Việt Nam thắng thuyết phục Indonesia: Ai ngày xưa rơi lệ?

Từ 21:30 ngày 15-10-2019
Hạnh phúc-khổ đau, thành công-thất bại, thiên đường-địa ngục, công thần-tội đồ, nước mắt hạnh phúc-giọt lệ cay đắng. Đó là những cung bậc cảm xúc rất con người, rất sướng và rất đau mà bóng đá mang lại cho mỗi chúng ta. Và tối 15/10, tại Bali, rất nhiều người Indonesia đã khóc cho một đội bóng đang chìm tại thiên đường.

Tôi đã lặng người trước hình ảnh cầu thủ nhập Goncalves mắt rớm lệ khi quốc ca Indonesia cất lên trên sân vận động Kapten I Wayan Dipta. Hình ảnh của Goncalves đủ sức công phá trái tim của bất cứ ai. Tất cả như lặng đi khi một người đàn ông đổ lệ cho lựa chọn, cho tình yêu của mình. Nó cũng giống như những giọt nước mắt đi vào lịch sử của Jong Tae Se tại World Cup 2010 trong màu áo ĐT CHDCND Triều Tiên.

Cầu thủ sinh ra tại Nhật Bản, cha mẹ anh đang sống ở Hàn Quốc đã có một lựa chọn có một không hai đó là khoác áo ĐT CHDCND Triều Tiên và những giọt nước mắt cho Tổ quốc đã trở thành một trong những hình ảnh bất tử mà bóng đá có thể mang lại.

Tôi lại thấy những chàng trai khác của ĐT Indonesia đã ngồi thất thần trong khu kỹ thuật sau khi trận đấu kết thúc. Họ đã khóc. Những giọt nước mắt bất lực. Những giọt nước mắt ấy không thể xoay chuyển được bánh xe thời gian và cục diện trận đấu. Nhưng, trong bối cảnh như vậy, tôi tin, những giọt nước mắt thổn thức và mặn chát ấy có thể giúp họ vơi đi phần nào nỗi thất vọng về kết quả, về trận đấu và về bản thân. Họ cũng chẳng có lựa chọn nào khác, đó là khóc!

Người ta sẽ khóc cho ĐT Indonesia? Không! Đừng khóc cho ĐT Indonesia bởi thực tế, họ không có lý do nào để bào chữa cho một trận thua toàn diện, thua tâm phục khẩu phục và cả một hành trình dài đáng quên. Nhưng cũng đừng khóc cho HLV McMenemy, bởi ông nợ người Indonesia một lời xin lỗi cùng sự chịu trách nhiệm về thất bại toàn diện này.

McMenemy đã có nhiều cơ hội. McMenemy cũng hiểu mình đang đối diện với áp lực phải thay đổi, phải tạo ra điều gì đó ngoài nỗi thất vọng đang ngập tràn. Nhưng rút cuộc, thứ mà ông làm được chính là nối dài thêm những nỗi đau và dáng ngồi chịu trận trên băng ghế kỹ thuật.

Có thể, mọi thứ sẽ nhanh chóng kết thúc với McMenemy. Có thể, chính sách hướng ngoại, đi tắt đón đầu để nhanh chóng hóa rồng của những nhà lãnh đạo bóng Indonesia đã phá sản và cần phải xem xét lại. Nhưng chắc chắn một điều, nếu cần một những giọt nước mắt xứng đáng cho nỗi đau mà bóng đá Indonesia đang phải gánh chịu.

Đó là sự khủng hoảng về chiến lược hoạch định, một tầm nhìn chiến lược cùng sự gắn kết trong thực thi sứ mệnh. Có vẻ như sau nhiều thất bại, sau nhiều nỗi đau, bóng đá Indonesia vẫn chưa tìm được một công thức thoát ra khỏi hoàn cảnh, hay chí ít là tìm được một nhà cầm quân đủ sức giúp họ trở lại đường ray chiến thắng.

Nói về những giọt nước mắt trong bóng đá, trong mối tương giao với bóng đá Indonesia thì tôi nhớ đến hai cảnh huống đáng quên bởi nó đến tận thời điểm này nó vẫn ám ảnh bất cứ ai tham gia sự kiện. Tháng 12/2004, tại Mỹ Đình, ĐT Việt Nam đã thua sốc 0-3 trước Indonesia.

Đất dưới chân hàng vạn CĐV Việt Nam như sụp xuống. Ứng viên cho chức vô địch đã bị loại ngay từ vòng đấu bảng. Khán đài với hàng vạn con người như chết lặng nhòe đi trong nước mắt. Những âm còn sót lại chỉ là tiếng khóc của đám trẻ mà giờ chắc đã thành cha, thành mẹ vì không hiểu tại sao ĐT Việt Nam lại thua đau đớn đến vậy.

Những dòng người rời khỏi Mỹ Đình trong nước mắt, trong cái lạnh tê người luôn ám ảnh với những người làm báo chúng tôi. Không ai nói với ai, những dòng sông người chầm chậm, chầm chậm lê những bước chân mệt mỏi và cay đắng rời khỏi Mỹ Đình. Họ như muốn đi thật nhanh để trốn chạy nỗi đau nhưng thực tại lại níu họ lại.

Nước mắt. Tôi vẫn nhớ những khuôn mặt khóc trên sân Mỹ Đình vào cuối năm 2016. Vũ Minh Tuấn ghi bàn cho ĐT Việt Nam giơ hai tay lên trời tưởng nhớ người cha và khóc. Nhưng, hình ảnh trác tuyệt đó không thể lật ngược thế cờ bởi ĐT Việt Nam mắc quá nhiều sai lầm tai hại nơi hàng thủ. Thêm một lần nữa chúng ta đã khóc. Khóc trước người Indonesia và cay đắng hơn, khóc vì người chiến thắng lại là A.Riedl - người luôn coi Việt Nam là quê hương thứ hai.

Bóng đá không có khái niệm hạnh phúc cho tất cả. Sự thăng hoa, nụ cười Việt Nam là nỗi thất vọng vô bờ bến và nước mắt cho những người yêu mến bóng đá Indonesia. Nhưng, nỗi đau, hạnh phúc không chỉ là xúc cảm ở thì hiện tại mà nó có thể mở ra con đường thay đổi, kiến tạo, hay chấn hưng cho cả nền bóng đá.

Khi viết những dòng này tôi lại nhớ đến những câu thơ trong bài Đợi anh về của nhà thơ Konstantin Simonov:

"Ai ngày xưa rơi lệ
Hẳn cho sự tình cờ
Nào có biết bao giờ
Bởi vì em ước vọng
Bởi vì em trông ngóng
Tan giặc bước đường quê
Anh của em lại về".

Khi đau khổ nhất, bạn phải biết tin, biết hy vọng, biết yêu và hành động vì tình yêu. Chúng ta đã từng khóc nhưng không để nước mắt cuốn đi hy vọng của mình. Chúng ta đã từng thất bại nhưng sự khổ đau lại khiến chúng ta thêm mạnh mẽ. Và giờ chúng ta thành công, nhưng đó chỉ là điểm khởi đâu chứ không phải là đích đến của những tầm nhìn chiến lược.

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

Cùng tác giả
TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x