Muốn làm thầy, phải giỏi võ

Kỳ Lâm
06:51 ngày 26-02-2014
Ở đời, nếu bạn muốn làm thầy, điều kiện tiên quyết là bạn phải giỏi võ. Làm võ sư phải giỏi võ là điều đương nhiên rồi bởi thầy dạy võ mà không phải là cao thủ võ lâm thì ma nào đến bái sư nhập môn. Nhưng nếu muốn trở thành HLV bóng đá, thầy thuốc hay thậm chí là thầy giáo, bạn cũng buộc phải giỏi võ.
Muốn làm thầy, phải giỏi võ
HAY CHỮ KHÔNG BẰNG DỮ ĐÒN
Mới đây, xã hội lại xôn xao về màn tỉ thí công phu ngoạn mục đến đau lòng giữa 1 thầy giáo và 2 học sinh. Chẳng hổ danh xuất thân từ đất võ, vị thầy giáo đã gọi 1 học sinh lên bục giảng, thay vì truyền giảng kiến thức hóa học, thầy lại truyền tuyệt chiêu Nhất thủ liên hoàn Bồ Tát chưởng.

Thấy bạn mình được thầy đem lòng yêu riêng, một học sinh khác nổi cơn bất bình đòi được đối xử công bằng. Quả là bậc minh sư võ nghệ đầy mình, thầy gọi nốt cậu kia lên và nhanh tay lẹ mắt triết ngay chiêu Ngũ trảo đảo cơm gà. Choáng váng vì đòn độc, thiếu niên nổi cơn thịnh nộ, gia tăng cước lực, áp sát sư phụ và tung chiêu Cuồng long hạ kim điểu, liên tiếp lên gối đúng chỗ hiểm.

Cùng lúc, thiếu niên đầu tiên phấn khởi lăm lăm song chưởng, xông vào giúp bạn hạ sư phụ. Tuy nhiên, nhờ đã luyện thành Kim cương bất hoại, nên vị thầy giáo đã đưa cục diện về thế cân bằng, cùng xuống phòng giám hiệu xin lỗi nhau. Thật may bởi thầy giỏi võ, chứ không chẳng biết bây giờ còn dám đứng lớp không?

Rõ ràng, học trò ở nước ta là cái loại chỉ đứng sau ma quỷ nên muốn dạy chúng người thầy phải có võ. Điều này, các cô trông trẻ tự phát hay giáo viên mầm non có đào tạo đều thấm nhuần rất kỹ. Không ăn, tát. Khóc, tát. Đái dầm, cấu nhéo… Không thuộc bài, tát. Nói chuyện riêng, vụt bằng thước gỗ lim. Nghịch ngợm, thụt dầu… Làm thầy cứ phải nhớ câu: Hay chữ không bằng dữ đòn. Nếu không thể dữ đòn, thì phải có cách trị học trò.

Quý độc giả chắc đều đã đọc truyện hoặc xem phim Tây Du Ký. Đến một thầy tu giàu lòng khoan dung độ lượng như Trần Huyền Trang tức Đường Tam Tạng cũng phải dùng võ để trị gã đại đệ tử Tôn Ngộ Không nữa là. 




Chắc chắn, nếu không được Bồ Tát truyền cho công phu Kim Cô thần chú, mỗi lần động khẩu là khiến học trò phát chứng đau nửa đầu, rối loạn tuần hoàn não, vì amip Tam thi não thần đan của Nhậm Ngã Hành Pharmacy hành hạ thì làm sao thu phục được con khỉ bất trị đó, làm sao đến được Tây Phương để đổi bát tộ vàng lấy kinh mà thành chính quả được.

LÀM HLV CÀNG PHẢI GIỎI VÕ
Làm thầy mà không biết võ thì rất nguy hiểm. Chẳng nói đâu xa, mới đây vừa có vụ một thầy thuốc bị người nhà bệnh nhân gí dao vào cổ bắt tiêm thuốc dù chưa đến giờ. Rất may là nhờ có sự trợ giúp của người thân nên thầy thuốc này thoát hiểm dù chẳng biết tí võ nghệ nào.

Còn đối với những vị thầy trên sân cỏ, tức những ông HLV được tung hô là Tướng, là Phù thủy, là Nguyên soái… nọ kia, việc giỏi võ càng cấp thiết. Cứ nhìn vào tấm gương của HLV Alex Ferguson thì biết, không giỏi võ thì làm sao trị được lũ Quỷ Đỏ ngông nghênh, làm sao tạo được cơ nghiệp hoành tráng ?

Đến nay, kể cả đã rửa tay, gác kiếm, nhưng mỗi khi đám cầu thủ M.U nhắc đến thầy Sơn là đứa nào cũng rùng mình. Thầy Sơn nổi danh giang hồ nhờ tuyệt chiêu trấn phái là Sư Tử Hống.

Mỗi khi đội bóng thi đấu kém hoặc có học trò nào dám hỗn láo, phá kỷ luật là thầy lùa vào phòng thay đồ. Đứng trước lũ học trò, thầy Sơn vận công, dồn khí từ Đan Điền lên Đản Trung hội cùng khí từ Bách Hội, Phong Trì dồn xuống và phát ào ào qua Cự Môn tạo thành một luồng âm thanh đinh tai lộng óc, kèm luồng xú khí cuồng nộ, lẫn những tia nước miếng lạnh sắc khiến đối phương bất tỉnh, tâm thần điên đảo, mất hết toàn bộ nội công.


Nhìn cả đám cầu thủ của M.U, kẻ nào kẻ nấy đầu trọc lóc, hoặc tóc lưa thưa đấy chính là những nạn nhân của thầy Sơn. Thế nên, chỉ cần nhìn thấy chóp mũi thầy rung rinh, chuyển sang màu đỏ là cả lũ lại kinh hồn bạt vía, khép nép ngoan hiền như bày cừu vì lúc đó vận lực của thầy Sơn đã đạt mức lư hỏa thuần thanh.

Đối nghịch với trường hợp của thầy Sơn là HLV Roberto Mancini thuở còn lên lớp ở CLB Man City. Thầy Ni vốn rất uyên bác kiến thức, tinh thông mọi trường phái chiến thuật, lại đẹp trai và hiền lành, đôi mắt xanh lúc nào cũng đậm nét sầu bi như chim bồ câu nhiễm H7N9.

Đáng lẽ thầy sẽ thành danh tại Man City vì nhiều tiền lại lắm quân tinh nhuệ. Nhưng ở đời có câu: Khổ vì bạn, khốn nạn vì đồng hương. Chẳng hiểu ma xui quỷ khiến thế nào mà thầy rước gã học trò Balotelli về. Gã này cũng là kỳ hoa dị thảo trong làng bóng, tài năng vời vợi nhưng lại mắc chứng ngổ ngáo, đánh người thành nghề.

Và một lần trên sân tập, khi gã tỏ ý chống lệnh thầy Ni, khiến thầy nổi cơn bực bội, có mắng mỏ vài câu. Ai dè gã Balotelli lên cơn hung hãn, nhảy bổ vào định tẩn thầy Ni và xin thầy vài chiếc răng về đeo lấy khước. Do bản tính hiền lành, lại chẳng có võ phòng thân, thầy Ni đành chịu nhục, thân bại danh liệt.

Ngày hôm sau, thầy lẳng lặng xách xa ly lên và đi mất hút khỏi chốn giang hồ vì không chịu nổi lời đàm tiếu. Giá như thầy có võ thì Man City đã không thua Barca 0-2 trên sân nhà hồi giữa tuần qua!

Qua những điều kể trên, chúng ta càng thấm thía châm lý: Muốn làm thầy, trước hết phải giỏi võ đã! 
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

  • Lê Duy Thanh: Không có bóng đá đã thành tay chơi Lê Duy Thanh: Không có bóng đá đã thành tay chơi

    Xuất thân từ gia đình thuần nông, tiền vệ Lê Duy Thanh thừa nhận, nhờ đến với bóng đá, anh đã tránh xa được những tệ nạn. Đồng thời, cũng nhờ theo nghiệp bóng đá mà anh giúp gia đình thoát nghèo.

  • Tân binh Khuất Hữu Long: Lận đận đường lên ĐT Việt Nam Tân binh Khuất Hữu Long: Lận đận đường lên ĐT Việt Nam

    Sau lần lỗi hẹn, cuối cùng trung vệ của Hoàng Anh Gia Lai - Khuất Hữu Long đã được lên ĐTQG. Cũng ít ai biết rằng, cầu thủ sinh năm 1987 trưởng thành từ lò đào tạo phố Núi từng là một gã quay phim nghiệp dư, nhưng nhờ sự nỗ lực không ngừng, anh đã gặt hái được một vài thành công. Hãy cùng Bóng đá & Cuộc sống trò chuyện với tân binh của ĐT Việt Nam.

  • Đi tìm cầu thủ bí mật: Kitson là “nghi can” số 1 Đi tìm cầu thủ bí mật: Kitson là “nghi can” số 1

    Đến nay đã được 3 năm kể từ khi chuyên mục “Cầu thủ bí mật” ra đời, nhưng chân tướng của anh ta vẫn chưa bị phơi ra ánh sáng.

  • Góc nhìn cầu thủ bí mật: Con dao hai lưỡi Góc nhìn cầu thủ bí mật: Con dao hai lưỡi

    TSF là một chuyên mục hấp dẫn của tờ Guardian vì nó dám nêu những vấn đề góc cạnh, nhạy cảm, dám đề cập đến những nhân vật cộm cán mà không hề kiêng dè cho dù đó là vị chủ tịch đầy quyền uy hay một vị HLV được nhiều người ngưỡng mộ.

  • Trào lưu “ăn theo” TSF: Từ bác sĩ, WAG đến... fan bí mật Trào lưu “ăn theo” TSF: Từ bác sĩ, WAG đến... fan bí mật

    Sau khi thành công trong việc bình luận trên Guardian, trên mạng còn xuất hiện luôn cả trang web với tên miền TheSecretFootballer.com để rộng đường tiếp cận dư luận hơn. Ngoài những bài đăng trên Guardian, trang web này còn sáng tạo khi mở thêm các chuyên mục khác cũng rất chi là… bí mật.

  • Tự truyện "sự thật không tranh cãi" của Mike Tyson (Kỳ 12): Vừa chớm vang danh thì mẹ trở bệnh Tự truyện "sự thật không tranh cãi" của Mike Tyson (Kỳ 12): Vừa chớm vang danh thì mẹ trở bệnh

    Tôi không để cho thất bại đầu tiên ảnh hưởng đến sự vươn lên của mình. Vẫn là những ngày tháng tập luyện miệt mài và những trận đánh không khoan nhượng ở “phòng khói”. Cus đến xem tôi đánh càng lúc càng đều đặn hơn. Ông ấy thích cách hành xử kiêu ngạo của tôi vì chính ông cũng là một người rất ngạo mạn.

  • Chuyên mục “The Secret Footballer”: Sự bí ẩn hấp dẫn Chuyên mục “The Secret Footballer”: Sự bí ẩn hấp dẫn

    Tháng 1/2011, tờ báo The Guardian (Người bảo vệ) ở Anh ra chuyên mục The Secret Footballer - TSF (Cầu thủ bí mật). Chuyên mục này nhanh chóng trở thành chuyên mục được rất nhiều người theo dõi.

  • PSG và Man City: Tiêu tiền cũng  không phải chuyện dễ PSG và Man City: Tiêu tiền cũng không phải chuyện dễ

    Man City và PSG là 2 thế lực mới của bóng đá châu Âu trong những năm gần đây. Điểm chung: họ đều được các tỷ phú Ả Rập mua lại, và hẳn nhiên đều có rất nhiều tiền. Khác biệt: PSG đang tiến đi từng bước vững chắc trong khi Man City lại... chẳng biết đâu mà lần. Loạt trận Champions League vừa qua một lần nữa cho thấy khác biệt quá lớn giữa hai đội

  • Everton vẫn… yếu-bóng-vía Everton vẫn… yếu-bóng-vía

    Từ triều đại của Moyes đến khi Martinez dẫn dắt, đây là 1 trong 3 mùa giải Everton có thành tích 2/3 chặng đường tốt nhất, bên cạnh các mùa 2004/05 và 2012/13. Nhưng Everton tiến bộ hay thăng hoa là 1 chuyện còn thành tích của họ trên sân các CLB lớn lại là chuyện hoàn toàn khác.

  • World Cup 1970: Kỳ World Cup hay nhất lịch sử World Cup 1970: Kỳ World Cup hay nhất lịch sử

    Brazil toàn thắng 3 trận vòng bảng trước Tiệp Khắc, Anh và Romania. Vào giai đoạn knock-out, Brazil lại thắng rất rõ ràng trước Peru (4-2 ở tứ kết), Uruguay (3-1 ở bán kết) và Italia (4-1 ở trận chung kết).

  • World Cup 1970: Chiến tranh bóng đá World Cup 1970: Chiến tranh bóng đá

    Năm 1946, nhà văn George Orwell tưởng tượng ra một câu chuyện trong tương lai khi ông viết tiểu thuyết “Một chín tám tư”. Đại khái, Orwell cho rằng bóng đá là một thứ “chiến tranh không có tiếng súng”, và đấy là môn thể thao có thể khiến các quốc gia xung đột với nhau.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x