còn xịn hơn. Nhưng Raiola bước vào với dáng người tròn đầy, mặc quần jean áo thun và gọi một phần mì ống.

“Gã này mà là người đại diện mafia, cái gã điên đó?” – Ibrahimovic không khỏi băn khoăn. Raiola quá quen với việc người khác nghĩ về mình như thế nào. Ông nhanh chóng nhận ra cái Tôi của Ibrahimovic cần giảm bớt, và trước khi rời đi ông cất tiếng hỏi tiền đạo Thụy Điển: “Cậu muốn là cầu thủ hay nhất? Hay là cậu muốn là người kiếm tiền nhiều nhất rồi được khoe mẽ nhiều nhất?”.

Cá tính ngang ngược như Ibra cảm thấy bất ngờ khi có người nói thẳng như vậy. Không lâu sau, Ibra gọi cho Raiola và thông báo đã bán đồng hồ và xe hơi đắt tiền để tập trung luyện tập. “Phải rồi, vì thông số của cậu thật rác rưởi”, Raiola nói. “Chắc chắn rồi”, Ibra trả lời chắc nịch. Raiola đóng vai trò quan trọng trong thành công sau này của Ibrahimovic, làm trung gian thương vụ chuyển nhượng đến Juventus và tiếp theo là những vụ chuyển nhượng bom tấn đến Barcelona, Inter Milan và Paris Saint-Germain.

Ibra là thân chủ đắc ý nhất của Raiola cả về mặt kiếm tiền cũng như tính cách

Suốt 15 năm làm việc với Raiola, Ibra là cầu thủ có tổng giá trị chuyển nhượng đắt thứ 2 trong lịch sử (sau Neymar) với trị giá 131 triệu euro và đồng thời mang lại khoản tiền hoa hồng kết sù cho “gã béo” Raiola. Nhưng tiền chỉ là thứ yếu với Ibra. Anh xem Raiola như một người bạn, người cố vấn và là người đã dạy anh những bài học về sự xoay dịch của bóng đá hiện đại.

Nhưng không phải thân chủ nào của Raiola đều thành công, Mario Balotelli là điển hình. Tiền đạo người Ý có tài nhưng thái độ sống, tính cách lại thất thường và điều này cản trở sự nghiệp của anh  ta không ít. Chính Raiola cũng thừa nhận ông chưa làm tròn trách nhiệm với tài năng của “Super Mario”. “Nếu Balotelli có cái đầu suy nghĩ của Ibrahimovic thì có lẽ Messi sẽ có ít Quả bóng vàng hơn”, ông có lần đã nói.

Khi Raiola bước vào tuổi "ngũ thập tri thiên mệnh" thì đã là một nhà thương thuyết đầy kinh nghiệm và toan tính. Ông luôn đặc biệt quan tâm đến những cầu thủ trẻ vừa bị vỡ mộng. Khi “tìm thấy” Paul Pogba vài năm trước, Raiola đã nhấn mạnh về tình trạng hiện tại của cầu thủ này ở Man United. Ông nói với cầu thủ trẻ người Pháp rằng cậu ấy đã “bị đánh giá thấp và đối đãi kém” ở CLB và bắt đầu lên kế hoạch tẩu thoát cho Pogba.

Trong cuộc gặp căng thẳng với HLV Ferguson, Raiola lại có thêm một kẻ thù, có lẽ là kẻ thù hung hăng nhất ông từng gặp. Raiola đề nghị Ferguson tăng lương cho Pogba như HLV người Scotland từ chối nói chuyện khi không có cầu thủ người Pháp ở đây. Pogba sau đó có mặt và nói với HLV Ferguson rằng anh sẽ không ký bản hợp đồng mới nếu không được tăng lương. Ngay lập tức, Ferguson quay mặt đến Raiola và giận dữ “Mày là đồ đáng ghét”.

Pogba gia nhập Juventus và có bước tiến mạnh mẽ về chuyên môn, trước khi Raiola lại làm đạo diễn màn “Pogback” của Pogba hồi hè 2016 với mức phí chuyển nhượng 89 triệu bảng (Raiola xơi ngon 20 triệu bảng). Một vụ chuyển nhượng làm tăng thêm vị thế và uy tín của người đàn ông này trước khi ông lại trở thành nhân vật chính của thương vụ đưa Erling Haarland rời Dortmund đến Man City hay Barcelona thì đột ngột qua đời. 

Sự nổi lên của những nhân vật như kiểu Raiola khiến người ta phải nghiêm túc đặt câu hỏi về bóng đá trong hình hài hiện tại. Bóng đá đã như bị chìm nghỉm trong chủ nghĩa hưởng thụ và việc tiền được chi rất nhiều trên thị trường chuyển nhượng.

Có người lập luận rằng Raiola chỉ muốn kiếm lợi trong thời đại các ông chủ lắm tiền và cầu thủ thích hưởng thụ nhưng ít ai thấy những bản hợp đồng láu cá kiểu Raiola có ích gì cho bóng đá, ngoại trừ phục vụ cho sự thèm khát của dư luận về những vụ chuyển nhượng kịch tính.

Không thể phủ nhận Raiola là người có tài: trung thành, thông minh, nhạy bén và thấu hiểu nhiều thứ nhưng ông không phải là người “tốt” theo quan niệm của nhiều HLV truyền thống. Ông luôn thực tế, đôi khi thực dụng đến tàn nhẫn mà không mảy may quan tâm đến bóng đá, niềm đam mê từ nhỏ của ông, bị ảnh hưởng sâu sắc đến thế nào. Việc ông khiến Pogba chống lại Man United, Haarland chống lại Dortmund là những minh hoạ cụ thể.

Sự điên cuồng của thị trường chuyển nhượng chỉ khiến ngày càng nhiều người đại diện có phong cách tàn nhẫn như Mino Raiola xuất hiện. Một Raiola này mất đi, sẽ có hàng chục Raiola khác thay thế khi mà tiền mới là yếu tố quan trọng trong bóng đá chứ không phải đào tạo trẻ, chiến thuật hay bất cứ điều gì thuần bóng đá.

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
28
+46
64
2
28
+39
64
3
27
+34
60
4
29
+18
56
5
28
+17
53
6
28
0
47
7
29
-4
44
8
28
+6
42
9
28
-2
41
10
28
+11
40
11
27
+2
39
12
29
-1
38
13
28
-11
35
14
28
-16
27
15
28
-12
26
16
29
-18
22
17
28
-10
21
18
29
-16
21
19
29
-34
17
20
28
-49
15

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x