Xu hướng chiến thuật mùa 2019/20: Klopp hay hơn Guardiola ở điểm nào?

Việt Dũng Việt Dũng
11:03 ngày 29-07-2020
Mùa giải vừa qua đã chỉ ra một cách rõ ràng rằng, ở đẳng cấp cao, có hai yếu tố phân biệt những HLV tài năng nhất và phần còn lại: khả năng kiểm soát sự chuyển đổi trạng thái; và khả năng tổ chức tấn công, đặc biệt khi trước mặt là hàng phòng ngự lùi sâu.

Các thống kê về sự xuất sắc của Liverpool đã phần nào trở nên kém ấn tượng sau khi họ giành chức vô địch sớm, nhưng tính đến hết vòng 31 – thời điểm The Reds chính thức vô địch, Man City ghi được nhiều hơn 7 bàn, Liverpool thủng lưới ít hơn 12 bàn. Về cơ bản, sự khác biệt lớn nhất giữa hai CLB dẫn đầu là khả năng phòng ngự.

Tất nhiên yếu tố cá nhân đóng vai trò khá quan trọng. City đã không đưa về một trung vệ nào để khoả lấp chỗ trống của Vincent Kompany để lại, trong khi John Stones và Nicolas Otamendi càng chơi càng khiến người xem thêm nghi hoặc. Chấn thương của Aymeric Laporte càng làm vấn đề trở nên trầm trọng, và việc Pep Guardiola bố trí Fernandinho đá trung vệ khiến thế mạnh đọc trận đấu của anh bị lu mờ. Nhưng trên tất cả, có cảm tưởng vấn đề của City cũng đến từ triết lý của Guardiola, rằng chỉ cần vượt qua lớp pressing thì phía sau sẽ chỉ còn một tấm gương mong manh dễ vỡ.

Mọi đối thủ đều hiểu rằng, bất kỳ đường bóng nào tới được phía sau lưng hàng thủ của Guardiola sẽ đều tiềm tàng cơ hội. Thực ra, điều đó đúng với mọi đội bóng chơi pressing tầm cao, nhưng hiếm khi thấy tình trạng tương tự xảy ra ở Liverpool – điều không thể lý giải đơn thuần bởi phong độ xuất chúng của cá nhân Virgil van Dijk. Đó là một khác biệt về cách tổ chức và sự chủ động gây sức ép, cũng như biết khi nào cần lắng lại.

Sự xuất sắc của Van Dijk giúp Liverpool tránh khỏi những tình huống bị phản công với đội hình dâng cao pressing

Gegenpressing thường được xem là một phương tiện tấn công – đích thân Klopp từng gọi lối chơi này là nhà kiến tạo hay nhất thế giới – nhưng bên cạnh đó nó còn một yêu cầu tiên quyết, đó là khả năng chống lại những tình huống phản công của đối thủ. Cách tiếp cận đó đang ngày một phát triển trong bóng đá Anh, từ Klopp ở Liverpool, Ralph Hasenhuettl ở Southampton cho tới Gerhard Struber ở Barnsley.

Một cách tiếp cận khác cũng khá phổ biến ở Anh là một đội chơi lùi sâu và chờ đối thủ mắc sai lầm. Đó là sản phẩm đến từ sự chênh lệch về chất lượng giữa các CLB Ngoại hạng Anh, buộc những đội nhỏ phải thích nghi và tìm ra phương án dù “xấu xí” để phá thế trận của các CLB lớn. Dù cuộc cách mạng của Chris Wilder với Sheffield United rất mực được ngưỡng mộ, nhưng đó không phải là đường đi ngắn và dễ thực hiện theo. Giai đoạn từ 2003/04 đến 2005/06, ở những dữ liệu đầu tiên, Opta ghi nhận 3 trận đấu ở Ngoại hạng Anh có một đội cầm bóng từ 70% trở lên. Mùa 2016/17, con số đó là 36. Mùa 2017/18, 63 trận. Mùa trước là 67. Mùa này, người ta chỉ chứng kiến 51 trận như thế, nhưng tính trung bình vẫn là hơn 1/8.

Khi một đội chọn phòng ngự lùi sâu, đối thủ sẽ buộc phải tìm cách phá vỡ hệ thống đó. Klopp và Guardiola có xu hướng luyện tập trước các tình huống bóng để khi vào trận các cầu thủ phối hợp thật trôi chảy và ít sai lầm, đồng thời diễn ra ở tốc độ cao hơn. Jose Mourinho ngược lại, cho rằng luyện tập tình huống trước là vô nghĩa, thay vào đó rèn luyện khả năng ra quyết định một cách dứt khoát và chuẩn xác nhất trong mọi tình huống. Khó nói cách vận hành nào sai hay đúng, nhưng một điều rõ ràng là khả năng tổ chức tấn công đang ngày càng quan trọng, có thể mang tính quyết định giữa những đội bóng xuất chúng và phần còn lại.

Klopp và Pep đều chọn cách tập luyện trước các phương án tấn công để đối phó với những hàng thủ lùi sâu

Hai yếu tố này – kiểm soát sự chuyển trạng thái từ tấn công sang phòng ngự và khả năng tổ chức tấn công – là bài test đơn giản để đánh giá năng lực một HLV. Klopp là chuyên gia trong cả hai điều đó. Guardiola thậm chí có phần nhỉnh hơn ở khả năng tổ chức tấn công, nhưng mùa này ông gặp vấn đề ở khâu vận hành chuyển trạng thái. Frank Lampard khá giỏi ở các phương án lên bóng, nhưng Chelsea mùa này lại là đội thủng lưới nhiều nhất giải từ những pha phản công. Những kết quả tốt nhất của M.U mùa này đều đến từ thế trận phản công, tức là cách tổ chức tấn công của Ole Gunnar Solskjaer trước những đội chơi phòng ngự lùi sâu chưa thực sự hoàn hảo.

Mourinho, Brendan Rodgers của Leicester và Nuno Espirito Santo của Wolves đều đặc biệt giỏi ở khả năng chặn phản công, nhưng lại không có sở trường tổ chức tấn công – dù với Nuno Espirito Santo thì vấn đề còn nằm ở khâu chất lượng đội hình chứ chưa hẳn ở năng lực. Mourinho đơn giản là không muốn bổ sung kỹ năng này, điều từng khiến ông nhận chỉ trích ở Real Madrid.

Nhìn chung, những đội bóng mạnh đều có xu hướng kiểm soát thế trận và chủ yếu chơi bóng bên phần sân đối thủ. Trong tình thế đó, khả năng tổ chức tấn công để xuyên phá những hàng thủ dày đặc và chống phản công đương nhiên trở thành những yếu tố quan trọng nhất đối với một HLV ở đẳng cấp cao.

XEM THÊM

Sự kiện nóng trong ngày

9 CLB đồng hương yêu cầu CAS không dỡ bỏ lệnh cấm với Man City

Độc đáo Ngoại hạng Anh 2019/20 qua những dữ liệu thống kê thú vị

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
28
+46
64
2
28
+39
64
3
27
+34
60
4
29
+18
56
5
28
+17
53
6
28
0
47
7
29
-4
44
8
28
+6
42
9
28
-2
41
10
28
+11
40
11
27
+2
39
12
29
-1
38
13
28
-11
35
14
28
-16
27
15
28
-12
26
16
29
-18
22
17
28
-10
21
18
29
-16
21
19
29
-34
17
20
28
-49
15

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x