Có rất nhiều lựa chọn, nhưng khoảnh khắc thủ môn Alisson bật cao đánh đầu tung lưới West Brom ở những phút cuối của trận đấu thuộc vòng 36 thực sự đặc biệt. Không chỉ vì đó là bàn thắng quý giá giúp Liverpool giành trọn 3 điểm đúng vào lúc họ vô vọng nhất. Không chỉ vì đó là một pha lập công quá đẹp - hoàn hảo về mặt kỹ thuật - nhất là với một thủ môn. Mà còn vì bàn thắng ấy còn mang một ý nghĩa đặc biệt với Alisson, người đã không thể về chịu tang cha vì Covid-19 và đã bị dằn vặt vì điều đó suốt thời gian qua.
Ngày Super League được tuyên bố ra đời. Hoàn toàn có thể hiểu được lý do tại sao một số đội bóng lớn muốn ly khai, tổ chức một giải đấu nằm ngoài quyền chi phối của UEFA. Tuy nhiên, cái cách những ông chủ của các đội bóng trong nhóm sáng lập thể hiện quan điểm của mình là khó có thể chấp nhận được. CĐV là những người tạo nên sức sống cho mọi giải đấu, mọi CLB, lại gần như bị gạt ra rìa. Đó là lý do rất nhiều nhóm CĐV đã tổ chức nhiều hoạt động chống đối bất chấp Covid-19. Và chính áp lực từ họ đã khiến các CLB phải lần lượt “quay xe”.
Pha đánh đầu của Alisson là một trong rất nhiều những khoảnh khắc khiến các CĐV vỡ òa. Đấy có lẽ là bàn thắng ít được “chờ đợi” nhất. Nhưng nếu nhìn rộng ra, thì ngày 4/10/2010 nên được gọi là ngày của những cú sốc. Đó là ngày Manchester United bị Tottenham của Jose Mourinho vùi dập với tỉ số của một ván tennis (1-6) ngay trên sân nhà Old Trafford. Nhưng còn sốc hơn nữa, cũng trong hôm đó, Aston Villa đã vùi dập ĐKVĐ Liverpool với tỉ số 7-2.
Điều thú vị là trong danh sách ứng viên có rất nhiều cầu thủ của Manchester United. Victor Lindelof đã có một mùa giải ấn tượng, nhất là trong các trận đấu lớn, dù không được nhiều người đánh giá cao. Còn ấn tượng hơn nữa là Luke Shaw. Khi M.U mua Telles, nhiều người tin rằng sự nghiệp của Shaw ở Old Trafford có thể đã đến hồi kết thúc. Nhưng rốt cục Shaw lại là một trong những cầu thủ chơi hay nhất, không chỉ ở M.U. Phong độ rực sáng của Lingard khi chuyển sang West Ham hồi mùa Đông cũng khiến tất cả kinh ngạc.
Theo nghĩa hơi “tiêu cực” thì là Liverpool. Khi tất cả đều nghĩ họ sẽ tiếp tục thống trị bóng đá Anh, thì họ sa sút không phanh. Nhưng theo nghĩa tích cực thì phải là West Ham. Đội bóng của David Moyes được “quy hoạch” là một trong những ứng viên xuống hạng. Nhưng cho tới tháng Tư họ vẫn còn nguyên cơ hội dự Champions League. Với vài sự tăng cường hợp lý trong mùa Hè này, West Ham chắc chắn sẽ còn tiến bộ hơn nữa.
Không có gì phải tranh cãi, đấy chỉ có thể là Ruben Dias (ảnh). Cầu thủ người Bồ Đào Nha được Man City mua về với giá cao, nhưng không ai nghĩ rằng anh có thể thay đổi hoàn toàn đội bóng mới trong một thời gian ngắn theo cách anh đã làm. Dias không chỉ chơi hay, mà anh khiến những người xung quanh cũng tốt lên, và cuối cùng cả hệ thống của Man City được hưởng lợi. Về mặt hiệu ứng, vụ chuyển nhượng Dias cũng giống như vụ Liverpool mua Van Dijk hồi trước.
Nhiều, rất nhiều. Không ít trong số đó có liên quan tới VAR và cách điều hành mới của các trọng tài. Việc phải liên tục thay đổi cảm xúc theo các quyết định của VAR thực sự khó chịu; thậm chí nhiều CĐV đã bắt đầu hình thành phản xạ... không ăn mừng ngay cả khi đội bóng ghi được bàn thắng quan trọng. Ngoài ra, việc các trọng tài không chịu phất cờ hay cắt còi khi một cầu thủ đã việt vị rõ ràng, mà chờ cho tới khi pha bóng kết thúc hẳn, cũng rất dễ gây ức chế.
“HLV vẫn thế, cầu thủ thì khác.” Đó là những gì mà HLV Jose Mourinho đã nói sau khi chứng kiến Tottenham, một lần nữa, đánh mất lợi thế dẫn bàn khi bị Newcastle cầm hòa dù dẫn trước 2-1 tới phút 85. Ông nói sau khi được hỏi về việc các đội bóng cũ của ông vốn rất giỏi bảo vệ tỉ số. Tuy nhiên, chính câu nói này lại được xem là một trong những lý do khiến Tottenham quyết định sa thải HLV người Bồ Đào Nha. “Cầu thủ vẫn thế, HLV thì khác”.
Trận Liverpool thắng Tottenham 2-1 ngay trước Giáng sinh. Vì nhiều lý do. Đó là một trận đấu có chất lượng chuyên môn cao giữa hai HLV hàng đầu thế giới, Juergen Klopp và Jose Mourinho. Là trận đấu giữa hai đội bóng lúc đó còn đang cùng nhau chiếm hai vị trí cao nhất trên BXH. Không những thế, trận ấy còn có sự chứng kiến của 2.000 CĐV, một khung cảnh hiếm hoi giữa đại dịch. Một sự kiện đáng chú ý nữa cũng diễn ra trong trận đấu này là cầu thủ hai đội và CĐV tri ân HLV Gerard Houllier, người qua đời trước đó ít lâu.
Không có gì khác, đó chính là khung cảnh những khán đài đầy ắp khán giả. Việc các trận đấu diễn ra trong tình trạng không khán giả đã khiến bầu không khí bóng đá bị “méo mó” đi rất nhiều so với trước. Thế nên, việc chính phủ Anh bắt đầu nới giãn các quy định về tụ tập nơi đông người, và bắt đầu cho phép các SVĐ đón 10.000 khán giả vào sân từ 17/5 vừa rồi, được chào đón không khác gì một bàn thắng vàng ở chung kết.