Theo báo cáo của Telegraph, 20 CLB Premier League sẽ thất thu 878,2 triệu bảng nếu mùa giải 2020/21 phải diễn ra trên các sân bóng không khán giả. Dù tỷ trọng từ các hoạt động bán vé và đi kèm trong ngày thi đấu chỉ chiếm 13% tổng doanh thu của các đội, nhưng sau 26 năm, khoản tiền này đã tăng từ 89 bảng lên 677 triệu bảng.
Điều đó cho thấy sức ảnh hưởng của các sân bóng đầy ắp khán giả tới hoạt động kinh doanh của bóng đá Anh. Thậm chí, có những đội hoạt động dựa nhiều vào nguồn tiền trực tiếp này, chẳng hạn như Arsenal khi 25% doanh thu năm tài chính 2019 tới từ tiền bán vé, dịch vụ giải trí ăn uống trong sân.
Mặt khác, dòng tiền này cũng đóng góp tới 22% trong quỹ lương tổng cả giải đang trả cho các cầu thủ (3,3 tỷ bảng mùa 2018/19). Với Arsenal và Tottenham, trong mỗi bảng họ chi ra trả lương lại có tới 40 xu tới từ lợi nhuận kinh doanh ngay trong SVĐ.
Forbes ước tính, Arsenal sẽ mất 122,3 triệu bảng nếu Emirates không mở cửa đón khán giả trước tháng 05/2021. Con số này sẽ là 59,6 triệu bảng trong điều kiện khán giả được tới sân vào tháng 01/2021 và tiếp tục giảm xuống 16,2 triệu bảng khi lệnh cách ly xã hội chỉ áp dụng ở mùa 2019/20. Với M.U, ở kịch bản xấu nhất, họ sẽ thiệt 139,4 triệu bảng, nhiều hơn cả mùa giải kiếm tiền tốt nhất từ bán vé (110,8 triệu bảng mùa 2018/19).
Tất nhiên, không phải đội nào cũng trong trạng thái “lo nơm nớp” khi các trận đấu thiếu đi tiếng cổ động từ bốn phía khán đài. Với các CLB địa phượng, sức chứa nhỏ như Burnley hay Bournemouth, có hay không có khán giả cũng không tác động nhiều tới hoạt động. Năm 2019, Burnley và Bournemouth chỉ thu về lần lượt 6,7 và 8,4 triệu bảng vé vào cửa, chiếm chưa tới 5% tổng doanh thu. Họ là những đội dựa nhiều vào nguồn thu bản quyền truyền hình nên chỉ cần bóng lăn, mọi thứ sẽ được giải quyết. Tuy nhiên, chừng nào sân cỏ xứ sương mù chưa trở lại, chừng đó Burnley hay Bournemouth còn “mất ăn mất ngủ”.
Một chi tiết quan trọng khác khiến đại đa số đội bóng Anh quan tâm là trong thời gian bóng chưa lăn mà có lăn thì khả năng cao sẽ không có khán giả, họ phải nghĩ thêm các giải pháp kinh doanh để bù vào khoảng trống 677 triệu bảng ở các hoạt động trong sân. Năm 2019, chỉ có 8 CLB báo cáo tài chính “dương” và cộng dồn toàn giải, Premier League làm ăn thua lỗ 384 triệu bảng. Nếu tình trạng tăng trưởng âm tiếp diễn, nhiều đội bóng sẽ bị Luật công bằng tài chính sờ gáy, một viễn cảnh không vui chút nào sau các án phạt từ UEFA những năm gần đây ở khắp châu Âu.
Hàng nghìn lao động mất việc Sân không khán giả cũng có nghĩa các công việc phục vụ một trận thi đấu sẽ bị cắt giảm. Hiện tại, M.U cần 3.340 nhân viên an ninh, canh cổng, hậu cần, dẫn đoàn làm việc trong những ngày bóng lăn ở Old Trafford. Dù vậy, con số này sẽ giảm xuống còn… 60 người khi bóng đá trở lại trong tình trạng “vườn không nhà trống”. |
XEM THÊM
'Được đá bóng trở lại, cầu thủ Liverpool vui như trẻ lên 5'
Robertson trở thành báu vật của Liverpool nhờ có bàn chân dị biệt
9 năm sau scandal của Suarez, Liverpool gửi thư xin lỗi Evra