SEA Games từ Đông Nam Á đến… Việt Nam

ĐỖ TUẤN
07:33 ngày 11-11-2019
60 năm qua, kể từ ngày đại hội thể thao Đông Nam Á lần đầu được tổ chức tại Thái Lan năm 1959, SEA Games đã trải qua nhiều thăng trầm cùng những biến cố lịch sử của khu vực. Dẫu thế, đại hội này vẫn trải qua 29 lần tổ chức và ngày càng phát triển vững mạnh.
SEA Games từ Đông Nam Á đến… Việt Nam

Từ SEAP Games đến SEA Games
Ngày 22/05/1958, ông Laung Sukhumnaipradit - Phó Chủ tịch Ủy ban Olympic Thái Lan đã đưa ra đề xuất cần có một đại hội thể thao thuộc bán đảo Đông Nam Á, viết tắt là SEAP Games, để giúp các VĐV của khu vực có thể nâng cao thành tích nhằm cạnh tranh cùng các đối thủ của những nước có tiềm lực hơn ở Á vận hội và Olympic. Từ ý tưởng này, Liên đoàn thể thao bán đảo Đông Nam Á (Southeast Asian Peninsula Games Federation) ra đời với 6 thành viên sáng lập gồm: Burma (sau là Myanmar), Campuchia, Lào, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam.

Tôn trọng và để tưởng thưởng cho sáng kiến của người đề xuất là Thái Lan, nên đất nước này được nắm quyền đăng cai đại hội đầu tiên và SEAP Games lần 1 đã khai mạc vào ngày 12/12/1959 tại Bangkok, với sự tham dự của gần 600 quan chức và VĐV.

Sau đó, đại hội khu vực luân phiên tổ chức 2 năm/lần và dựa theo thứ tự chữ cái nên Burma là nước đăng cai SEAP Games lần 2-1961. Tuy nhiên, đến năm 1963, do bất ổn chính trị nên Campuchia không thể tổ chức khiến đại hội bị hoãn mất một kỳ và Lào là nước đăng cai SEAP Games lần 3-1965. Nhưng sau đó, Lào xin rút lui vì khó khăn kinh tế, nên Malaysia đã nhảy vào thế chỗ để đại hội không bị hoãn thêm.

Những kỳ đại hội sau đó, do biến cố lịch sử và khó khăn tài chính nên nhiều nước không thể đăng cai theo trình tự, buộc Liên đoàn thể thao Đông Nam Á phải mở rộng số thành viên và các nước Singapore, Brunei, Indonesia, Philippines được mời tham gia. Với số lượng các nước nhiều hơn, nên từ “bán đảo” đã bị bỏ và SEAP Games được đổi thành SEA Games từ đại hội lần 9 tổ chức năm 1977 tại Malaysia cho đến nay.

Những thăng trầm của đoàn thể thao Việt Nam
Do biến cố lịch sử của đất nước, nên đoàn thể thao Việt Nam cũng trải qua nhiều thăng trầm trong những lần góp mặt ở đại hội thể thao lớn nhất khu vực.
Từ SEAP Games lần 1-1959 đến lần 8-1973, Việt Nam tham dự với các VĐV của miền Nam Việt Nam. Năm 1975, đoàn thể thao Việt Nam và Campuchia, Lào đã không thể góp mặt, khiến đại hội tổ chức tại Thái Lan chỉ còn 4 nước là Thái Lan, Myanmar, Singapore, Malaysia tham dự.

Mãi đến SEA Games 15-1989 tổ chức tại Malaysia, tức sau 14 năm vắng mặt, đoàn thể thao Việt Nam mới tái hòa nhập lại đấu trường khu vực khi tham dự với 42 VĐV ở 8 môn thi đấu gồm: bơi, điền kinh, TDDC, bắn súng, quyền Anh, quần vợt, bóng bàn và bóng chuyền nữ. Lần ấy, đoàn Việt Nam đoạt 3 HCV, 11 HCB và 5 HCĐ, xếp thứ 7 trên bảng tổng sắp.

Đến nay, đoàn thể thao Việt Nam đã phát triển ngày càng vững mạnh và luôn nằm trong Top 3 của khu vực Đông Nam Á kể từ SEA Games 22-2003 đến nay. Ở kỳ đại hội gần nhất diễn ra cách đây 2 năm, đoàn Việt Nam giành 58 HCV, 50 HCB, 60 HCĐ và xếp thứ 3 trên bảng tổng sắp.

Nguồn: Bongdaplus
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

Bảng tổng sắp
huy chương SEA Games 2023
Stt
Đoàn TT
Tổng
1
Việt Nam
136
105
118
359
2
Thái Lan
108
96
108
312
3
Indonesia
87
80
109
276
4
Campuchia
81
74
127
282
5
Philippines
58
85
117
260
6
Singapore
51
43
64
158
7
Malaysia
34
45
96
175
8
Myanmar
21
25
68
114
9
Lào
6
22
60
88
10
Brunei
2
1
6
9
11
Timor-Leste
0
0
4
4
Đừng bỏ lỡ
x