Như tin đã đưa, thứ Sáu tuần trước, đại diện 20 đội bóng và BTC Premier League lại họp trực tuyến để tìm giải pháp cho phần còn lại của mùa giải. Tại đây, một bản kế hoạch với tên gọi “Project Restart” được đưa ra gồm nhiều hướng dẫn, quy định cụ thể với các đội nhằm chuẩn bị cho sự trở lại của mùa giải. Ví dụ như việc cầu thủ, nhân viên, BHL các đội sẽ phải kiểm tra y tế 48 giờ trước trận đấu. Các cầu thủ cũng phải xét nghiệm ít nhất 2 lần mỗi tuần để đảm bảo không nhiễm bệnh… Điểm đáng chú ý nhất ở Project Restart là toàn bộ các trận đấu còn lại sẽ phải diễn ra trên SVĐ trung lập và không có khán giả. Các sân này được BTC Premier League chọn ra và phải đủ tiêu chuẩn đảm bảo an toàn sức khỏe.
Đây chính là điểm đang bị tranh cãi gay gắt nhất và khiến nội bộ 20 đội bóng Premier League phát sinh mâu thuẫn. Cụ thể, nhóm 6 đội bóng đang xếp bét BXH không đồng ý với việc phải đá trên sân trung lập. Bởi họ cho rằng điều này sẽ khiến họ chịu thiệt thòi, đồng thời gặp nhiều khó khăn hơn trong cuộc đua trụ hạng. Sáu đội bóng gồm Aston Villa, Watford, West Ham, Brighton, Norwich và Bournemouth chỉ đồng ý đá trên sân trung lập nếu Premier League 2019/20 không có đội xuống hạng.
GĐĐH của Brighton, ông Paul Barber là người phản đối Project Restart quyết liệt nhất: “Chúng tôi tán đồng việc đá trên SVĐ không khán giả. Điều này là cần thiết để ngăn ngừa dịch bệnh phát tán. Nhưng quan điểm của chúng tôi là đá trên sân trung lập sẽ ảnh hưởng tới tính minh bạch và sự công bằng của giải đấu. Brighton còn 5 trận đấu trên sân nhà mùa này và sẽ là bất lợi cho chúng tôi nếu phải đá sân trung lập, đặc biệt đây lại là giai đoạn quyết định mùa giải”.
Trong khi đó, nhóm các CLB an toàn và Big Six dĩ nhiên phản đối. Nhóm này muốn Premier League phải có đội xuống hạng, ngay cả trong trường hợp xấu nhất là giải đấu bị hủy bỏ. Việc Big Six phản đối gay gắt là điều dễ hiểu bởi nếu không có xuống hạng, đồng nghĩa với việc mùa sau giải đấu sẽ được mở rộng lên 22-23 đội, khiến lịch thi đấu của họ sẽ nặng hơn rất nhiều và ảnh hưởng lớn tới kế hoạch chinh phục các cúp châu Âu. “Họ đang đe dọa phá hủy mùa giải chỉ để không phải xuống hạng”, một đại diện giấu mặt của nhóm an toàn nhận xét.
Theo tờ Daily Mail, trong cuộc họp trực tuyến hôm thứ Sáu tuần trước, có 13 đội đã bỏ phiếu thuận cho Project Restart. Nhưng cũng có 6 đội bóng bét bảng phản đối Project Restart và 1 CLB chưa quyết định. Trong khi đó, Premier League cần ít nhất 14 phiếu thuận để Project Restart được thông qua. GĐĐH của Premier League, ông Richard Masters kêu gọi giờ là lúc các CLB cần phải thống nhất và đặt quyền lợi cá nhân sang một bên. Nhưng đó là điều không dễ, đặc biệt với nhóm mà khả năng xuống hạng đang lơ lửng. Tờ Telegraph còn bình luận “bỏ xuống hạng có thể là con đường duy nhất để tất cả các đội bóng ở Premier League đồng ý với việc đá trên SVĐ trung lập”.
Dự kiến thứ Sáu tuần này, các đội và BTC Premier League sẽ lại họp để tìm ra tiếng nói chung. Nhưng buổi họp có thể sẽ được lùi xuống thứ Hai tuần sau bởi cuối tuần này, chính phủ Anh sẽ ra quyết định xem có nới lỏng phong tỏa đất nước hay không? Premier League sẽ chờ quan điểm của chính phủ rồi tính toán bước tiếp theo.
Các sân nào đủ điều kiện thi đấu? 5 - Brighton là đội thiệt thòi nhất nếu phải đá trên sân trung lập vì 5/9 trận trong lịch thi đấu còn lại của đội bóng này là trên sân nhà. |
XEM THÊM
Ngoại hạng Anh bất ngờ hoãn họp quyết định số phận mùa giải
10 cầu thủ có tỷ lệ thắng cao nhất kỷ nguyên Premier League
Đội hình giá 0 đồng Mourinho có thể mang về Tottenham Hè 2020