GÓC NHÌN: Ngoại hạng Anh phá sâu kỷ lục cũ, tiêu hơn 2 tỉ bảng ở chợ Hè 2022

Đỗ Trung Đỗ Trung
10:50 ngày 02-09-2022
Thay vì thắt chặt chi tiêu, các CLB Ngoại hạng Anh đã trải qua kỳ chuyển nhượng Hè 2022 bùng nổ. Tổng cộng, họ đã đầu từ hơn 2 tỷ bảng vào khâu sắm sửa cầu thủ, xô đổ kỷ lục cũ 1,45 tỷ bảng ở chợ Hè 2017. Vậy nguyên nhân đằng sau việc vung tiền mạnh mẽ này là gì?
#1
Sự hiện diện của những ông chủ mới

Công bằng mà nói, Todd Boehly đã tận dụng tối đa kỳ chuyển nhượng đầu tiên của mình ở Chelsea. Đảm nhận vai trò giám đốc thể thao tạm thời đồng thời là chủ sở hữu, vị tỷ phú người Mỹ đã chi tiêu mạnh mẽ khi đầu tư 258,5 triệu bảng đưa về 7 tân binh. 

Newcastle cũng có chủ sở hữu mới và giới chủ Saudi Arabia của họ đã chi 122 triệu bảng cho 4 bản hợp đồng, trong đó tiền đạo Alexander Isak trở thành tân binh đắt giá nhất lịch sử CLB với 60 triệu bảng. 

Kieran Maguire, giảng viên tài chính bóng đá tại Đại học Liverpool, nói với Sportsmail: "Các chủ sở hữu mới tại Premier League có xu hướng chi mạnh và điều đó đang thúc đẩy thị trường".

Một ông chủ khác ở Ngoại hạng Anh cũng "làm mưa làm gió" tại chợ hè 2022, đó Evangelos Marinakis của Nottingham Forest. Ông trùm truyền thông Hy Lạp đã chi 150,9 triệu bảng để chiêu mộ tới... 20 cầu thủ cho Nottingham trong lần đầu tiên ông được tham dự một sân chơi lớn như Premier League.

Chelsea chi đậm ở hè 2022 dưới thời ông chủ Boehly

#2
Doanh thu kỷ lục

Tổng doanh thu của các CLB Ngoại hạng Anh đã giảm trong giai đoạn Covid, từ 5,2 tỷ bảng mùa 2018/19 xuống còn 4,5 tỷ bảng mùa 2019/20. Đó là lần đầu tiên các CLB Premier League ghi nhận mức giảm doanh thu so với cùng kỳ. Dù vậy, kể từ đó, họ đã lấy lại đà phát triển. Deloitte - công ty kiểm toán hàng đầu thế giới - ước tính doanh thu sẽ đạt kỷ lục 6 tỷ bảng mùa này, vượt qua mức trước đại dịch.

"Nếu nhìn vào doanh thu do các CLB tạo ra, thì thông điệp nhìn chung là tích cực về cách họ vượt qua đại dịch. Họ không phải gánh những khoản nợ nước ngoài đáng kể, hay tự làm khó mình theo những cách mà có thể các CLB khác trên khắp châu Âu đã phải làm", Tim Bridge thuộc nhóm Kinh doanh Thể thao Deloitte cho biết.

Doanh thu kỷ lục được dự đoán trong mùa giải này chủ yếu đến từ các hợp đồng phát sóng béo bở ở nước ngoài cũng như thói quen chi tiêu bền vững của người hâm mộ.

"Các thỏa thuận mới về phát sóng ở Mỹ và Scandinavia đang ở mức kỷ lục. Điều đó mang lại sự tự tin cho các CLB. Cũng không có bằng chứng nào về việc người hâm mộ dừng mua vé xem cả mùa bất chấp vấn đề chi phí sinh hoạt khó khăn", Maguire lý giải.

#3
Nguồn cung ép giá

Có một đặc điểm dễ nhận thấy là các CLB tầm trung tại Ngoại hạng Anh thu về số tiền rất lớn từ việc bán những ngôi sao của mình ở chợ hè 2022. Brighton đã để Manchester City và Chelsea tham gia vào cuộc tranh đấu giành hậu vệ trái Marc Cucurella. Cuối cùng, Brighton chốt hạ bán Cucurella với mức giá cao là 55 triệu bảng. Leicester cũng ép giá thành công Chelsea để thu về hơn 70 triệu bảng cho trung vệ Wesley Fofana.

"Bên bán đang ở vị thế rất mạnh. Các CLB đã vật lộn vượt qua thời kỳ Covid nên họ không quá cần thiết phải đồng ý với đề nghị đầu tiên. Các CLB bên bán có thể đòi mức giá tối đa", Maguire thừa nhận. Xét về tổng thể, điều này khiến giá cả lạm phát. Newcastle, West Ham và Wolves đều đã phá kỷ lục chuyển nhượng của họ, trong đó, có 10 cầu thủ đã được ký hợp đồng với mức phí 40 triệu bảng.

Brighton thu về số tiền lớn từ việc bán Cucurella

#4
Cuộc đua Top 4

Những lợi ích cực lớn từ việc tham dự Champions League khiến các CLB chấp nhận đầu tư mạnh mẽ. "Khi thấy một CLB đã chi 200 triệu bảng, bạn phải tìm cách bắt kịp", Maguire nhận xét. 

Chính HLV Erik ten Hag của Man United cũng đã thừa nhận như vậy sau khi Quỷ đỏ chi tới 85,5 triệu bảng chiêu mộ cầu thủ chạy cánh Antony từ Ajax. Ông nói: "Các chủ sở hữu của chúng tôi đã điều chỉnh vì thị trường như thế nào. Nếu muốn chiến đấu cho vị trí trong Top 4, bạn phải làm điều đó".

Câu chuyện tương tự diễn ra nhưng ở cuộc chiến trụ hạng. Leeds, đội đã trụ hạng thành công ở vòng cuối của mùa giải trước, đã chi 89,8 triệu bảng sắm sửa cầu thủ. 

#5
Liệu mọi thứ sẽ dừng lại?

Premier League đang xem xét lần đầu tiên giới hạn chi tiêu trong khâu chuyển nhượng và tiền lương của các CLB. UEFA đang thay thế luật Công bằng tài chính (FFP) bằng một quy tắc mới hạn chế các CLB chỉ được phép chi tiêu 70% doanh thu của họ trong một năm dương lịch, và Ngoại hạng Anh có thể mang lại một hệ thống tương tự.

Tuy nhiên, nhiều khả năng Premier League sẽ đặt ra tỷ lệ cao hơn UEFA, và doanh thu trung bình của các CLB Anh lớn hơn nhiều so với các đối thủ của họ tại châu Âu. Do đó, đừng ngạc nhiên nếu chúng ta chứng kiến một kỷ lục chi tiêu khác vào mùa hè tới, đặc biệt là khi Premier League sắp sửa có suất thứ năm tại Champions League từ năm 2024.

Mùa hè 2023 hứa hẹn sẽ còn bùng nổ hơn nữa với các CLB Ngoại hạng Anh

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
35
+57
80
2
34
+50
79
3
35
+41
75
4
35
+21
67
5
33
+15
60
6
34
+1
54
7
34
+19
53
8
35
-9
49
9
33
+4
48
10
35
-8
48
11
35
-7
46
12
34
-5
44
13
35
-4
43
14
35
-13
38
15
35
-7
35
16
35
-11
32
17
35
-20
26
18
35
-30
25
19
35
-32
24
20
35
-62
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x