Hậu SEA Games 30: Sau niềm vui là nỗi lo

Đỗ Tuấn Đỗ Tuấn
08:14 ngày 15-12-2019
SEA Games 30 là kỳ đại hội thành công lớn của Đoàn thể thao Việt Nam. Với 98 HCV, 85 HCB và 105 HCĐ, Việt Nam đã vượt mặt Thái Lan trên bảng tổng sắp huy chương để khẳng định vị thế ở đấu trường thể thao Đông Nam Á. Tuy nhiên, sau niềm vui là những nỗi lo.
Hậu SEA Games 30: Sau niềm vui là nỗi lo

Tại SEA Games 30, thể thao Việt Nam vẫn giữ được thế mạnh ở những môn trong hệ thống Olympic như điền kinh, bơi, vật, đấu kiếm, cử tạ, TDDC, canoeing…, và đấy cũng là những môn mang về nhiều HCV. Tuy nhiên, sau niềm vui đó, đã đến lúc cần tỉnh táo để nhìn lại những mặt được và chưa được của thể thao Việt Nam ở đại hội vừa qua, nhằm có sự chuẩn bị tốt hơn cho tương lai.

Điền kinh là môn giành nhiều HCV nhất cho đoàn Việt Nam với 16 chiếc, nhưng điền kinh đang gặp phải sự cạnh tranh cực lớn từ các nước Thái Lan và Philippines. Đặc biệt, chúng ta mất khá nhiều huy chương ở những nội dung từng là thế mạnh như chạy 200m nữ, 110m rào nữ, tiếp sức 4x100m nữ, nhảy cao nữ, nhảy xa nữ; chạy 5.000m và 10.000m nam, nhảy xa nam… Nếu không chuẩn bị lực lượng kế cận ở nhiều nội dung, trong đó có cự ly 800m và 1.500m nam, nhiều khả năng chúng ta sẽ mất HCV trong tương lai khi nhà vô địch Dương Văn Thái đã không còn trẻ.

Ba kỳ đại hội liên tiếp, chỉ tiêu huy chương của đội tuyển bơi đều dựa vào “kình ngư” Nguyễn Thị Ánh Viên. Dẫu giành 6 HCV ở SEA Games 30, nhưng thành tích của Ánh Viên đã không còn cao như trước. Thậm chí những cự ly từng là thế mạnh và gần như không có đối thủ của Ánh Viên như ngửa và hỗn hợp, nay cô đã bị các tay bơi trẻ trong khu vực đeo bám rất sát. Thời gian tới, nếu không có điều chỉnh kịp thời và lên kế hoạch chuẩn bị lứa VĐV kế cận, bơi Việt Nam rất dễ bị tụt hậu.

 Những VĐV như Dương Văn Thái (ảnh chủ) hay Nguyễn Thị Ánh Viên sẽ không thể mãi gánh nhiệm vụ giành HCV cho đoàn Việt Nam 	 Ảnh: ĐỨC CƯỜNG

Trong khi đó, TDDC vẫn đạt chỉ tiêu 3 HCV, nhưng vị thế số 1 của Việt Nam đã bị Malaysia vượt mặt. Các gương mặt nữ trẻ chưa thể thay các đàn chị trong việc tranh đoạt huy chương, trong lúc các tuyển thủ nam gặp sự cạnh tranh gay gắt từ các nước, đặc biệt là Philippines.

Tương tự ở môn đấu kiếm, từ SEA Games 2015, đấu kiếm Việt Nam đã vươn lên đứng đầu khu vực và giữ vững vị thế đó ở 2 kỳ đại hội liên tiếp. Tuy nhiên, tại SEA Games 2019, đấu kiếm Việt Nam đã bị Singapore vượt mặt, dẫu cả hai cùng giành 4 HCV, nhưng họ hơn chúng ta ở số HCB và HCĐ. Vậy nên, nếu không có sự chuẩn bị lực lượng kế cận, đấu kiếm Việt Nam dễ rơi vào khủng hoảng khi những kiếm thủ kỳ cựu như Vũ Thành An, Nguyễn Tiến Nhật… đang dần đi qua thời kỳ đỉnh cao.

Ngoài những môn kể trên, rất nhiều đội tuyển thể thao của Việt Nam cũng đang tụt hậu về thành tích. Thời gian tới, ngành thể thao Việt Nam chắc chắn phải có những cuộc họp phân tích đánh giá mặt còn hạn chế của các đội tuyển, nhằm có sự chuẩn bị tốt hơn cho các giải đấu quốc tế quan trọng trong tương lai, đặc biệt là SEA Games 31 diễn ra tại Việt Nam vào năm 2021.

Bắn súng là nỗi thất vọng lớn
Bắn súng là đội tuyển được đặt nhiều kỳ vọng của Đoàn thể thao Việt Nam ở SEA Games 30, đơn giản bởi chúng ta có xạ thủ Hoàng Xuân Vinh từng giành HCV và HCB tại Olympic Rio 2016. Tuy nhiên, trong 14 bộ huy chương môn bắn súng ở đại hội khu vực vừa qua, các xạ thủ Việt Nam không giành được HCV nào. Trong đó, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh chỉ giành HCB và xạ thủ Trần Quốc Cường giành HCĐ. 
Nguồn: Bongdaplus
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

Bảng tổng sắp
huy chương SEA Games 2023
Stt
Đoàn TT
Tổng
1
Việt Nam
136
105
118
359
2
Thái Lan
108
96
108
312
3
Indonesia
87
80
109
276
4
Campuchia
81
74
127
282
5
Philippines
58
85
117
260
6
Singapore
51
43
64
158
7
Malaysia
34
45
96
175
8
Myanmar
21
25
68
114
9
Lào
6
22
60
88
10
Brunei
2
1
6
9
11
Timor-Leste
0
0
4
4
Đừng bỏ lỡ
x