VẤN ĐỀ CỦA CÁC TIỀN ĐẠO NỘI

Chân sút nội, anh ở đâu?

TRÍ CÔNG
07:25 ngày 21-02-2020
16/19 mùa bóng, danh hiệu Vua phá lưới V.League luôn là câu chuyện nội bộ giữa các cầu thủ nhập tịch và nhóm ngoại binh. Còn những tiền đạo Việt Nam thực thụ thì tìm kiếm cơ hội ra sân còn khó chứ đừng nói là cạnh tranh cho vị trí chân sút xuất sắc nhất mùa.
Chân sút nội, anh ở đâu?

Ai cũng thấy, ai cũng hiểu…
Hơn 1 thập kỷ trở về trước, khi đội tuyển Anh bất ngờ không thể giành vé đến EURO 2008, người ta bắt đầu “vạch lá tìm sâu” xem gốc rễ của vấn đề nằm ở chỗ nào. Đó không chỉ bắt nguồn từ sự kém cỏi của Steve McClaren - HLV trưởng ĐT Anh khi ấy. Đó cũng không hoàn toàn là do phong độ kém cỏi của nhiều tuyển thủ ngôi sao trong bầy “Tam sư”. Và nhắc đến khái niệm ngôi sao, ĐT Anh lúc bấy giờ đúng là có nhiều cái tên nổi tiếng. Nhưng đạt đến tầm cỡ siêu sao để tỏa sáng ở những thời điểm mang tính sinh tử cho đội nhà thì đáng tiếc là không.

Những Rooney, Lampard, Gerrard hay Terry suy cho cùng chỉ là một trong số những sự lựa chọn của các ông lớn tại giải Ngoại hạng Anh lúc bấy giờ. Không Rooney, M.U có Ronaldo. Lampard không chơi tốt, Chelsea vẫn có một Drogba đẳng cấp để tạo ra khác biệt. Và ở Liverpool, Gerrard có thể là thủ lĩnh nhưng cái tên thực sự đem đến niềm hy vọng là Torres - siêu sao giúp Tây Ban Nha vô địch EURO 2008 chung cuộc.

Ngoại hạng Anh thời kinh tế hóa không còn là cuộc chơi khoanh vùng cho các cầu thủ Anh. Tỷ lệ ngoại binh ở nhiều CLB lớn luôn ở mức 70 - 80% quân số. Những ngôi sao của Anh thường xuyên phải giành giật từng mét vuông đất trước sự đe dọa của những ngoại binh kiệt xuất đến từ nhiều châu lục. Hệ quả, những “cây con” của Anh trải qua một giai đoạn chết yểu khi hàng loạt “cây lớn” chen nhau giành oxi và ánh sáng.

TTCN mùa này ngoài Công Phượng (phải) thì không có tiền đạo nội tiếng tăm nào chuyển CLB 	Ảnh: Đức Cường

Đáng nói là ngay cả khi nhìn ra vấn đề đó và nỗ lực tìm cách thu hẹp ảnh hưởng của những ngoại binh, LĐBĐ Anh vẫn gặp khó khăn trong việc kiểm soát các CLB chiêu mộ siêu sao nước ngoài. Vấn đề của bóng đá Anh phần nào đó tương đồng với một thực trạng ai cũng thấy, ai cũng hiểu tại V.League.16/19 mùa bóng, kể từ khi giải VĐQG Việt Nam chuyển mình theo hướng chuyên nghiệp hóa, với sự xuất hiện của các chân sút nước ngoài, danh hiệu Vua phá lưới luôn là câu chuyện của các ngoại binh và chân sút nhập tịch.

Đặng Đạo (2001), Hồ Văn Lợi (2002) và Nguyễn Anh Đức (2017) là những nội binh hiếm hoi chen chân được vào danh sách Vua phá lưới của V.League. Còn lại, suy cho cùng, đa số tiền đạo nội chỉ là sự lựa chọn phía sau các chân sút “Tây” ở nhiều CLB tại V.League.

Nhưng ít ai dám…
Tính từ năm 2015 cho đến nay, BTC V.League đưa ra quy định giới hạn cầu thủ nước ngoài, với chỉ 2-3 suất/đội bóng, nhằm mục đích tạo thêm nhiều đất diễn cho các tài năng trẻ Việt Nam. Nhưng kể cả thế thì trong 2-3 suất ngoại binh kể trên, các CLB luôn ưu tiên chọn một tiền đạo ngoại. Thậm chí với vài đội bóng, họ sẵn sàng sử dụng luôn 2 “Tây” trên hàng tấn công.

“Ban đầu xuất phát từ tư duy tiền đạo ngoại cao to hơn, mạnh mẽ hơn, tranh chấp tốt hơn nên các CLB ưu tiên lựa chọn. Dần dần, tiền đạo nội thiếu đi đất diễn dẫn đến số lượng, chất lượng của nhóm cầu thủ này bị giảm đi trong một giai đoạn. Giờ đây, việc chiêu mộ một tiền đạo nội giỏi là rất khó vì đòi hỏi chế độ cao. Và bản thân các CLB cũng giữ bằng được tiền đạo nội giỏi, dù rằng họ có thể không phải là ưu tiên số 1 trên hàng công của mỗi CLB. Trong khi đó, việc sử dụng ngoại binh dễ hơn khi chỉ cần thử việc, ký hợp đồng ngắn hạn nửa mùa hoặc 1-2 mùa, không ưng là có thể thanh lý”, một HLV từng làm việc ở V.League lý giải về việc chuộng tiền đạo ngoại hơn nội tại các CLB.

Tiền đạo Văn Toàn vẫn thi đấu cho HAGL

Thị trường chuyển nhượng trước V.League 2020 cũng cho thấy ngoại trừ trường hợp của Công Phượng, tuyệt nhiên không có một tiền đạo nội tiếng tăm nào chuyển sang CLB khác. Những thương vụ đi và đến hầu hết là cầu thủ nhập tịch như Hoàng Vũ Samson đến Thanh Hóa, Đỗ Merlo tới DNH Nam Định hay các ngoại binh như Fagan, Lynch từ Hải Phòng tới Than.QN; Rimario từ Thanh Hóa đến Hà Nội FC hay một loạt các ngoại binh mới sẽ thi đấu tại V.League sau quá trình thử việc.

Dù một thực tế chỉ ra rằng trong 3 mùa giải trở lại đây, thành tích ghi bàn của cầu thủ nhập tịch, ngoại binh so với nội binh không chênh nhau quá lớn. Nhưng bản thân các CLB vẫn không dám đặt niềm tin tuyệt đối cho các nội binh trên hàng tấn công của mình. Hệ quả, nguồn lựa chọn tiền đạo nội cho ĐTQG Việt Nam vẫn là những gương mặt cũ như Văn Toàn, Công Phượng, Minh Tuấn, Tiến Linh, Đức Chinh…

“Các trung vệ, tiền đạo ở các CLB có đến 70-80% do cầu thủ ngoại nắ́m giữ. Tôi lo sắp tới tiền đạo cũng như trung vệ, không có cơ hội phát triển. Nếu chúng ta đi đá World Cup, Olympic thì không biết lấy nguồn đâu ra cho các vị trí này”, lo lắng mà HLV Park Hang Seo từng chia sẻ nửa năm về trước vẫn chưa thể tìm được sự đồng cảm đến từ các CLB chủ quản.

XEM THÊM

Hướng đến V.League 1 - LS 2020: Căng thẳng trên ghế huấn luyện

Hướng tới giải hạng Nhất QG - LS 2020: Khốc liệt đua thăng hạng

Lương Hoàng Nam & hành trình từ V.League xuống hạng Nhì

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
34
+41
74
3
32
+44
73
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
32
+2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x