Chiến thuật của M.U: Solskjaer đánh phá nhóm Big Six như thế nào?

Kiều Anh
14:59 ngày 12-03-2020
Manchester United đã thi đấu tuyệt vời trong những trận đấu với Big Six (nhóm 6 đội bóng lớn) của Premier League mùa này. HLV Solskjaer đã làm thế nào để có được điều ấn tượng ấy?

Lịch thi đấu, Kết quả, BXH Premier League

Trước hết, có thể nói dường như có hai Man United dưới sự dẫn dắt của HLV Ole Gunnar Solskjaer. Đó là một M.U nhợt nhạt và thiếu sức mạnh trong những trận đấu với các đối thủ ít tên tuổi. Họ có thể dễ dàng thua Crystal Palace (1-2), West Ham (0-2) hay Watford (0-2)… như thể đó là những đối thủ đồng cân đồng lạng. 

Đó là lý do họ vẫn cứ lận đận ở vị trí nửa trên BXH và liên tục thất bại trong việc tận dụng tình thế trượt ngã nhiều lần ở vị trí dự Champions League của Chelsea. 

Tuy nhiên, cũng có một M.U cực kỳ nguy hiểm và sắc sảo khi đụng độ với những đội bóng trong nhóm Big Six. Có một sự thật là thành tích đối đầu với nhóm ưu tú của Solskjaer ở mùa giải này thật đáng kinh ngạc. 

Cụ thể, Solskjaer đã hai lần đánh bại Chelsea tại Premier League trong 1 mùa; lần đầu tiên sau 1 thập kỷ giúp M.U vượt qua Man City cả hai trận ở Ngoại hạng Anh; có cơ hội thắng cả Tottenham và Leicester hai trận cũng ở giải đấu cao nhất; cùng có một trận hòa và thua 1 trận khi đối đầu với Liverpool và Arsenal. 

Tổng cộng, Solskjaer đã bất bại 8/10 trận khi gặp các đối thủ thuộc nhóm Big Six cho đến lúc này. Đáng nói, Man United của Solskjaer luôn chơi cực hay trong lúc tưởng như đang khủng hoảng. Thành tích này khiến giới chuyên môn và NHM phải tỏ ra ngạc nhiên: Điều gì đã khiến Solskjaer trở thành một đối thủ khó chịu với Big Six đến vậy?

Cùng phân tích tổng thế cách dùng người, sử dụng chiến thuật của HLV Solskjaer:

Sơ đồ chiến thuật

Man United đã sử dụng 2 sơ đồ chiến thuật cơ bản cho các trận đấu lớn mùa này: 6 trong 7 trận lớn đầu tiên, họ chơi với sơ đồ 4-2-3-1 mặc định. Nhưng trong 3 trận đấu gần nhất gặp Liverpool, Chelsea và Man City, họ lại sử dụng sơ đồ 3-5-2 mà lần đầu tiên vận hành ở trận gặp Liverpool hồi tháng 12/2019.

Việc sử dụng sơ đồ 4-2-3-1 khá đơn giản, giống như cách họ vẫn thường chơi trong đa số các trận đấu. Sơ đồ này nhấn mạnh vào khả năng áp đảo của hàng công và dễ dàng điều chỉnh về thế công hay thủ trong các cuộc đối đầu với những đội bóng lớn. 

Tuy nhiên, việc họ chuyển sang chơi với sơ đồ 3-5-2 là một điều khá thú vị. Nó bắt đầu như một vũ khí để ngăn chặn các hậu vệ cánh xuất sắc của Liverpool liên tục có những pha leo biên nguy hiểm suốt trận đấu. 

Trent Alexander-Arnold và Andrew Robertson là một bộ đôi hậu vệ phi thường. Đặc biệt là Alexander-Arnold, người thường là khởi đầu cho các cuộc tấn công của Liverpool. Cầu thủ người Anh này đã có 420 quả tạt vào vòng cấm cho đến hiện tại của Premier League mùa này. Đó là một thống kê đáng kinh ngạc với một cầu thủ hậu vệ. 

Tuy nhiên, trong các đối thủ mà Alexander-Arnold đã đối đầu mùa giải 2019/20, Man United là đội đã làm tốt thứ hai trong việc hạn chế các quả tạt của cầu thủ này vào vòng cấm (25 lần, so với 21 của Wolves) và Man United là một trong hai đội không cho phép Alexander-Arnold tạo cơ hội ghi bàn (cùng Watford). 

Có thể nói, sơ đồ 3-5-2 đã tỏ ra hiệu quả trong việc ngăn chặn các mối đe dọa từ bên ngoài vòng cấm. Điều đó lý giải tại sao nó cho thấy công hiệu từ Liverpool sang Chelsea, nơi nó vô hiệu hóa hai cầu thủ Pedro và Willian trên hàng công; và sau đó là Man City, nơi nó cũng không cho Raheem Sterling, Phil Foden, Riyad Mahrez và Joao Cancelo bất cứ cơ hội ghi bàn nào. 

Phong cách thi đấu

Ngoài câu chuyện về sơ đồ chiến thuật, cách lối chơi được triển khai cũng là yếu tố quan trọng. Đó gọi là phong cách. Bây giờ dưới thời Solskjaer, Man United thích chơi bóng đá nhanh, mượt mà. 

Họ thường vùng lên sau giờ nghỉ. Đó là những gì họ làm một cách hiệu quả, bởi vì họ có xu hướng chơi mà không có bóng trong các trận đấu lớn. Họ nhường quyền sở hữu cho đối thủ và lùi sâu phòng ngự. 

Khi bạn lùi sâu phòng ngự, không gian mở rộng ra. Nhưng khi mà những “chiếc xe bus” đậu trên bãi đỗ xe, chúng dễ bị tấn công bởi những cú bắn phá từ hai cánh. Đây là nơi mà 3-5-2 của Man United thu hẹp những khoảng trống và buộc đối thủ sử dụng nhiều hơn các đường chuyền ngang và những đường chuyền kém chất lượng có thể dễ dàng bị xử lý bởi hàng loạt hậu vệ trong vòng cấm của họ. 

Cả 3 trung vệ và 2 tiền vệ phòng ngự hợp thành bức tường 5 người rất khó vượt qua. Man United thường tránh tạo cơ hội để đối thủ gây áp lực tầm cao hoặc tầm trung, thay vào đó là lựa chọn bảo vệ khu vực vòng cấm của mình. 

Man United chuyển sang 3-5-2 vì Liverpool là đúng, nhưng nó cũng hoạt động như một hệ thống hiệu quả đáng để phân tích. Trong sơ đồ 4-2-3-1, Man United thường chơi trong hiệp đầu tiên, nhưng cách vận hành khá đơn giản: “Phần lớn đội hình ở phía sau, mọi thứ còn lại cứ để Marcus Rashford và Daniel James bùng nổ ở phía trước”. 

Đội hình 3-4-1-2 biến thể của 3-5-2 hay được Solskjaer sử dụng

Thật vậy, Rashford đã ghi hoặc hỗ trợ 7 trong số 10 bàn thắng mà United ghi được trong các trận đấu lớn khi chơi với sơ đồ 4-2-3-1. Rashford là nền tảng cho sự hoạt động của 4-2-3-1 và lúc tiền đạo này bị thương, M.U chuyển sang sơ đồ 3-5-2 gắn kết hơn, đã hoạt động nhịp nhàng để bù đắp cho sự vắng mặt của tuyển thủ Anh. 

Nhưng đây không phải là khuôn mẫu của Solskjaer mà nó phụ thuộc vào mỗi trận đấu, có sự khác biệt dựa trên đối thủ. Chẳng hạn, trong trận đấu với Liverpool, cả hai hậu vệ cánh đều chơi dâng cao để giữ Alexander-Arnold và Robertson tránh xa người thứ ba cuối cùng càng xa càng tốt.

Trong khi đó, Chelsea cũng chơi với ba hậu vệ, khi đối đầu với họ, tiền đạo lại di chuyển rộng và nhiều hơn bình thường và Fred chơi cao hơn để chiến đấu với tiền vệ Jorginho trực tiếp hơn. Điều đó đã đẩy thêm gánh nặng sáng tạo lên những người sáng tạo ít hơn của Chelsea.

Còn ở trận đấu gặp Man City trong trận derby tại Old Trafford, các hậu vệ cánh lại đóng vai trò bất đối xứng. Brandon Williams đã được triển khai cao như thường lệ, đối đầu với một Cancelo sáng tạo và ngăn anh ta tiến vào khu vực 1/3 sân của M.U, để có thể chồng biên với Foden.

Ở bên trái, vì Oleksandr Zinchenko không phải là mối đe dọa thực sự trong các cuộc tấn công, Man United đã phớt lờ cầu thủ này và để Aaron Wan-Bissaka độc lập đối đầu với Sterling và hậu vệ cánh này đã làm tốt điều đó.

Wan-Bissaka đã có 8 cú tắc bóng ở trận đấu và thường đuổi theo Sterling ngay khi không có bóng. Kết quả là vị trí trung bình của Wan-Bissaka sâu hơn đáng kể so với Williams, đến mức Man United chơi 3-5-2 mà trông gần giống như 4-3-3.

Một đội hình 3-4-1-2 khác cũng được sử dụng 

Về mặt tấn công, 3-5-2 mang đến cơ hội tốt để tận dụng tốc độ và di chuyển lên phía trước. Hai tiền đạo chia nhau để chạy vào các khoảng trống giữa trung vệ và hậu vệ cánh (James tìm thấy niềm vui đặc biệt khi làm điều này với Man City). Một nửa khoảng không gian đó thực sự là nơi mà các bàn thắng của M.U xuất hiện trong bốn trận họ vận hành với sơ đồ 3-5-2. Ngay cả cú đá phạt của họ ở trận gặp Man City cũng đến ở sơ đồ này.

Sơ đồ 3-5-2 đã giúp Man United đánh bại cả Chelsea và Man City trong một trận đấu mà họ không phải là đội làm chủ cuộc chơi (ở Old Trafford với Man City và Stamford thuộc về Chelsea). Sơ đồ này cũng giúp Man United cạnh tranh với một đối thủ đang có phong độ rất tốt là Liverpool, đội bóng có khả năng tạo cường độ áp lực tốt hơn họ, mà họ cũng chỉ chấp nhận 1 trận hòa và 1 thua. 

Sự bất thường

Vậy tại sao Man United lại không thể đánh bại Arsenal? Ai đó có thể nói đùa rằng, Arsenal giờ không còn là chính họ và M.U thua Arsenal là thói quen của đội bóng lớn thua đội “chiếu dưới”. Tuy nhiên, Arsenal đã đánh bại Quỷ đỏ ở trận đấu lượt đi của mùa giải và câu trả lời là do sơ đồ chiến thuật của họ. 

Ở trận đấu này, chấn thương khiến Solskjaer buộc phải sử dụng Axel Tuanzebe ở vị trí hậu vệ trái trong sơ đồ 4-2-3-1. Vốn không phải là một hậu vệ trái, nên Tuanzebe đã mắc sai lầm ‘chết người’ khi có một đường chuyền lỗi để Bukayo Saka có cơ hội dễ dàng kiến tạo cho Pierre-Emerick Aubameyang ghi bàn. 

Đây cũng là trận đấu thứ 2 Man United để thua 0-2 tại sân Emirates và đó là minh họa rõ nét nhất cho lý do Solskjaer chuyển sang sử dụng sơ đồ 3-5-2. 

M.U đã thua 0-2 mà mọi nguy hiểm gần như đổ xuống hành lang trái, nơi mà Nicolas Pépé đã dành toàn bộ thời gian của trận đấu để tra tấn dã man Luke Shaw.

Chơi với sơ đồ 4-2-3-1 có nghĩa là Shaw có rất ít sự giúp đỡ từ Rashford và vì thế hàng thủ bị xé toạc khi bản hợp đồng kỷ lục của Arsenal được đặt vào một trong những khu vực nổi bật để nhắc nhở người ta về tài năng thực sự của anh ấy.

Cả hai trận đấu với Arsenal, các tình huống của hậu vệ trái của M.U đều bị khai thác, vị trí giờ là một điểm mạnh của M.U trong sơ đồ 3-5-2. Cả Shaw và Williams đều không phải là những cầu thủ thực sự ưu tú, nhưng bằng cách ghép họ ở bên cánh trái của hàng phòng ngự Man United, họ có thể tạo thành một hàng rào ổn định để ngăn chặn đối thủ đột kích vào bên đó.

Đội hình 4-2-3-1 phổ biến của M.U

Một nguyên nhân của trận thua 0-2 trước Arsenal là M.U chơi quá cởi mở tại Emirates. Vì thế không có gì ngạc nhiên khi họ bị “cắt ra từng mảnh”. Nhưng nếu chơi với sơ đồ 3-5-2, Man United chắc chắn có thể hạn chế được sự thống trị của Pepe. Họ có thể thu hút nhiều cầu thủ Arsenal hơn lao về phía trước và tạo ra một cuộc phản công hiệu quả hơn cho chính họ.

Tương lai

Nhìn vào các mục tiêu chuyển nhượng của Man United vào mùa hè, liệu mùa này có thể là lần cuối cùng NHM thấy Solskjaer sở dụng 3-5-2? Có thể nói, sơ đồ 3-5-2 như một vũ khí nguy hiểm để Man United tối đa hóa hiệu quả của đội hình, cho phép họ sử dụng hậu vệ phòng ngự để chặn đứng đối thủ và đưa bóng vào khu vực có lợi thế về số lượng.

Nhưng một phần của công việc đó là họ phải có hai “công nhân” ở hàng tiền vệ bên cạnh một nghệ sỹ. Bruno Fernandes là sự bổ sung đáng kể từ khi gia nhập Quỷ đỏ và anh trưởng thành mạnh mẽ trong vai trò tiền vệ tấn công. 

Có điều, mọi chuyện có thể thay đổi nếu M.U chiêu mộ được Jadon Sancho hay Jack Grealish. Khi ấy, họ sẽ sắm vai trò tiền đạo của James, trong khi Rashford cũng có thể sẽ lấy vị trí của Anthony Martial để đưa M.U lên đỉnh cao đáng sợ hơn. 

HLV Solskjaer đang sử dụng khá thành công sơ đồ 3-5-2 tại M.U

Nếu sở hữu Jack Grealish, M.U sẽ trở nên nguy hiểm hơn trong phần lớn các đối đầu tại Premier League khi bên cạnh có Fernandes trên hàng tiền vệ. Nhưng trong các trận cầu đinh, nơi họ có thể sử dụng 3-5-2, thì sẽ không có chỗ cho cầu thủ có bắp chân khổng lồ (Grealish) trong đội hình xuất phát. 

Thoạt nhìn thì có vẻ ổn, bởi bóng đá là trò chơi xếp đội hình, nhưng làm thế nào để bạn thuyết phục một ngôi sao gia nhập CLB lại không đảm bảo cho cầu thủ ấy có mặt trong các trận đấu lớn mà họ khát khao? Có lẽ đó là một câu hỏi hóc búa cho mùa giải tới. 

Còn lúc này, Man United đã tìm thấy sức mạnh đáng sợ trong sơ đồ 3-5-2 và nó cho phép họ tấn công và đánh bại những đối thủ hùng mạnh của Premier League. 

XEM THÊM

M.U & Chelsea: Ai sẽ đoạt vé dự Champions League mùa tới?

'Bruno Fernandes sẽ là người hùng truyền cảm hứng như Cantona'

M.U có đến 3 Billy Gilmour trong đội hình

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x