CHUYỆN KIẾM TIỀN CỦA VĐV SAU KHI GIẢI NGHỆ

Được như Beckham, Jordan liệu có mấy người?

Lâm Phong
10:17 ngày 30-12-2019
Đối với đa số các VĐV, cuộc sống sau khi giải nghệ là một nỗi ám ảnh. Có người ăn tiêu dè xẻn số tiền tích lũy được thời thi đấu, có người “cháy túi” sau khi rời khỏi ánh đèn sân khấu. Nhưng không ít ngôi sao tận dụng được danh tiếng của mình để thậm chí trở nên giàu có hơn cả thời đỉnh cao. Họ là ai?
Được như Beckham, Jordan liệu có mấy người?

66% ngôi sao NBA đối mặt với nguy cơ phá sản
Ngày 14/10/2010, huyền thoại một thời của Liverpool, John Barnes khiến NHM ngỡ ngàng khi nộp đơn tuyên bố phá sản. Từng là một ngôi sao lớn của bóng đá Anh và kiếm không ít tiền thời còn chinh chiến, việc Barnes rơi vào tình trạng khánh kiệt là một cơn địa chấn. Paul Gascoigne cũng là một ví dụ kinh điển. Lối sống buông thả, nghiện ngập khiến huyền thoại của bóng đá Anh túng quẫn, nợ nần. Ông 2 lần phải tuyên bố phá sản vào các năm 2008 và 2011 sau khi bị cơ quan thuế vụ réo tên đòi nợ. 

Những điển hình như John Barnes hay Gascoigne phản ánh rất chân thực tình trạng bấp bênh và nỗi hoảng sợ của các cầu thủ bóng đá nói riêng và VĐV thể thao nói chung sau ngày tuyên bố giải nghệ. Nếu đến những khối tài sản lên tới cả chục triệu bảng như của Barnes hay Gascoigne cũng có thể cạn kiệt thì dễ hiểu khi các VĐV cảm thấy hoang mang. Thực tế chứng minh, có tới 66% các ngôi sao NBA - những người có thu nhập bình quân cao nhất lang thể thao - đối diện cảnh phá sản hậu giải nghệ.

Tuy nhiên, ở đâu đó, vẫn có những cá nhân sớm nhìn ra những thách thức sau giải nghệ và bằng danh tiếng, nguồn vốn, trí óc của mình. Họ tìm ra những cách kiếm tiền khác và thậm chí còn trở nên giàu có hơn cả thời thi đấu. Nguồn cảm hứng lớn nhất không ai khác ngoài huyền thoại Michael Jordan.

Cả Michael Jordan và Beckham đều có tầm nhìn chiến lược sau khi giải nghệ

Vào năm 2014, tạp chí Forbes đưa tin khẳng định, số tiền siêu sao bóng rổ một thời của đội Chicago Bulls kiếm được trong năm đó còn nhiều hơn thu nhập trong 15 năm thi đấu của anh cộng lại. Hiện tại, Jordan cũng là một trong những VĐV thể thao hiếm hoi gia nhập giới tỉ phú.

Nguồn thu nhập chính của Jordan sau khi giải nghệ là thời trang. Mẫu giày sneaker Air Jordan 1 đứng vững chắc trong Top 5 mẫu giày bán chạy nhất năm suốt gần 2 thập kỷ. Nhiều năm qua, rapper Kayne West từng gây xôn xao giới chơi giày khi tung ra mẫu Yeezy 350 nhưng vẫn không tài nào làm giảm nổi nguồn thu nhập của Jordan đến từ mẫu giày anh sáng lập. Hiện tại, Jordan đang sở hữu khối tài sản khoảng gần 1,8 tỉ bảng. 

Những cỗ máy kiếm tiền sau giải nghệ
David Beckham cũng là một trong những biểu tượng kiếm tiền sau khi giải nghệ. Năm ngoái, cựu sao Man United kiếm được 70 triệu bảng từ các nguồn thu như quảng cáo, kinh doanh thời trang, buôn bán bất động sản… 

Từ thời còn thi đấu, Becks đã là một cỗ máy kiếm tiền nhờ tầm nhìn vượt trội. Cứ so sánh với những đồng đội thuộc thế hệ 1992 là rõ: cùng bước vào kinh doanh nhưng Becks hái ra tiền còn những Ryan Giggs, Gary Neville thì lao đao, khốn đốn, vẫn tiếp tục phải gắn với bóng đá mới kiếm ra tiền. 

Thêm một cỗ máy kiếm tiền được tạo nên sau khi giải nghệ mang tên The Rock. Các bạn không nghe nhầm đâu, đó chính là siêu sao Hollywood Dwayne “The Rock” Johnson. Cựu võ sĩ WWE chỉ có một thu nhập đủ để nuôi thân thời còn thi đấu, nhưng sau khi từ bỏ nghiệp đánh đấm để trở thành một ngôi sao hành động trên màn bạc, The Rock mới thật sự hốt bạc. Năm 2014, The Rock bỏ túi số tiền 39,7 triệu bảng, nhiều hơn bất kỳ năm nào trong thời gian anh còn thi đấu.

Cựu golf thủ Gary Player từng kiếm được 10,7 triệu bảng thời còn cầm gậy. Sau khi giải nghệ, ông tận dụng tiền tích lũy để kinh doanh và đến năm 60 tuổi, tài sản của Player lên tới 152,9 triệu bảng. Như vậy số tiền Gary kiếm về sau khi từ giã thi đấu gấp tới… 13 lần thời ông còn thi đấu.

Những Beckham, Jordan, The Rock Johnson, Gary… chính là hình mẫu tiêu biểu để xua tan cảm giác u ám, bấp bênh cho những VĐV đang chớm bước vào giai đoạn cuối sự nghiệp và bắt đầu phải nghĩ về tương lai không có những đồng lương từ CLB. 

Arnold Palmer & sự ra đời của thương hiệu nước giải khát
Là một cựu golf thủ, ông chủ của thương hiệu nước giải khát nổi tiếng Arnold Palmer và cũng là một cựu VĐV kiếm tiền gấp đôi, gấp ba lần sau khi giải nghệ. Tuy nhiên, câu chuyện về sự ra đời của thương hiệu Arnold Palmer mới thú vị. Năm 1960, Arnold Palmer đang ngồi thư giãn và gọi phục vụ một ly “ice tea trộn với… nước chanh”. Người phục vụ ngơ ngác với thứ nước uống kỳ lạ đó và đã từ chối. Khi đó Arnold nói rằng: “Rồi người Mỹ sẽ uống thứ nước này”. Sau khi ông giải nghệ, nhãn hiệu nước uống Arnold Palmer ra đời.

Cứ 5 cầu thủ lại có 2 người gặp nguy cơ phá sản
Theo số liệu từ trang FourFourTwo thì cứ trung bình 5 cầu thủ bóng đá giải nghệ sẽ có ít nhất 2 người đối mặt với nguy cơ cạn sạch tiền trong 1-3 năm sau. Nguyên nhân đến từ thú tiêu tiền thiếu suy nghĩ, từ cờ bạc, nghiện ngập và những cuộc ly hôn. Ngoài ra, không ít cầu thủ bóng đá đã gặp phải những tay môi giới đầu tư lừa đảo khiến tiền của họ đội nón ra đi. 

XEM THÊM

Liverpool: Sự kiên nhẫn đặt vào Keita đang được đền đáp

Lịch sử Ngoại hạng Anh gọi tên Liverpool

Adama Traore: Hung thần của Man City ở Ngoại hạng Anh 2019/20

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
33
+48
76
3
34
+41
74
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
33
-2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x