Không thể tẩy chay kỳ World Cup 2022  

KHÔI NGUYÊN
Từ 17:31 ngày 20-11-2022
World Cup 2022 vẫn sẽ diễn ra. Nó có thể mang lại niềm vui cho nhiều người, có thể nó vẫn sẽ tỏa sáng rực rỡ, những người nhập cư sẽ nhanh chóng nhận khoản bồi thường và có lẽ các tổ chức thể thao sẽ không bao giờ chọn một nước chủ nhà như Qatar nữa. Nhưng đó là chuyện sau này.

Vào tháng 12 năm 2010, khi FIFA chỉ định Qatar đăng cai kỳ World Cup này, Lise Klaveness tuyên bố sẽ tẩy chay giải đấu. Chế độ của Qatar không cung cấp quyền con người cơ bản cho những người đồng tính như bà. Qatar cũng bị cáo buộc hối lộ để giành quyền tổ chức giải đấu. Ngày nay, Klaveness là chủ tịch LĐBĐ Na Uy, cũng được biết đến là nhà vận động có tiếng nói nhất trong việc chống lại Qatar.

Cuối cùng, cả đất nước Na Uy cũng quyết định tẩy chay World Cup (mặc dù ĐT Na Uy không kiếm được vé). Không có quốc gia hoặc cá nhân cầu thủ nào khác thể hiện quan điểm bài xích World Cup Qatar. Klaveness sẽ không tới quốc gia vùng vịnh để tham dự ngày hội bóng đá. Bà có quan tâm tới các trận đấu nữa không? “Đối với cá nhân tôi, thật khó để cảm nhận điều đó ngay bây giờ”, cô nói. “Tôi là chủ tịch một LĐBD. Tôi nên biết chuyện gì sẽ diễn ra, nhưng tôi sẽ không bật TV”.

Klaveness diễn giải thêm rằng ý của bà sẽ không xem các trận đấu theo cách giải trí. Nhiều người hâm mộ cũng chia sẻ nỗi bất an của cô. Họ tự hỏi liệu có đúng hay không khi xem các trận đấu được tổ chức ở các SVĐ được xây dựng bởi những người lao động bị bóc lột, nhiều người đã thiệt mạng trong quá trình thi công. Các nhà tài trợ có nên đến sân hay không? Cảm nghĩ của các cầu thủ như thế nào?

Xin chia sẻ sự phẫn nộ về Qatar. Nhưng sau khi nói chuyện với các cầu thủ bóng đá, các tổ chức nhân quyền và công đoàn, kết luận rút ra là: thi đấu và xem World Cup này là điều đúng đắn.

Một lý do chính đáng để không tẩy chay World Cup 2022, đó là tham gia có thể vẫn tốt hơn là ở nhà. Năm 1978, khi nước chủ nhà Argentina với chế độ quân sự độc tài đã làm “biến mất” hàng nghìn người bất đồng chính kiến trước thềm World Cup, tất cả các đội bóng vẫn quyết định tham gia. Thời điểm đó, ngay cả Tổ chức Ân xá Quốc tế cũng không kêu gọi tẩy chay World Cup.  

Klaveness là chủ tịch LĐBĐ Na Uy, cũng là tiếng nói lớn nhất trong phong trào tẩy chay World Cúp 2022

Steve Cockburn, người đứng đầu bộ phận kinh tế và công bằng xã hội của tổ chức phi chính phủ, đã sàng lọc các tài liệu lưu trữ năm 1978 và tìm thấy những lập luận tương tự với những thông tin đang tràn ngập trên khắp các phương tiện truyền thông hiện nay. Các nước theo hế độ chuyên chế thường nghĩ rằng việc tổ chức các sự kiện thể thao sẽ đánh bóng danh tiếng toàn cầu của họ.

Công ty quan hệ công chúng của Hoa Kỳ có tên Burson-Marsteller đã soạn một báo cáo dài 150 trang để thuyết phục chính quyền quân sự của Argentina:  “World Cup sẽ mang đến cho chính phủ Argentina cơ hội duy nhất để thể hiện hình ảnh đất nước trong mắt mọi người…”.

Ở một số quốc gia, vấn đề chính được quan tâm sẽ là dân quyền và nhân quyền. Burson- Marsteller khuyến nghị xây dựng một hệ thống xâm nhập vào các tờ báo và tạp chí hàng đầu sẽ giúp định hướng quan điểm chính xác về thực tế đang diễn ra ở Argentina”.

Nhưng nỗ lực "tẩy rửa thể thao" của Argentina đã phản tác dụng trên bình diện quốc tế. Các nhà báo đã chọn các bài phê bình về các tổ chức phi chính phủ như Tổ chức Ân xá. Một nhãn dán phổ biến vào thời điểm đó mô tả một quả bóng đá được bao phủ bởi dây thép gai. Một thành viên của Madres de la Plaza de Mayo, tổ chức của những bà mẹ Argentina đã mất tích, tuyên bố vào năm 1993: “Nhờ có World Cup mà chúng tôi được cả thế giới biết đến”.

Một số quốc gia đã bắt đầu tiếp nhận nhiều người tị nạn Argentina hơn. Đã có những biến chuyển, một phần vì người Argentina  quan tâm đến những gì các đồng minh phương Tây nghĩ. Nhưng Tổ chức Ân xá kết luận rằng ít nhất các tướng lĩnh đã sử dụng giải đấu để củng cố danh tiếng của họ ở Argentina.  

10 ngày trước khi World Cúp 2022 khởi tranh, băng rôn kêu gọi tẩy chay vẫn xuất hiện trên SVĐ ở Đức

Qatar cũng quan tâm đến dư luận phương Tây. Bị kẹp giữa Ả Rập Saudi và Iran, quốc gia có diện tích nhỏ bé với 380.000 công dân không thể tự bảo vệ mình. Thật vậy, việc tổ chức World Cup phù hợp với chính sách lâu dài của Qatar về sự hài lòng với phương Tây. Vì vậy, các tổ chức phi chính phủ và công đoàn sử dụng World Cup để gây sức ép buộc Qatar phải cải cách, đặc biệt là cách đối xử với những người lao động nhập cư đang xây dựng cơ sở hạ tầng cho giải đấu.

Ngược về năm 1978, truyền thông đã khuếch đại những lời chỉ trích của các tổ chức phi chính phủ. Klaveness nói: “Giải vô địch này đã giúp cả xã hội bóng đá nhìn thấy những người làm nên chức vô địch: các chàng trai, và hầu hết là các chàng trai, những người đã đắp nên từng viên gạch của các sân vận động.

Cho đến khoảng năm 2017, mọi nỗ lực dường như không đi đến đâu. Cả FIFA, các nhà tài trợ lẫn Qatar đều bỏ ngoài tai mọi sự chỉ trích. Nhưng chế độ quân chủ ngày càng đem đến những nỗi thất vọng. Thay vì cải thiện, giải đấu này lại làm hoen ố thêm danh tiếng của Qatar. Sau đó, khi các nước láng giềng phong tỏa Qatar, nhu cầu kết thân với những người bạn phương Tây của quốc gia dầu mỏ ngày càng trở nên cấp thiết.

So với người tiền nhiệm Sepp Blatter, chủ tịch FIFA từ năm 2016 Gianni Infantino quan tâm tới việc thu hút sự ủng hộ giải đấu của dư luận. Từ năm 2017, Qatar bắt đầu công bố cải cách lao động. Họ cam kết thực hiện các thay đổi đối với hệ thống “kafala”, trước đây cho phép người sử dụng lao động trục xuất người lao động hoặc ngăn họ rời khỏi đất nước.

Qatar đã ký một thỏa thuận với Tổ chức Lao động Quốc tế và tham gia đối thoại với các nhóm nhân quyền. Tổ chức Ân xá đã viết vào tháng 10: “Những cải cách được Qatar ban hành từ năm 2017 bao gồm luật quy định điều kiện làm việc cho những người giúp việc gia đình sống tại nhà, tòa án lao động để tạo điều kiện tiếp cận công lý, quỹ hỗ trợ thanh toán tiền lương chưa trả và mức lương tối thiểu. Qatar cũng đã phê chuẩn 2 hiệp ước quốc tế quan trọng về nhân quyền, mặc dù không công nhận quyền được tham gia công đoàn của người lao động nhập cư.”  

Vấn đề gây bức xúc là công nhân nước ngoài bị bóc lột và bị chết khá nhiều trong việc xây các sân bóng phục vụ World Cup 2022

Những người chỉ trích chế độ lưu ý rằng nhiều cải cách trong số này hầu như không được thực hiện. Hãy nghĩ về nhân viên bảo vệ người Bangladesh ở Qatar, người đã nói với Tổ chức Ân xá rằng, trong ba năm tính đến năm 2021, anh ta không có một ngày nghỉ nào. Tuy nhiên, những lời hứa của Qatar đã nhận được nhiều lời khen ngợi. Tim Noonan của Liên đoàn Công đoàn Quốc tế cho biết người Qatar đã “cải thiện hệ thống quan hệ lao động của họ”.

Klaveness nhận xét “Vốn được biết đến là một quốc gia bảo thủ, họ đã thực hiện khá nhiều cải cách lao động và mọi người nên hoan nghênh nó”.  Cockburn của Tổ chức Ân xá đồng tình: “Nó không có nghĩa là “‘Qatar đã trở nên tốt hơn nhờ có World Cup’, đó là quan điểm của FIFA. Nó xảy ra bởi sự giám sát từ các tổ chức phi chính phủ, công đoàn, nhà báo và một số nhà cải cách ở Qatar”.

Cockburn nói rằng Tổ chức Ân xá cảm thấy “có một chút giá trị” khi đã chọn tham gia với Qatar.  Mục tiêu tiếp theo của Tổ chức Ân xá là yêu cầu FIFA và Qatar tạo ra một quỹ bồi thường trị giá ít nhất 440 triệu đô la - gần bằng tổng tiền thưởng mà FIFA dành cho các đội tuyển tham dự World Cup 2022 - để trả cho những người lao động bị bóc lột trong quá trình tổ chức giải đấu. Qatar đã nói rằng họ không chấp nhận yêu cầu đó.

Noonan cho biết các tổ chức phi chính phủ và công đoàn hy vọng rằng những cải cách của Qatar sẽ có “tác động rõ rệt” đối với toàn bộ khu vực vùng Vịnh với tình trạng bóc lột lao động của đất nước này.  Ông cho biết thêm, khó khăn lớn nhất nằm ở Ả Rập Xê Út, trong khi Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất “có lẽ là quốc gia không khoan nhượng nhất trong số các quốc gia vùng Vịnh về các vấn đề lao động”.

Nếu các quốc gia này muốn được quốc tế chấp nhận, họ sẽ phải cải cách như Qatar. Những cải cách của Qatar rất mong manh. Một khi ánh đèn sân khấu vụt tắt sau World Cup, chế độ quân chủ có thể thụt lùi. Và nó hầu như không mang lại kết quả gì về các vấn đề như quyền LGBT+ và tự do truyền thông.

Các nhà báo tại World Cup sẽ phải đối mặt với những hạn chế trong việc ghi hình các vấn đề ngoài bóng đá. Nhưng bản thân giải đấu sẽ là sự kiện truyền thông lớn nhất từ trước đến nay, được đánh giá bằng số lượt xem được tạo ra. Liệu những ngôi sao của sự kiện - những cầu thủ - có sử dụng sức mạnh của sự nổi tiếng để thể hiện quan điểm?  

Tuy nhiên chẳng có cầu thủ nào muốn tẩy chay World Cup 2022 vì lý do nhân quyền cho dù đó là Messi hay Neymar

Các cầu thủ bóng đá ngày nay được giáo dục và hoạt động mạnh mẽ trên các mạng xã hội. Vô số đội bóng đã ủng hộ Black Lives Matter. Kylian Mbappé của Pháp đã lên tiếng phản đối các hành vi bạo lực của cảnh sát. Tám đội trưởng ở Qatar, bao gồm cả Harry Kane của ĐT Anh, sẽ đeo băng tay cầu vồng để thể hiện tình đoàn kết với những người LGBT+.

Nhưng đừng mong đợi một điều gì đó rõ ràng hơn từ các cầu thủ ở Qatar. Một cầu thủ bóng đá như tiền đạo đội tuyển Anh Marcus Rashford cảm thấy có thể vận động chống phân biệt chủng tộc và ủng hộ các bữa ăn miễn phí trong những ngày được nghỉ thi đấu vì anh có kinh nghiệm các nhân để thấu hiểu nó. Nhưng ít cầu thủ cảm thấy thoải mái khi nói về quyền của người di cư Qatar.

Một số cầu thủ từng tham dự World Cup nói rằng họ phản đối việc tẩy chay. Một người nói rằng nếu đội của đất nước anh ta có suất chơi World Cup, anh ta sẽ đến Qatar. Người này lập luận rằng World Cup mang lại niềm vui cho mọi người trên khắp thế giới, bao gồm nhiều người có cuộc sống khó khăn. Một cựu cầu thủ khác nêu quan điểm: “Cả đời bạn mơ ước được chơi bóng ở World Cup. Có khi cơ hội chỉ đến một lần. Bạn có nên từ bỏ nó chỉ để phản đối nước chủ nhà”.

Còn một vấn đề khác: các quốc gia vùng Vịnh độc tài đã nhúng tay vào thế giới bóng đá bằng cách mua hoặc tài trợ cho các CLB. Những ngôi sao như Messi, Neymar và Mbappé khó có thể lên tiếng. Đội bóng chủ quản của họ là PSG thuộc sở hữu của Qatar. Mặt khác, bất kỳ cầu thủ bóng đá nào tại giải đấu lên tiếng phản đối đều sẽ gặp rủi ro. Nếu anh ta chơi tệ trong tháng thi đấu có thể là quan trọng nhất trong sự nghiệp, anh ta sẽ trở thành mục tiêu chỉ trích trên toàn cầu: “Hãy tập trung vào bóng đá”.

Cứ nhìn vào sự lăng mạ mà Rashford đã thực hiện sau khi bỏ lỡ một quả phạt đền trong trận chung kết EURO 2020 là rõ. Klaveness đồng cảm với các cầu thủ: “Họ sắp tham dự giải đấu lớn nhất thế giới. Họ đã đạt được điều đó bằng nỗ lực trên sân cỏ. Nếu bạn - với tư cách là một nhà báo đặt câu hỏi cho họ về Qatar, nghĩa là bạn đang yêu cầu họ làm công việc của bạn”.

Tóm lại, Qatar đã thay đổi tích cực hơn một chút nhờ World Cup. Nhưng Klaveness không coi đó là lý do biện minh cho việc trao quyền đăng cai World Cup cho Qatar. “Chúng ta không nên rơi vào tình trạng trao giải vô địch bóng đá để thay đổi nhân quyền. Giải vô địch bóng đá là giải vô địch bóng đá. Nó có giá trị riêng của nó. Nó đẹp theo cách đó. Nó nên được tổ chức ở nơi có rủi ro thấp nhất”. 

Nguồn: Bongdaplus
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

Việt Nam
Philippines
Indonesia
Iraq
Indonesia
Philippines
Iraq
Việt Nam
Bảng xếp hạng
  • A
  • B
  • C
  • D
  • E
  • F
  • G
  • H
Xem thêm
Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng đá

Tổng Biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó tổng Biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
Địa chỉ liên hệ
Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: (84.24)35541188 - (84.24)35541199
Fax: (84.24)35539898
Email: toasoan@bongdaplus.vn
 

x