Từ Zero tới Hero: Những nhà vô địch đạp lên trên định mệnh

Thể thao vốn chưa bao giờ thiếu những câu chuyện cổ tích, những câu chuyện về những VĐV hay tập thể đã vượt qua tất cả - không chỉ giới hạn của bản thân mà cả sự “an bài” của định mệnh - để giành được những chức vô địch mà trước đó không tồn tại ngay cả trong giấc mơ của những kẻ hoang đường nhất.
#1
Exeter Chiefs (bóng bầu dục)

Khi Chiefs giành chức vô địch châu Âu và nước Anh trong hai tuần liên tiếp hồi tháng 10 năm ngoái, người ta thường nhắc tới việc họ mới được thăng lên hạng nhất cách đây có 10 năm. Nhưng để thực sự hiểu được tầm vóc của cú lột xác của Chiefs, cần phải trở lại với năm 1996, khi họ vẫn đang là một đội bóng nghiệp dư chơi ở giải hạng Tư của hiệp hội rugby Anh. Từ đó tới chỗ vô địch Champions Cup 2020 với thành tích bất bại, đồng thời là đội ghi nhiều điểm nhất thật sự là một bước nhảy vĩ đại. Để tiện cho các fan bóng đá hình dung, cứ tưởng tượng vào năm 2046, Mansfield Town sẽ đánh bại Bayern Munich trong trận chung kết Champions League 2046!

#2
Leicester City (bóng đá)

Làn fan bóng đá thì đương nhiên không ai không biết tới câu chuyện cổ tích của Leicester. Họ bước vào mùa giải 2015/16 với tư cách một ứng viên... rớt hạng, sau khi đã vật vã để trụ lại Premier League ở mùa giải trước đó. Trước đó, Leicester chưa bao giờ xếp cao hơn vị trí thứ 8 ở Premier League. HLV của họ, Claudio Ranieri, là một “chuyên gia thất bại” (lời Mourinho), và vừa bị Hy Lạp sa thải sau khi thua... Đảo Faroe. Các nhà cái cũng không mấy tin tưởng vào khả năng gây bất ngờ của Leicester khi đưa ra tỉ lệ 5.000/1 (đặt 1 ăn 5.000) cho cửa Bầy cáo vô địch. Cũng có vài người đặt cửa này, nhưng nếu không phải để ủng hộ đội bóng con cưng thì cũng là để cho... vui. Nhưng rồi Leicester vô địch thật, một cách thuyết phục, khi chỉ thua có 3 trận trong cả mùa.

#3
Nottingham Forest (bóng đá)

Exeter Chiefs mất 10 năm để trở thành nhà vô địch châu Âu sau khi được thăng hạng. Nottingham Forest của HLV huyền thoại Brian Clough chỉ mất có 2 năm để làm được điều tương tự. Không những thế, họ còn bảo vệ được chức vô địch của mình trong năm tiếp theo. Đó là điều không ai nghĩ tới khi Clough tiếp quản Forest vào năm 1975; khi đó, họ còn đứng thứ 13 ở giải hạng Nhì. Sau 2 năm, Forest được thăng lên hạng nhất, nhưng với số điểm thấp kỷ lục, nên ai cũng nghĩ là họ sẽ sớm phải trở lại với “cái máng lợn cũ” thôi. Thực tế? Forest vô địch Anh ngay mùa đầu tiên, giành Cúp C1 ở mùa tiếp theo, bảo vệ danh hiệu đó ở mùa tiếp theo nữa, sau khi đánh bại Barcelona trong trận tranh Siêu Cúp.

#4
Boris Becker (tennis)

Khi Becker tham dự Wimbledon 1985, ông mới 17 tuổi. Trong lịch sử giải đấu, chưa có tay vợt 17 tuổi, lại không được xếp hạt giống, từng lên ngôi vô địch. Cả ngoại hình lẫn phong cách của Becker - được ví von là trông như một chiếc xe tải tóc vàng - cũng không cho thấy dấu hiệu của một nhà vô địch. Cách đánh hùng hục của Becker xem thì vui mắt, nhưng bị cho là không hiệu quả, vì quá tốn sức. Nhưng ở giải đấu năm đó, Becker cứ lầm lũi tiến. Trong trận đấu cuối cùng với Kevin Curren, người đã loại Jimmy Connors, John McEnroe và Stefan Edberg, phong cách chơi kiểu tán phá của ông đã khiến đối thủ trở tay không kịp. Becker trở thành tay vợt trẻ nhất đăng quang ở một giải Grand Slam.

#5
John Daly (golf)

Năm 1991, John Daly vẫn chỉ là một tay mơ trong làng golf, với “tài sản” không có gì khác ngoài một cú vung mạnh, sự tự tin và điếu thuốc luôn thường trực trên môi. Anh thậm chí chẳng được dự US PGA Championship, và chỉ đứng thứ 9 trong danh sách dự phòng. Nhưng đêm trước giải đấu, vợ của Nick Price lâm bồn, thế là tay golf người Zimbabwea buộc phải rút khỏi giải. Daly được gọi thay thế. Ngay trong đêm, ông đã phi xe từ Memphis tới Indianapolis, và khi tới nơi thì vừa kịp giờ tee off. Daly chưa bao giờ nhìn thấy, đừng nói là chơi, ở sân golf này. Ông thậm chí phải mượn caddy của Price. Rồi sao? Daly lên ngôi vô địch, với thành tích âm 3 gậy!

#6
Những chiến binh anh đào Nhật Bản (rugby)

35.000 khán giả có mặt ở sân Community của Brighton để chứng kiến trận đấu giữa Nam Phi và Nhật Bản trong khuôn khổ giải vô địch rugby thế giới 2015, không nghĩ là họ chuẩn bị được theo dõi một trong những đấu hay nhất trong lịch sử. Ngược lại, họ tin là mình chuẩn bị phải chứng kiến một màn hủy diệt.

Trong khi Nam Phi đã hai lần vô địch World Cup, Nhật Bản thậm chí chưa thắng được trận nào ở World Cup từ 1991. Nhưng trận đấu đã diễn ra cân bằng ngoài dự tính. Tới phút bù giờ, Nam Phi chỉ hơn Nhật bản có 3 điểm, và Nhật được hưởng một quả phạt. Nếu chọn đá, Nhật sẽ được 3 điểm, và có được một trận hòa lịch sử. Nhưng họ chọn cách khó hơn: chuyền và chạy. Sự dũng cảm ấy đã được đền đáp xứng đáng khi Karne Hesketh vượt qua được vạch cuối sân. Nhật Bản giành thắng lợi với tỉ số 34-32, và đây được xem là một trong những kết quả gây sốc nhất trong lịch sử rugby.

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
33
+48
76
3
34
+41
74
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
33
-2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x