Man United vs Liverpool: Derby của giới chủ Mỹ mặt dày, tham lam

Kỳ Lâm
16:39 ngày 02-05-2021
Trận đấu giữa Man United vs Liverpool xưa nay vẫn được xưng tụng là trận derby của nước Anh. Đây là trận đấu đăng quang của một nhà Vua. Nhưng bây giờ, trận đấu đã biến thành derby của giới tư bản tài phiệt Mỹ, những kẻ vừa lộ bản chất cá mập tham lam sau vụ đảo chính Super League thất bại.

Liverpool, Man United, Arsenal. 3 cánh quân trong cuộc nổi dậy Super League, cùng với những cánh quân khác gồm Chelsea, Man City, Tottenham. Ngoài trừ Chelsea, hai cái tên còn lại không đủ đẳng cấp để sánh với họ.  

Liverpool, Man United, Arsenal giống nhau ở nhiều điểm. Họ từng là vua của bóng đá Anh trong một thời gian dài. Họ có màu đỏ trong logo, màu áo, và thương hiệu nhận diện. Và họ đều là đội quân nô lệ của những chủ nô người Mỹ, những kẻ đang tiến hành cuộc xâm lăng ngược để đáp trả lại việc đế quốc Anh xâm lược Mỹ khi xưa.  

Chưa hết, họ còn một điểm giống nhau, đó là độ dày của lớp da sống trên khuôn mặt của giới chủ. Các nhà sinh vật học đã thống kê, có 3 loại da sống dày nhất thế giới, lần lượt theo thứ tự giảm: da voi, da tê giác, da của 3 chủ sở hữu 3 CLB kể trên.

Chính vì thế, trận derby Anh quốc đêm nay trên sân Old Trafford giữa Man United và Liverpool sẽ rất buồn cười. Đó là trận đấu vô vị, vô giá trị vì chiến thắng chẳng đem lại điều gì. Man City sẽ vô địch Premier League sớm 4 vòng đấu nếu Man United từ hoà đến thua trong khi Chelsea đang củng cố vị trí thứ Tư trong sự bất lực của Liverpool.

Nhưng chúng ta vẫn thấy nhiều thứ hay ho ở trận đấu này, nếu nhìn dưới lăng kính của chủ nghĩa tư bản tham lam, của mưu toan đậm chất tài phiệt Mỹ, và về số phận – tương lai của của Man United, Liverpool trong vòng kiểm soát của những bàn tay đang xiết chặt, dính hơn cả vòi bạch tuộc.

Trận derby nước Anh xưa này là màn tranh đấu giữa Man United và Liverpool

Ngay sau khi quả bom Super League phát nổ, đã có cuộc biểu tình chống lại âm mưu đắt tiền tại Elland Road vào thứ Hai khi Liverpool đến làm khách của Leeds United.  

Rồi tiếp theo là các cuộc biểu tình phản đối diễn ra với Man United và các CLB tham gia Super League khác, với mọi cấp độ và thành phần tham gia. Rất nhanh, Phó chủ tịch điều hành Ed Woodward của Man United tuyên bố sẽ từ chức vào cuối năm 2021.  

Bồi tiếp cho những lời xin lỗi, nhận trách nhiệm, xoa dịu đám đông là những thông tin rằng giới chủ Mỹ đang muốn hoặc bị buộc phải bán CLB. Tuy nhiên, tất cả những điều đó chỉ là giả dối: xin lỗi giả, nhận trách nhiệm giả, xoa dịu giả, và bán CLB giả.

Theo một tay môi giới tài chính chuyên giúp cánh tài phiệt mua bán CLB thể thao, chẳng có mấy khả năng nào cho thấy bất cứ chủ sở hữu người Mỹ nào muốn nhả những con bò vàng năng suất cao ở Premier League cả, và tất cả chỉ là trò đùa.  

Jordan Gardner, một nhà đầu tư Mỹ sở hữu cổ phần tại CLB Helsingor (Đan Mạch), CLB Swansea và Dundalk (CH Ireland) cho biết: “Bộ phim bom tấn Super League sẽ không gây ra bất kỳ tác động lâu dài nào đến các ông chủ người Mỹ tại Premier League.  

Nó là một trong những trận derby có tính biểu tượng lớn nhất thế giới bóng đá

Họ đã nhận một đòn đau về mặt danh tiếng, nhưng cũng có người đứng ra thay họ xin lỗi, và họ vẫn sẽ tiếp tục. Những người như nhà Glazer  - chủ sở hữu Man Unitet - không đặc biệt gắn bó với CLB. Vì vậy, tôi không thấy phản ứng dữ dội của NHM cũng chỉ như muỗi đốt inox.  

Tôi cũng chẳng thấy có khả năng để việc bán CLB vì Super League diễn ra. Họ sẽ không bán CLB vì những hậu quả trực tiếp liên quan đến các sự kiện gần đây, đặc biệt là khi chúng ta đã bắt nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm của đại dịch COVID-19”.

Rõ ràng, không có bất kỳ ai trong số những người Mỹ sở hữu Man United và Liverpool nói riêng, và các CLB tuyên bố tham gia Super League nói chung sẽ bán đội bóng. Họ đang thấp thỏm chờ đợi và hy vọng tất cả sẽ kết thúc êm đẹp.

Bruce Bundrant từng làm việc cho Fenway Sports Group (FSG) trong bộ phận thương mại của Liverpool, phân tích: “Tôi không thể tưởng tượng bất kỳ chủ sở hữu người Mỹ của Man United hay Liverpool sẽ bán CLB sau vụ này. Trừ khi họ nhận được một lời đề nghị không-thể-từ-chối”.

Giá trị của lời đề nghị không-thể-từ-chối đó hẳn phải rất lớn. Chúng ta đều biết rằng, giá trị của Man United đã tăng hơn 4 lần chỉ trong hơn 10 năm qua. Trong khi đó, John Henry và quỹ FSG đã chứng kiến khoản đầu tư của mình vào Liverpool tăng gấp 10 lần trong một thập kỷ.

Tuy nhiên, lần này derby nước Anh được xem là màn chiêm nghiệm của các CĐV chân chính với giới chủ Mỹ...

Conway, người có tập đoàn Truyền thông Thái Bình Dương cũng sở hữu các CLB ở Bỉ, Đan Mạch, Pháp và Thụy Sĩ cho biết: “Tôi cho rằng luôn có một cái giá để trả cho nhà Glazer và Fenway, nhưng việc thuế tăng ở Mỹ trong thời gian qua càng khiến mức giá mong muốn của họ tăng cao.

Điều này dẫn đến chỉ có các quỹ đầu tư tín thác và 50 người giàu nhất thế giới mới có đủ khả năng chi trả. Đầu tư vào thể thao ở Mỹ là cách tốt để nâng cao giá trị tài sản, có thể lên tới hàng tỷ USD. Chủ sở hữu phải trả một khoản phí nhỏ - hàng triệu đô la - để trang trải chi phí vụ đầu tư.

Thuế lợi tức vốn ở Mỹ đã ở mức 15% nhưng nó sẽ tăng lên. Tổng thống Joe Biden đang yêu cầu mức thuế 43% cho những người giàu nhất, điều này sẽ khiến việc bán CLB Liverpool hay Man Unitd trở nên khó khăn hơn nhiều. Họ sẽ đợi trong 5 hoặc 10 năm, khi thuế được giảm xuống một lần nữa”.  
Tuy nhiên nhiên, tất cả những điều này đều đúng với tính toán của những nhà đầu tư của nhà Glazer và FSG. Điều này giải thích tại sao đồng chủ tịch của Man United là Avram Glazer đã bán 70 triệu bảng cổ phiếu của CLB vào tháng trước, trong khi FSG bán 11% cổ phiếu của Liverpool cho Redbird Capital Partners với giá hơn 500 triệu bảng.  

Vậy, có cơ may nào để các CLB như Man United hay Liverpool thoát khỏi giới chủ Mỹ không? Chủ tịch của Liverpool là Tom Werner cho biết đã có một “lời đề nghị điên rồ” để thuyết phục FSG đầu tư vào một CLB đang kém cả trong việc kiếm tiền và kiếm danh hiệu trước khi đại dịch diễn ra.

... đặc biệt sau scandal European Super League

nhà Glazer đã tiết lộ một sự thật là họ có thể bán nếu mức lãi cao hơn, có lẽ là hơn 20% nhưng cuối cùng họ lại không xoá bỏ ý định này khi thấy con bò sữa lại tiếp tục đem lại sữa béo khiến việc kinh doanh có lãi trong quý tư năm 2020 mặc dù bóng đá phải diễn ra trong sân không khán giả.  

Liverpool, ManUnited và Arsenal của “hội 12 nhơ nhuốc” - theo lời mô tả của  chủ tịch UEFA là Aleksander Ceferin - có thể đã tự bôi nhọ danh tiếng với màn ra mắt sản phẩm thảm hại nhất kể từ thuốc lá không khói. Nhưng sau tất cả những náo loạn liên quan đến Super League, UEFA đã cố làm hài lòng “hội 12” bằng một Champions League có quy mô lớn hơn, với nhiều trận đấu hơn và thêm 2 suất tham dự cho Big Six.  

Simon Hallett, chủ sở hữu của CLB Plymouth Argyle, có trụ sở tại Hoa Kỳ nghi ngờ tất cả những gì đã và đang diễn ra là một chiến thuật nghi binh. “Họ đã có được những gì họ muốn từ UEFA và không ai để ý đến! Trong hầu hết các mùa giải, 10 trong số 12 CLB được coi là thành viên sáng lập Super League sẽ được tham dự Champions League và họ còn có khả năng đưa 2 đội còn lại vào”.

Và sau đó, như Conway đã chỉ ra, vấn đề là ai đủ giàu để mua những CLB tầm cỡ như Liverpool hay Man United. Rõ ràng, chỉ có những tay chơi xứ Trung Đông mới đủ sức để tiếp cận hai con bò vàng này. Trước đây, còn có bộ đôi đại gia người Anh là Lord Jim O'Neill và Sir Paul Marshall đã cố mua Man United.  

Trong một bức thư ngỏ gửi cho các chủ sở hữu của Man United, bộ đôi người Anh đã yêu cầu nhà Glazer giảm cổ phần của họ trong CLB xuống còn 49,9%, bằng cách bán cổ phiếu của họ với giá thả nổi là 14 USD, giảm gần 3 đô la so với giá hiện tại. Nhưng không có phản hồi từ Florida.

Giá trị của Man United đã tăng 4 lần so với thời điểm họ bị nhà Glazer thao túng

Thực sự, chúng ta không thấy bất kỳ lý do bức xúc nào khiến nhà Glazer hay  FSG sẽ bán 2 CLB giàu nhất Premier League. Super Legue cũng chẳng cách gì làm thay đổi sự quan tâm của giới chủ Mỹ với bóng đá châu Âu.

Họ chỉ quan tâm đến tiền. Các chủ sở hữu người Mỹ và đặc biệt là các nhóm cổ phần tư nhân đã từng hoạt động trong lĩnh vực bóng đá ở châu Âu, tin rằng một cuộc tái cơ cấu tài sản truyền thông sắp xảy ra. Những thứ mà họ phản đối chính là những thứ tạo ra bản chất Super League: mối đe dọa xuống hạng và suất tham dự Cúp châu Âu.

Sự phản đối khác của họ với việc thiếu giới hạn lương của cầu thủ cũng thế. Tất cả họ đều đã từng đến trường kinh doanh và được dạy rằng tài sản có giá trị bằng tổng các dòng tiền ròng được tạo ra. Nếu không có dòng tiền ròng, thì không có giá trị, chỉ là giá thị trường. Giới hạn tiền lương tạo ra thu nhập và sau đó người có thể đặt giá trị cho chúng.

Vì vậy, lý thuyết tài chính giao chiến văn hóa ở sự kiện Super League và lần này, rõ ràng, văn hóa chiến thắng. Tuy nhiên, họ đã thua trong trận đấu này nhưng họ đang chiến thắng trong cả cuộc chiến.  

Chỉ riêng khoản tiền nhảy dù (khoản tiền dùng để hỗ trợ các đội xuống hạng ở Premier League) đã làm giảm đáng kể cán cân cạnh tranh trong giải đấu. Dòng tiền của châu Âu bị bóp méo và việc phân phối của Premier League mang lại nhiều hơn cho những người chiến thắng.

Còn giá trị của Liverpool cũng tăng 10 lần trong 10 năm qua

Cuối cùng, bất chấp các tay chủ Mỹ ghét chuyện rủi ro nhưng thể thao chính là một thứ đầy rủi ro. Tuần trước, HLV Pep Guardiola đã nói theo cách khác rằng đó “không phải là một môn thể thao” nếu có một CLB không thể thua. Họ không lo xuống hạng, không lo không được tham dự Super League.

Hoá ra, Super League cũng giống như việc áp dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro kiểu Mỹ cho bóng đá châu Âu, luôn đảm bảo có một số CLB luôn được nhận các tấm séc lớn từ JP Morgan hàng năm.  Họ muốn thương lượng tập thể và giới hạn tiền lương để có thể tạo ra dòng tiền ổn định, giống như trong các môn thể thao ở Mỹ.

Các CLB ở các giải đấu NFL, NBA và MLB nhận được 47-50% tổng doanh thu của các giải đấu thông qua một thỏa thuận thương lượng tập thể. Một số đội Premier League đang trả hơn 80%.

Những người Mỹ sở hữu Man United và Liverpool đầu tư vào thể thao đang tìm kiếm một hệ thống có rủi ro thấp nhất nhưng có lợi tức tài chính cao nhất. Thật không may, bóng đá châu Âu có mức độ rủi ro cực kỳ cao so với các môn thể thao truyền thống của Bắc Mỹ.  

Không có gì ngạc nhiên khi chúng ta thấy đám chủ Mỹ này gặp khó khăn trong việc chấp nhận hệ thống hiện tại, và thay vào đó, họ muốn giảm rủi ro cho các món đầu tư bằng cách loại bỏ hệ thống dựa trên thành tích và tìm cách hạn chế việc trả lương.

Giáo sư Stefan Szymanski là một nhà kinh tế học người Anh sống và làm việc ở Mỹ, tại Đại học Michigan. Szymanski, đồng tác giả cuốn sách Soccernomics năm 2009, cho biết: “Khi tôi giải thích khái niệm thăng hạng và xuống hạng cho các học sinh của mình, họ đều bối rối và tin rằng nó sẽ không hoạt động ở Mỹ.

Một điều tôi nhận thấy từ một cuộc phỏng vấn với John W Henry (cổ đông lớn nhất của Liverpool) trong khoảng thời gian tham gia Project Big Picture là biểu hiện thất vọng của ông ta với các CLB nhỏ hơn ở Premier League và nói hầu hết bọn họ đều nhìn xuống vì sợ hãi, thay vì hướng lên mong.

Đối với tôi, dường như đây là chiều hướng văn hóa. Tại sao phải gắn bó với hệ thống cũ khi bạn có thể bắt đầu một cái gì đó mới và thú vị? Nhưng những vấn đề cơ bản vẫn chưa biến mất.  

Vẫn còn đó nhu cầu về bóng đá chất lượng đỉnh của chóp khi Paul Pogba đối đầu Kylian Mbappe, Lionel Messi đụng độ Mohamed Salah và hầu hết các CLB châu Âu vẫn đang đứng trước bờ vực sụp đổ tài chính. Tôi đoán điều này với ngụ ý, sẽ có rất nhiều chủ sở hữu mới tiếp quản trong vài năm tới”.  

John Purcel, nhà phân tích tài chính Vysyble có trụ sở tại London là một người cũng đã dự đoán sự xuất hiện của Super League trước đó nhiều năm, khi ông nhìn những gì đang diễn ra tại Man United, Liverpool và Premier League… Ông không tin rằng Super League đã bị đánh bại.  

“Chúng tôi có thể thấy điều này từ cách đây 5 năm vì chúng tôi đo lường tất cả các chi phí kinh doanh và thấy rằng các CLB đang thua lỗ nhanh hơn rất nhiều so với việc kiếm tiền. Với sự gia tăng quyền sở hữu của người Mỹ ở những CLB hàng đầu như Liverpool và Man United, vấn đề về các khoản lỗ liên tục chắc chắn sẽ được giải quyết sớm hơn là muộn.  

Hơn nữa, giới chủ Mỹ này cũng sở hữu các thương hiệu thể thao ở Mỹ. Sẽ thật ngớ ngẩn khi nghĩ rằng họ sẽ không tìm cách áp đặt các phương thức hoạt động thành công và có lợi nhuận ở châu Âu, bất kể mong muốn của NHM và những người theo chủ nghĩa truyền thống.  

Thần Đèn bây giờ đã ra khỏi bình cổ rêu phong. Chủ nghĩa tư bản đang hoạt động mạnh mẽ tại các CLB đang tìm kiếm con đường thu lợi nhuận. Đáng buồn thay, yếu tố thể thao lại bị xếp là yếu tố thứ yếu”, Purcel nói.  

Những điều này có lẽ đủ để giải thích tại sao không có chuyện nhà Glazer hay FSG đang rao bán CLB và thu dọn đồ đạc và về bên kia đại dương. Giới chủ Mỹ không chỉ cứng đầu, luôn phớt lờ đám ma cũ mà cònlà những người lạc quan.  

Họ tin rằng thể thao không chỉ phục hồi từ COVID-19 mà nó đang trên đà phát triển nhảy vọt tiếp theo về quyền lực truyền thông, một cuộc cách mạng mà nhiều người tin rằng sẽ vắt cạn tiền trong ví trong hàng triệu NHM mỗi năm, những người đã không thể đến được Old Trafford trong trận derby đêm nay để phản đối Super League, ngay cả khi họ muốn.  

Tương lai của 2 CLB này, với các CĐV truyền thống, vẫn còn u ám lắm!

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
33
+48
76
3
34
+41
74
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
33
-2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x