Bóng đá Việt gánh gồng mùa đại dịch Covid-19

Khắc Sơn Khắc Sơn
07:43 ngày 28-03-2020
Bóng đá với phạm vi hẹp chỉ là lát cắt nhỏ trong xã hội. Sự đình trệ chỉ gói gọn trong vài chục đội bóng với vài ngàn con người. Với những gì đang diễn ra, chuyện của bóng đá không quá cấp bách. Nhưng với tư cách là một ngành nghề vốn đang trên đường lên chuyên nghiệp thì đại dịch Covid-19 khiến BĐVN dễ bị tổn thương và chịu những hệ lụy tiêu cực.
Bóng đá Việt gánh gồng mùa đại dịch Covid-19

Nhiều người đặt câu hỏi là tại sao các đội bóng Thái Lan nhất loạt yêu cầu phải thi đấu trong điều kiện có khán giả? Họ chấp nhận lùi giải, thậm chí là chưa biết đến bao giờ có thể thi đấu trở lại nhưng sẵn sàng chờ đợi. Với bóng đá Thái Lan, khán giả là tiền. Rất nhiều tiền. Tiền thu từ bán vé, từ các dịch vụ ăn theo, từ các nhà tài trợ. Các đội bóng Thái Lan cơ bản sống nhờ khai thác những giá trị gia tăng từ bóng đá. Họ định hình ngành công nghiệp bóng đá một cách thực sự. 

Với BĐVN thì khác. Khán giả vô cùng quan trọng nhưng đó không phải là nguồn thu chính của đội bóng. Một CLB cũng chẳng cần quan tâm xem một năm bán được bao nhiều chiếc áo cho CĐV. Thậm chí, có những đội bóng chưa bao giờ nghĩ đến việc bán áo. Với họ, đó là điều chưa cần làm hoặc chưa mang lại ích lợi cho hiện tại dù tất cả đều biết, cái đích cần hướng tới phải là kinh doanh bóng đá.

Một đội bóng ở Việt Nam sống chủ yếu nhờ bao cấp. Bao cấp từ ông bầu, từ các doanh nghiệp, từ ngân sách nhà nước. Thoạt nhìn sẽ tưởng, BĐVN là thành trì vững chắc mà những tác động từ xã hội không thể làm xáo trộn các hoạt động. Rằng dù có thế nào thì các đội bóng vẫn ổn định, vẫn có tiền cho lộ trình hoạt động của mình.

Nhưng nhìn kỹ thì sẽ thấy, vỏ bọc an toàn về tài chính nhờ cơ chế bao cấp kinh phí lại mang đến những yếu tố đầy rủi ro khi xã hội có biến. Những khoản chi cho bóng đá phần đa được khoanh tròn từ đầu mùa giải, thậm chí trong nhiệm kỳ của chính quyền địa phương.

Thế nên, cần có những khoản chi thêm là bài toán vô cùng khó và khi xảy ra những biến động, các đội bóng rất khó có kinh nghiệm, cơ sở và phương tiện tìm kiếm những khoản thu khác từ hoạt động bóng đá dù thời gian gần đây đã có nhiều tiến triển.

Vậy mới nói, điều mong muốn lớn nhất lúc này của các đội bóng là dịch bệnh mau qua. Bởi các kéo dài thì từ trạng thái chủ động, bóng đá Việt Nam sẽ thấm mệt và tổn thương bởi sức đề kháng với khủng hoảng của nhiều CLB không thật sự tốt.

XEM THÊM

Vì Covid-19, Than Quảng Ninh nghỉ tập vô thời hạn 

Các phương án tổ chức V.League: Nhiều ý tưởng, nhưng...

'Ý tưởng hủy V.League hoàn toàn không thuyết phục'

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17
  • CLB Hà Nội tạm dừng tập luyện vì dịch Covid-19 CLB Hà Nội tạm dừng tập luyện vì dịch Covid-19

    BLĐ đội bóng Thủ đô quyết định cho các cầu thủ tạm dừng kế hoạch tập luyện kể từ ngày 28/3 để ứng phó trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.

  • Bầu Đệ cảnh báo bờ vực nguy hiểm tài chính với CLB V.League Bầu Đệ cảnh báo bờ vực nguy hiểm tài chính với CLB V.League

    Mọi CLB tại V.League đang rơi vào cảnh chi nhiều hơn thu. Và chủ tịch Nguyễn Văn Đệ của Thanh Hóa FC đã thẳng thắn chia sẻ những khó khăn đó.

  • Adeyemi Michel: 'Ông trùm' của những 'phủi thủ' châu Phi Adeyemi Michel: 'Ông trùm' của những 'phủi thủ' châu Phi

    Adeyemi Michel đến từ Nigeria. Quãng thời gian chơi bóng chuyên nghiệp của anh tại Việt Nam rất ngắn ngủi. Nhưng với “vốn liếng” sau 15 năm, Michel vẫn bám trụ và sống khỏe ở Việt Nam.

  • Lối đi nào cho V.League? Lối đi nào cho V.League?

    Tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 khiến bóng đá Việt Nam đứng trước những lựa chọn rất khó làm hài lòng tất cả. V.League đá hay không đá; hoãn và hoãn đến bao giờ đang là đề tài gây tranh cãi trong làng bóng đá. Những khác biệt về quan điểm là điều hết sức bình thường nhưng nó lại khiến cho V.League đang đứng trước lựa chọn vô cùng khó khăn.

  • Cần một giải pháp thấu đáo cho các giải bóng đá Việt Nam Cần một giải pháp thấu đáo cho các giải bóng đá Việt Nam

    Việc V.League diễn ra 2 vòng đấu rồi tạm hoãn, trong lúc giải hạng Nhất và Cúp QG chưa biết khi nào mở màn đang là một bài toán cực khó cho những nhà tổ chức và các CLB tham dự.

  • V.League sẽ trở lại khi Nhà nước cho phép V.League sẽ trở lại khi Nhà nước cho phép

    V.League 2020 chỉ trở lại khi được sự cho phép của Chính phủ, Nhà nước Việt Nam.

  • Phản ứng của người trong cuộc nếu tổ chức V.League ở một khu vực Phản ứng của người trong cuộc nếu tổ chức V.League ở một khu vực

    Mới đây đã có ý kiến đề xuất nên tổ chức các giải đấu ở một khu vực, theo đó V.League sẽ diễn ra ở phía Bắc và điều này đã gây nên những phản ứng từ chính các CLB.

  • VPF tổ chức hội nghị hiến kế giải cứu V.League VPF tổ chức hội nghị hiến kế giải cứu V.League

    Ngày 31/3 tới, VPF sẽ tổ chức cuộc họp nhằm tìm ra giải pháp cho V.League trong bối cảnh hiện tại. Thành phần cuộc họp gồm: Đại diện Lãnh đạo LĐBĐVN, VPF, Ban điều hành giải, Đại diện Lãnh đạo CLB. 

  • Giải cứu V.League Giải cứu V.League

    Khi còn sống, pho sử về bóng đá Việt Nam, ông Ngô Xuân Quýnh hay kể về cuộc giải cứu Thể Công khi đất nước có chiến tranh.

  • V.League chứng kiến chênh lệch tuổi tác lớn hiếm thấy V.League chứng kiến chênh lệch tuổi tác lớn hiếm thấy

    Ở tuổi 36, Đinh Xuân Việt (DNH Nam Định) là cầu thủ cao tuổi nhất được đăng ký thi đấu ở giai đoạn 1 V.League 2020. Nguyễn Phi Hoàng (16 tuổi, SHB Đà Nẵng) là cầu thủ ít tuổi nhất hiện diện trong danh sách lượt đi của giải đấu. Mùa bóng năm nay chứng kiến độ chênh tuổi tác lớn hiếm thấy trong lịch sử.

  • Nguyễn Trung Đại Dương: 12 năm và hơn thế nữa... Nguyễn Trung Đại Dương: 12 năm và hơn thế nữa...

    Nguyễn Trung Đại Dương hay tên thật là Suleiman Abdullahi đã chơi bóng ở dải đất hình chữ S hơn một thập niên. Tiền đạo nhập tịch gốc Nigeria giờ trở thành chàng rể Việt Nam, sành sỏi mọi thứ từ cuộc sống đến văn hóa bóng đá, thậm chí biết cả tiếng lóng…

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x