Khởi tranh giải VĐTG cấp CLB: Ngày hội thế giới cho niềm vui châu Âu

Mạnh Đức
08:10 ngày 15-12-2013
FIFA khai sinh FIFA Club World Cup với mục đích tạo nên một giải vô địch thế giới dành cho các CLB. Ý nghĩa của giải đấu là rất rõ ràng khi nó dành cho các đội vô địch các châu lục, tương tự như giải Confederations Cup cấp quốc gia. Nhưng sân chơi này vốn đã hẹp khi chỉ thực sự dành cho châu Âu và Nam Mỹ thì nay đang ngày một chật hẹp hơn…
Khởi tranh giải VĐTG cấp CLB: Ngày hội thế giới cho niềm vui châu Âu
MẤT 7 NĂM ĐỂ SAO CHÉP 1 Ý TƯỞNG
Theo chủ tịch Sepp Blatter của FIFA, ý tưởng tổ chức một Giải vô địch thế giới các CLB được hình thành từ năm 1993. Khi đó, chủ tịch Milan là Silvio Berlusconi là người đưa ra sáng kiến này sau khi các liên đoàn châu lục đã có những giải vô địch chung dành cho các CLB. Đây không phải là một ý tưởng mới mẻ mà chỉ là sự phát triển từ Cúp Liên lục địa giữa châu Âu và Nam Mỹ, và cũng không quá khó để thực hiện nhưng với FIFA thì khác.

Sau 6 năm kể từ ngày đưa ý tưởng tổ chức một giải Vô địch thế giới các CLB ra bàn bạc, FIFA mới ấn định được ngày tổ chức giải đấu đầu tiên vào năm 1999. Nhưng rồi giải đấu phải lùi lại 1 năm bởi những trục trặc trong khâu chuẩn bị. Song, những rắc rối chưa dừng lại ở đó.

Sau giải đấu đầu tiên vào năm 2000, phải 5 năm sau  FIFA mới có thể tiến hành giải đấu lần 2. Trước đó, giải đấu năm 2001 tại Tây Ban Nha dù đã được lên lịch cụ thể nhưng đã phải hủy bỏ. Nguyên do là bởi đối tác marketing của FIFA là ISL tuyên bố phá sản làm đổ bể mọi kế hoạch.

Năm 2005, giải đấu lần 2 mới diễn ra và kể từ đó đến nay nó trở thành giải đấu thường niên dành cho các CLB vô địch các châu lục. Mong muốn của FIFA là tạo “một sân chơi tầm cỡ cho các nhà vô địch” nhưng thực tế diễn ra rất khác.

Khoảng cách bóng đá giữa các châu lục là rất lớn, khiến cho những trận đấu tại giải trở nên nhàm chán. Nó chỉ thực sự thu hút người xem ở trận chung kết, khi 2 đại diện mạnh nhất của bóng đá châu Âu và Nam Mỹ đụng độ nhau. Điều này, vô hình trung đã khiến không ít người lầm tưởng Giải vô địch thế giới các CLB với Cúp Liên lục địa, giải đấu diễn ra thường niên từ 1960 tới 2004 do UEFA và CONMEBOL phối hợp tổ chức nhưng không được FIFA thừa nhận.

MỐI THÂM THÙ CHÂU ÂU-NAM MỸ
Kể từ khi khai sinh Giải vô địch thế giới các CLB vào năm 2000, FIFA Liên tục tác động và buộc 2 liên đoàn thành viên là UEFA và CONMEBOL sát nhập Cúp Liên lục địa vào giải đấu này. Họ đã thành công khi Cúp Liên lục địa buộc bị khai tử sau năm 2004 và kể từ 2005 chỉ có duy nhất 1 giải đấu liên châu lục dành cho CLB, chính là Giải vô địch thế giới các CLB.

Song, FIFA chỉ có thể nâng tầm giải đấu lên cấp “thế giới” trên giấy tờ, còn thực tế thì nó là sân chơi dành riêng cho các đội vô địch tại châu Âu và Nam Mỹ.

Cụ thể, trong 9 giải đấu được FIFA tổ chức từ năm 2000 đến nay, các chức vô địch đều thuộc về các đội bóng đến từ 2 khu vực này. Các đại diện bóng đá châu Âu 5 lần đăng quang trong khi Nam Mỹ cũng có tới 4 lần. Đáng nói hơn, trong 9 trận chung kết đã diễn ra, cũng có tới 7 lần là cuộc đối đầu giữa các đội bóng đến từ châu Âu và Nam Mỹ.

Đây cũng là điều dễ hiểu bởi châu Âu và Nam Mỹ chính là 2 khu vực có nền bóng đá phát triển nhất và trở thành 2 đối trọng của bóng đá thế giới ở cả cấp ĐTQG lẫn CLB.

Trước khi Giải vô địch thế giới các CLB được khai sinh, các trận đấu trong khuôn khổ Cúp liên lục địa giữa 2 châu lục này cũng đã diễn ra rất căng thẳng. Nó căng thẳng tới nỗi những vụ ẩu đả liên tục nổ ra khi còn duy trì thể thức sân nhà-sân khách.

Đỉnh điểm là ở trận lượt về năm 1969, khi Estudiantes đã dùng mọi tiểu xảo, trước và trong trận nhằm có thể ngược dòng sau thất bại 0-3 ở lượt đi trước AC Milan. Bất thành, các cầu thủ Estudiantes biến trận đấu thành võ đài. Hậu quả là 2 cầu thủ Alberto Polletti và Ramon Suarez của đội chủ nhà bị cấm thi đấu quốc tế dài hạn sau khi tấn công Gianni Rivera và Nestor Combin của đội bóng Italia.

ĐA CỰC SỚM THÀNH ĐƠN CỰC?
Mối thâm thù này tiếp tục được duy trì tại  FIFA Club World Cup lần 1. Năm 2000, Man United đại diện cho châu Âu thể hiện quyết tâm trở thành đội đầu tiên vô địch thế giới cấp CLB. Tuy nhiên, họ đã bị loại ở vòng bảng trong đó có trận thua mất mặt 1-3 trước Vasco da Gama.

“BBC đã mang sang Brazil 60 người để ghi lại hình ảnh thất bại của Man United. Thật khó tin đó là đội vô địch châu Âu. Thậm chí không một cầu thủ nào của Man United xứng đáng có tên trong đội hình chính của Vasco da Gama”, Eurico Miranda, PCT của đội bóng Brazil mỉa mai.

Nhưng với việc bóng đá ngày càng bị thương mại hóa mạnh mẽ, các đội bóng châu Âu trở thành điểm đến cho tất cả các ngôi sao, đặc biệt là các ngôi sao từ Nam Mỹ, sự cân bằng không còn được duy trì.

Cụ thể, trong 6 mùa giải gần đây, chỉ duy nhất 1 đội bóng Nam Mỹ đăng quang là Corinthians ở mùa giải trước. Điều khiến người ta chờ đợi giờ đây có lẽ là cuộc đụng độ giữa 2 trường phái bóng đá cho dù tính bất ngờ không còn cao như trước.

Ở giải năm nay, đại diện của bóng đá châu Âu là Bayern cũng được nhận định là sẽ “một mình một ngựa” tại Morocco. Ngoài sức mạnh từ lối chơi gắn kết được xây dựng dựa trên đội hình toàn sao, Bayern còn được dẫn dắt bởi Guardiola, HLV thành công nhất trong lịch sử Giải vô địch thế giới các CLB với 2 lần đăng quang cùng Barcelona.

Đối thủ chính của Bayern là đại diện Nam Mỹ Atletico Mineiro của Ronaldinho. Nhưng so với thời điểm vô địch Copa Libertadores 2013, Mineiro đã yếu đi nhiều khi ngôi sao Bernard đã sang châu Âu chơi bóng cho Shakhtar Donetsk.

Chính vì thế, sẽ rất khó để đội bóng Brazil có thể ngăn cản Bayern đăng quang tại giải đấu năm nay. Khi đó, châu Âu sẽ tiếp tục khẳng định sự vượt trội so với các đại diện Nam Mỹ. Sân chơi thế giới này cũng vì thế mà trở thành sân khấu riêng cho châu Âu.


Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
33
+48
76
3
35
+41
75
4
35
+21
67
5
32
+16
60
6
34
+1
54
7
34
+19
53
8
35
-9
49
9
33
+4
48
10
35
-7
46
11
34
-11
45
12
33
-2
44
13
35
-4
43
14
35
-13
38
15
35
-7
35
16
35
-11
32
17
34
-18
26
18
35
-30
25
19
35
-32
24
20
35
-62
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x