Nhịp đập World Cup

Lionel Messi: 25 phút cho sự bùng nổ

Kinh Thi Kinh Thi
14:49 ngày 21-06-2014
Cuối cùng, Lionel Messi đã có bàn thắng ở World Cup 2014 sau 65 phút thi đấu. Quãng thời gian đó có vẻ hơi lâu so với vị thế một chân sút thượng hạng của CLB Barcelona. Tuy nhiên, môi trường CLB và ĐTQG là hoàn toàn khác nhau, và những gì Messi đã thể hiện ở trận ra quân đã là quá tốt.
Lionel Messi: 25 phút cho sự bùng nổ

Thậm chí, nếu không có sự thay đổi nhân sự và lối chơi ở 25 phút cuối, chưa chắc Messi đã nhận được sự hỗ trợ phù hợp để tỏa sáng như thế.

THAY “KẾ HOẠCH A” BẰNG “KẾ HOẠCH B”
Gần 3 năm nay, đội hình cũng như lối chơi của Argentina đã định hình dưới thời HLV Alejandro Sabella. Trong sơ đồ 4-3-3 quen thuộc, tài năng của Lionel Messi được phát huy rực rỡ, khi anh chơi sau các tiền đạo Sergio Aguero và Gonzalo Higuain. Không những vậy, người ta còn khâm phục sức tấn công của Argentina với một “bộ tứ” hoàn hảo (tính thêm Angel Di Maria ở hàng tiền vệ).

“Kế hoạch A” của Argentina tại World Cup 2014 đương nhiên phải là như vậy. Vấn đề được bàn đến nhiều nhất trước ngày khai mạc World Cup chỉ là: Argentina sẽ xoay sở như thế nào nếu Messi vắng mặt. Bàn thì nhiều, giải pháp kể cũng không ít, nhưng không có bao nhiêu giá trị. Sabella nói thẳng: “Chúng tôi không thể thay thế Messi!”.

Lạ thay, đội hình xuất phát của Argentina trong trận ra quân gặp Bosnia lại làm cho giới quan sát ngỡ ngàng. Ứng cử viên vô địch sáng giá nhất sau Brazil đưa đến 5 hậu vệ vào sân. Có thể Sabella đã cảm nhận một nỗi lo nào đấy nơi hàng phòng ngự vốn chưa bao giờ được đánh giá cao của Argentina. 

Cũng có thể đơn giản hơn: ông cẩn thận một cách quá đáng. Nhưng tóm lại, Argentina bất ngờ chơi “kế hoạch B” ngay từ đầu. Phía trên, Messi chỉ đứng thấp hơn mỗi Aguero. Trong khoảng 5-6 lần nhận bóng đầu tiên, Messi chỉ có đúng một phương án: vận dụng kỹ thuật cá nhân để đột phá và... mất bóng. 

Vì chỉ có mỗi Aguero phía trên nên Messi không có nhiều giải pháp để phối hợp. Cũng vì chỉ phải đối phó với Aguero nên hậu vệ Bosnia dễ dàng gây áp lực với Messi, cho đến khi anh mất bóng.

May mắn dẫn điểm nhờ đối phương tự đốt lưới nhà, nhưng thay cả đội hình lẫn lối chơi là điều bắt buộc. Sabella trở về với “kế hoạch A” ngay trong giờ giải lao. Một trong 3 trung vệ (Hugo Campagnaro) phải rời sân để nhường chỗ cho tiền đạo Higuain. Cạnh đó, ông thay cả tiền vệ Maxi Rodriguez bằng Fernando Gago. 

Gago hỗ trợ cho rất tốt Messi trong trận gặp Bosnia

Ở vòng loại World Cup, Gago chính là cầu thủ cung cấp bóng nhiều nhất cho Messi. Argentina lập tức khởi sắc. Và Messi tỏa sáng với bàn thắng vừa tuyệt đẹp, vừa có giá trị quan trọng. Không phải nhắc lại pha đi bóng và cú sút quyết đoán, đầy kỹ thuật của Messi. Ở đây chỉ xin lưu ý: người chuyền bóng cho Messi chính là Gago, còn những người di chuyển, lôi kéo hậu vệ để mở ra khoảng trống cho Messi tấn công chính là Aguero và Higuain.

ĐTQG KHÔNG PHẢI LÀ CLB
Dù chỉ là 25 phút kể từ khi Argentina điều chỉnh cách chơi trước một đối thủ cụ thể tại World Cup 2014, hay là 8 năm kể từ khi Messi xuất hiện lần đầu trên sân cỏ World Cup, vấn đề của ĐT Argentina vẫn không thay đổi (và xin nhắc lại, đấy là vấn đề của ĐT Argentina - chứ không phải của Messi). 

Vấn đề ấy là: BHL phải dùng lối chơi và đội hình thích hợp, để tài năng của Messi được giải phóng, để ngôi sao số 1 trong đội thực sự tỏa sáng. Chỉ khi nào Messi tỏa sáng thì Argentina mới mong thành công - như chính Sabella thừa nhận.

Rõ ràng: Messi chơi rất hay - thậm chí là chưa bao giờ anh tỏ ra xuất sắc như vậy trong màu áo ĐTQG ở đấu trường World Cup. Còn khi Messi chưa hoặc không tỏa sáng, thì nguyên nhân nằm ở cách dùng người cũng như ở chiến thuật chung của toàn đội. 

Tám năm trước, Messi chỉ là “chú út”, là cầu thủ Argentina trẻ nhất từng thi đấu ở World Cup. Đương nhiên HLV Jose Pekerman không thể tính đến Messi như một mắt xích quan trọng trong chiến thuật chung của toàn đội. Lối chơi của Argentina khi ấy là lối chơi xoay quanh Juan Riquelme. 

Tại World Cup 2010, câu chuyện càng đơn giản. Dĩ nhiên là không có hy vọng gì khi Argentina đặt ĐTQG của họ vào tay một Diego Maradona trong cương vị HLV trưởng. Bây giờ mới là thời điểm thích hợp để Messi phát huy tài năng một cách rực rỡ nhất, trong một lối chơi thích hợp nhất, với bản thân anh phải được xem là mắt xích quan trọng nhất.

Nhưng chẳng lẽ, HLV Sabella lại cứ chăm bẵm vào một lối chơi sao cho Messi phát huy tài nghệ mà bỏ qua vấn đề phòng thủ, không ưu tiên hướng đến sự cân bằng trong lối chơi của đội? Bóng đá quốc tế (tức loại hình bóng đá giữa các ĐTQG) luôn là như vậy. 

Ở đấu trường CLB, các đội hàng đầu luôn có lực lượng đồng đều, thậm chí đáng gọi là hoàn hảo, và đấy phải là lực lượng thích hợp nhất với các quan điểm chuyên môn của HLV trưởng. Còn thiếu ngôi sao cho bất kỳ mắt xích nào trong lối chơi, CLB sẽ dễ dàng chi tiền để tăng cường mắt xích ấy. 

World Cup hấp dẫn ở chỗ không có ứng viên vô địch nào thật sự hoàn hảo, vì các ĐTQG không thể mua ngôi sao về bổ sung cho chỗ còn yếu trong đội hình. Tốt nhất là cứ tìm cách phát huy tối đa ưu điểm số 1 trong đội. Mà ở đội tuyển Argentina, đấy dĩ nhiên là Lionel Messi.

THÔNG TIN:
65 phút 
Cho đến trước trận gặp Bosnia, Lionel Messi đã thi đấu 571 phút trong 8 trận đấu, sút bóng 31 lần và ghi được... 1 bàn tại các kỳ World Cup 2006, 2010. Ở trận ra quân gặp Bosnia tại World Cup 2014, Messi mất 65 phút để có bàn thắng đầu tiên tại giải này. Anh chạm bóng 97 lần, chuyền chính xác 80%, lừa bóng thành công 7 lần và sút cầu môn 4 lần. Messi cũng là cầu thủ xuất sắc nhất trong trận Argentina - Bosnia.

MESSI VÀ SABELLA
24/22 Alejandro Sabella giữ ghế HLV trưởng ĐT Argentina từ tháng 8/2011 và ngay lập tức ông trao băng thủ quân đội tuyển cho Lionel Messi. Từ đó đến nay (gồm cả trận gặp Bosnia tại World Cup 2014), Messi khoác áo ĐTQG 24 lần, ghi 22 bàn. Anh có 3 cú hat-trick và 2 lần ghi 2 bàn/trận. 11/22 bàn được ghi ở 14 trận đấu chính thức (vòng loại và VCK World Cup 2014).

63/17 Trước đó, Messi khoác áo ĐTQG 63 lần, chỉ ghi được 17 bàn, dưới sự dẫn dắt của các HLV Jose Pekerman, Alfio Basile và Diego Maradona. Anh không có cú hat-trick nào và chỉ 1 lần ghi 2 bàn/trận. Trong số này, có 7 bàn được ghi trong 39 trận đấu chính thức (World Cup 2006, vòng loại và VCK World Cup 2010, Copa America 2007 và Copa America 2011).

350% Như vậy, kể từ khi Sabella dẫn dắt ĐTQG thì thành tích ghi bàn của Messi tăng vọt 350% (bình quân 0,92 bàn/trận so với 0,27 bàn/trận trước đó), riêng trong các trận đấu chính thức thì tăng đến 430% (bình quân 0,79 bàn/trận so với 0,18 bàn/trận trước đó).

Cũng cần lưu ý: Messi đã vươn lên đỉnh cao từ rất lâu trước khi Sabella giữ ghế HLV trưởng ĐTQG với 2 lần vô địch Champions League, 5 lần vô địch La Liga, 2 lần đoạt Quả Bóng Vàng và 2 lần dự VCK World Cup. Vấn đề không phải là Messi cải thiện đẳng cấp kể từ khi được Sabella dẫn dắt, mà là tài năng của anh đã được phát huy trong cách cầm quân của HLV này.

Đón đọc Đặc san EURO 2024 DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM.
Với 116 trang, thiết kế sang trọng, in 4 màu CHẤT LƯỢNG CAO.

  • Tất cả thông tin bạn đọc cần biết về EURO 2024.
  • Những nội dung đặc sắc, bài viết độc quyền của nhà báo thường trú tại châu Âu và các cây viết thể thao hàng đầu ở Việt Nam.
  • ĐẶC BIỆT: Tặng kèm Lịch thi đấu EURO 2024 khổ lớn.
  • Giá: 98.000 đồng.

ĐẶT MUA NGAY
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

  • Lisa: Chỗ dựa vững chãi của Thomas Mueller Lisa: Chỗ dựa vững chãi của Thomas Mueller

    Lisa không chỉ là động lực mạnh mẽ trên sân cỏ của Thomas Mueller. Hơn thế nữa, mỹ nhân 24 tuổi người Đức này còn là bờ vai cho người hùng Mannschaft tựa mỗi khi vấp ngã…

  • Thói quen “sinh hoạt” điều độ của Thomas Mueller: Mỗi tuần 3 lần “giao ban” Thói quen “sinh hoạt” điều độ của Thomas Mueller: Mỗi tuần 3 lần “giao ban”

    Thomas Mueller không tập luyện quá nhiều như Cristiano Ronaldo. Ngay cả trong chuyện “chăn gối”, ngôi sao người Đức cũng rất điều độ với tần suất… 3 lần mỗi tuần.

  • Thomas Mueller: Thành công nhờ vợ đẹp & ngựa hay Thomas Mueller: Thành công nhờ vợ đẹp & ngựa hay

    Thomas Mueller vẫn thường ví mình như một chú ngựa. Nhưng “tuấn mã” Mueller sẽ không thể tung vó thành công nếu thiếu người cầm cương. Người ấy, không ai khác ngoài Lisa - nàng WAG của ngôi sao Bayern Munich và ĐT Đức.

  • Mặt trái của những nhà vô địch World Cup 1978 Mặt trái của những nhà vô địch World Cup 1978

    Ngoại trừ “tay chơi” Alberto Tarantini, các thành viên còn lại trong đội hình chính Argentina vô địch World Cup 1978 đều làm những công việc liên quan đến bóng đá sau khi treo giày.

  • Nhịp đập World Cup: Chiến thắng này  là của… Chile Nhịp đập World Cup: Chiến thắng này là của… Chile

    Suy nghĩ thông thường của giới cầm quân khi đối đầu với đội tuyển TBN, hoặc lối chơi Tiqui-Taca nói chung, là né tránh sở trường giữ và chuyền bóng của đối phương.

  • Pele & World Cup (Kỳ 3): Bắt tay vào xây con đường đế vương Pele & World Cup (Kỳ 3): Bắt tay vào xây con đường đế vương

    Thảm họa Maracanazo với thất bại của Brazil ngay trên sân nhà tại World Cup 1950 như 1 động lực mạnh mẽ đối với Pele. Ngay từ thời điểm đó ông đã tự nhủ sẽ phải giành Cúp Vàng về cho cha, cho gia đình và cho cả đất nước Brazil. Và hành trình đó đã được bắt đầu từ khi ông gia nhập CLB Santos lúc 15 tuổi.

  • GĐKT CLB HN.T&T Cristiano kể chuyện về World Cup tại Brazil GĐKT CLB HN.T&T Cristiano kể chuyện về World Cup tại Brazil

    HLV trưởng ĐTQG Brazil ở World Cup 2014, Felipe Scolari chính là người thầy đầu tiên trong sự nghiệp bóng đá của cựu trung vệ Cristiano Roland - người hiện đang đảm nhận vai trò Giám đốc kỹ thuật CLB Hà Nội T&T. Hãy cùng nghe Cristiano chia sẻ những kỷ niệm với ông thầy nay đã nổi tiếng bậc nhất thế giới khi anh còn chơi bóng ở quê nhà.

  • Góc chuyên gia: Scolari là ngôi sao duy nhất của ĐT Brazil Góc chuyên gia: Scolari là ngôi sao duy nhất của ĐT Brazil

    Từ một Brazil dường như chỉ biết tấn công, Scolari đã thay đổi toàn diện lối chơi. Giờ đây, Brazil chứ không phải Italia mới là đội bóng sở hữu các hậu vệ tốt nhất. Brazil dự World Cup lần này rất khác về cả hình thức lẫn chuyên môn và đó là cơ sở để những ai yêu đội bóng này tin vào chiếc Cúp Vàng lần thứ 6.

  • HLV Phan Thanh Hùng và ký ức về chuyến đi Brazil năm 2007 HLV Phan Thanh Hùng và ký ức về chuyến đi Brazil năm 2007

    Là HLV đầu tiên tại V.League đặt chân đến Brazil trực tiếp tuyển ngoại binh, HLV Phan Thanh Hùng đã có 1 tháng trời rong ruổi ở xứ sở Samba để “săn đầu người” cho CLB SHB.Đà Nẵng.

  • Điểm kỳ lạ của dân Brazil - Tình yêu bóng đá & những cái tên Điểm kỳ lạ của dân Brazil - Tình yêu bóng đá & những cái tên

    Khi Angela mang thai, cô đã thống nhất với ông chồng mê bóng đá của mình là sẽ đặt tên cho nó là Amanda nếu là bé gái. Còn nếu nó là một cậu con trai, họ sẽ đặt tên nó là Lineker, dựa theo tên của danh thủ Gary Lineker, người đã giành “Chiếc giày Vàng” của kỳ World Cup 1986 tại Mexico.

  • Khả năng tái hiện trận chung kết kinh điển Khả năng tái hiện trận chung kết kinh điển

    “Chung kết kinh điển” nghĩa là phải có 1 trong 4 đội Uruguay, Brazil, Đức, Italia. Xưa nay, chỉ có 2 lần trận chung kết World Cup vắng bóng các đại gia ấy (các năm 1978 và 2010).

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x