Ngoại hạng Anh 2012/13, mùa bóng hay nhất của Van Persie

Kinh Thi Kinh Thi
15:17 ngày 05-04-2020
Mùa bóng gần đây nhất mà M.U vô địch Premier League, 2012/13, cũng chính là mùa bóng thành công nhất trong sự nghiệp cầu thủ của Robin Van Persie - ngôi sao vừa giải nghệ dưới màu áo Feyenoord hồi năm ngoái. Van Persie đã bay bổng như thế nào, và vì sao?
Ngoại hạng Anh 2012/13, mùa bóng hay nhất của Van Persie

Robin Van Persie được xem là một trong những tiền đạo xuất sắc nhất thế giới trong thế hệ của mình. Anh cũng là người đang giữ kỷ lục ghi bàn cho đội tuyển Hà Lan (50 bàn/102 trận). Lạ ở chỗ: không phải khi nào người ta cũng nhìn về Van Persie bằng cặp mắt ngưỡng mộ đối với một cây làm bàn. Chỉ đến khi phong độ sắp bước qua “sườn dốc bên kia”, Van Persie mới ghi bàn hàng loạt ở Premier League. Có hai nguyên nhân đáng kể. Thứ nhất, anh rất hay chấn thương, hiếm khi có một mùa bóng trọn vẹn. Thứ hai, thú vị hơn: ghi bàn nhiều hay ít trước tiên là do vai trò của cá nhân anh và lối chơi toàn đội, tùy lúc khác nhau.

Từ khi ra mắt trong màu áo Feyenoord năm 2001 đến hết mùa 2010/11 ở Arsenal, Van Persie chưa bao giờ thi đấu nhiều hơn 28 trận ở mỗi mùa giải VĐQG.

Mãi đến mùa 2011/12, Van Persie mới lần đầu tiên được thi đấu đủ 38 trận, và ngay lập tức anh đoạt danh hiệu Vua phá lưới Premier League với 30 bàn. Mùa bóng tiếp theo chính là lần cuối cùng Van Persie... hoàn toàn không dính chấn thương. Anh lại là Vua phá lưới lần nữa, ghi 26 bàn và cùng M.U vô địch Premier League. 

Người ta so sánh tỷ lệ ghi bàn của Van Persie với những chân sút nổi tiếng như Wayne Rooney hoặc Luis Suarez để thấy rằng, kể cả trong các giải đoạn chấn thương không thể thi đấu nhiều, Van Persie vẫn luôn là một chân sút đáng nể. Nhưng khi nhìn lại giai đoạn 2011-2013, giới phân tích còn chỉ ra rằng Van Persie tỏa sáng trong lĩnh vực ghi bàn chủ yếu là do vai trò cá nhân và lối chơi toàn đội. Anh được cả Arsenal lẫn M.U sử dụng như một chân sút chủ lực trong giai đoạn ấy.

Van Persie ban đầu là tiền đạo cánh. Ngày xưa, HLV Arsene Wenger từng vang danh với việc mua lại tiền đạo cánh “xoàng xĩnh” Thierry Henry ở Juventus, biến thành trung phong cho Arsenal, và thành công đến nỗi, ở một mức độ nào đó, có thể gọi Henry là một huyền thoại trên sân cỏ Anh. Wenger cũng định sẽ làm như vậy với Van Persie. “Anh ta thuộc mẫu trung phong hoàn hảo”, Wenger nói. Nhưng khi gia nhập Arsenal vào năm 2004, Van Persie trước tiên chỉ có thể là một mẫu... tiền đạo dự bị. Lấy đâu ra chỗ khi đội hình 4-4-2 của Arsenal đã có cả Henry lẫn Dennis Bergkamp trên hàng tiền đạo!

Tại Premier League 2012/13, Van Persie ghi 26 bàn để trở thành Vua phá lưới, đồng thời vô địch giải đấu

Bergkamp và Henry sẽ lần lượt ra đi. Nhưng rồi, lại nổi lên vấn đề khác. Wenger xoay qua sơ đồ 4-3-3, dùng lối chơi xoay quanh Cesc Fabregas. Ông kiên nhẫn chờ đến lúc thích hợp để dùng Van Persie trong vai tiền đạo chủ lực. Có lẽ phải nói, sự kiên nhẫn của Van Persie là đáng phục hơn. Chỉ từ khi Fabregas ra đi vào năm 2011 và Samir Nasri bước vào vị trí “số 10”, Van Persie mới thật sự trở thành cầu thủ quan trọng nhất tại Arsenal. Không phải ngẫu nhiên mà anh đã có mùa bóng 2011/12 rực sáng.

Ngày xưa, Wenger biến Henry từ tiền đạo cánh thành trung phong là bởi vóc người nhỏ gọn và sự nhanh nhẹn của Henry thích hợp với việc xoay trở trong chỗ chật, thường xuyên xoay lưng về phía khung thành. Van Persie lại khác. Đơn giản là anh quá toàn diện và dùng vào vai trò nào khác thì cũng có chỗ uổng phí. Chính tiền đạo Hà Lan nói về lý do vì sao anh thích đáng vai trung phong: “Đấy là vai trò khó nhất trong môn bóng đá”. Người ta khen những pha dứt điểm “một chạm” của Van Persie. Thật ra, anh có đủ mọi phẩm chất cần có của một trung phong.

Cần ngay giải pháp quyết đoán trong một khoảnh khắc, Van Persie sẽ có. Xử lý tình huống sáng tạo để đánh lừa hậu vệ, hoặc để thoát khỏi tình huống bị bắt bài, đấy chính là sở trường của Van Persie. Và khi giới quan sát đánh giá cao kỹ thuật cá nhân cũng như khả năng đi bóng của Van Persie, đấy là vì họ chỉ thường xuyên xem anh đá cánh. Vào giữa đá trung phong, Van Persie càng tỏ rõ là cây làm bàn cừ khôi. Rút cuộc, Wenger chuẩn bị một trung phong Van Persie thật kỹ, chỉ để trung phong ấy chuyển sang M.U và thành công với chức vô địch Premier League 2012/13.

1. Chức vô địch Premier League 2012/13 là danh hiệu VĐQG duy nhất trong sự nghiệp của Robin Van Persie. Khi ấy, anh cũng trở thành cầu thủ gần đây nhất đoạt danh hiệu Vua phá lưới Premier League 2 mùa liên tiếp ở 2 CLB khác nhau (Arsenal và M.U).

Tranh cãi thú vị giữa Van Persie và Rashford
Giữa mùa bóng này, Van Persie từng phân tích cách di chuyển trước khi ghi bàn của Marcus Rashford và cho rằng Rashford mà chơi ở vị trí trung phong thì anh đã hay, lại càng hay hơn nữa. Van Persie bình luận như thế trong hoàn cảnh Rashford đang chơi ở cánh trái. Nhưng Rashford lại nghĩ khác. Chân sút đàn em tại M.U của Van Persie nói: “Tôi thích nhất vị trí và vai trò hiện thời. Tôi được tự do di chuyển. Tôi không phải tiền đạo cánh, cũng chẳng phải là trung phong”.

Hơn cả một sự thừa nhận
“Van Persie tuyệt vời ở chỗ, anh ta không cần phải có thời gian hoặc không gian để chứng tỏ sự nguy hiểm của mình”. Đấy là bình luận của HLV Bert van Marwijk. Lời khen của giới chuyên môn dành cho Van Persie là rất nhiều. Nhưng lời khen của Van Marwijk thì có giá trị hơn cả một sự thừa nhận, bởi HLV này... không ưa Van Persie cho lắm. Chính vì sự bất đồng với HLV Van Marwijk mà Van Persie chuyển từ Feyenoord sang Arsenal.

XEM THÊM

'Kane sẽ mắc kẹt cả đời ở Tottenham nếu không ra đi ngay'

M.U áp đảo đội hình hay nhất lịch sử Premier League

Man United sẽ phải làm gì với 'món hàng hớ' Sanchez?

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
33
+48
76
3
34
+41
74
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
33
-2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17
  • Hojlund có toàn đồng đội xấu tại MU Hojlund có toàn đồng đội xấu tại MU

    Cơn khô hạn bàn thắng của Rasmus Hojlund đã được giải tỏa với pha lập công vào lưới Sheffield United. Nếu MU biết cách "chăm sóc" cho chân sút người Đan Mạch tốt hơn thời gian qua, có lẽ mọi chuyện đã khác.

  • Hà Đức Chinh: Tiền đạo U23 Việt Nam cũng cần phòng ngự trước Iraq U23 Việt Nam: Bắt đầu phòng ngự từ các tiền đạo

    U23 Iraq là một đối thủ mạnh, dù là 6 năm trước hay hiện tại, với U23 Việt Nam. Khi bước vào sân lúc bấy giờ, tôi nhận cả nhiệm vụ phòng ngự. Tôi nghĩ, những cầu thủ cùng vị trí trong đội hình U23 Việt Nam hiện tại cũng sẽ được thầy Tuấn giao trọng trách như thế.

  • Lê Nguyên Hoàng: Trung vệ hay nhất của U23 Việt Nam Trung vệ 19 tuổi, cao 1m76 đang gây sốt của U23 Việt Nam là ai?

    Dù mới 19 tuổi nhưng Lê Nguyên Hoàng đang được xem là trung vệ quan trọng bậc nhất trong đội hình của U23 Việt Nam ở VCK U23 châu Á 2024. Màn trình diễn ấn tượng của cầu thủ gốc Nghệ An được giới chuyên môn đánh giá cao, đưa ra những nhận xét “có cánh” đầy tích cực.

  • Góc nhìn: 50% tấm vé Olympic của HLV Hoàng Anh Tuấn 50% tấm vé tới Paris của HLV Hoàng Anh Tuấn

    Thầy trò HLV Hoàng Anh Tuấn đã có 50% tấm vé tới Olympic Paris 2024. Phía trước là U23 Iraq đầy tham vọng nhưng U23 Việt Nam cũng đã sẵn sàng làm nên bất ngờ.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x