Djokovic - Đến bao giờ khán giả thôi quay lưng?

Nhật Quang
14:00 ngày 15-02-2020
Giành Grand Slam thứ 17 ở Australian Open 2020 và cùng lúc áp sát 2 kỷ lục của "Tàu tốc hành" nhưng Djokovic vẫn bị bỏ lại trong cuộc đua chiếm tình cảm của người hâm mộ, so với Federer và Nadal.
Djokovic - Đến bao giờ khán giả thôi quay lưng?

Tâm lý bất ổn đó dường như vẫn chưa thôi đeo bám tay vợt Serbia. Cựu HLV Boris Becker từng dẫn dắt Djokovic đã tiết lộ, học trò của mình nhiều lúc cảm thấy thất vọng về điều đó. Trước khi bước vào sân trong trận chung kết Wimbledon 2019 với Federer, Djokovic thậm chí còn đánh mất đi sự lỳ lợm và kiên cường vốn có.

Kể cả sau khi anh đã xuất sắc cứu nguy 2 match-point để đánh bại huyền thoại Thụy Sỹ, Djokovic cũng không nhận được sự tán dương của đông đảo khán giả mà anh đáng ra xứng đáng được hưởng. Đám đông không bận tâm đến sự thật, bởi đó không phải là thần tượng Federer hay Nadal của họ.

Gần nhất, tại Australian Open 2020, Djokovic phải chịu sức ép lớn khi đối đầu "Tàu tốc hành" tại bán kết. Tay vợt giữ kỷ lục vô địch giải nhiều nhất với 7 lần, bị hầu hết khán giả quay lưng khi cổ vũ cho FedEx.

Còn ở chung kết US Open 2015, thống kê cho thấy, 95% khán giả trên sân Ashe Stadium đều muốn Djokovic phải thất bại dưới tay của Federer. Tờ New Yorker đã đặt ra câu hỏi: "Liệu đến khi nào chúng ta mới chấp nhận Novak Djokovic?”. Hay như tờ Telegraph còn thẳng thắn hơn: “Ở đâu mới có tình yêu dành cho Novak Djokovic?”.

Đó là một thực tế hiển nhiên và nhiều lần được nhắc đến ngay trong phần bình luận của kênh ESPN ở trận chung kết US Open 2015 giữa Djokovic gặp Roger Federer. Câu hỏi đặt ra tuy đơn giản là vậy, nhưng đi tìm câu trả lời cũng không dễ chút nào.

Federer chưa từng thắng Djokovic tại Grand Slam kể từ năm 2012

Huyền thoại Ivan Lendl cũng từng bị rơi vào hoàn cảnh tương tự và phải chấp nhận một thực tế đáng buồn tại giải US Open năm 1986. “Tôi không nghĩ, người hâm mộ ở đất nước này hiểu được tôi. Truyền thông đưa tin sai về tôi. Họ bẻ ngược lại những gì tôi nói. Nếu như tôi vào chơi chung kết với Boris Becker thì tôi sẽ phải chuẩn bị đối mặt với sự ghẻ lạnh của đám đông. Chỉ cần 1/4 trong số khán giả ủng hộ tôi thì đó quả là một phần thưởng lớn lao. Tôi muốn mọi người cổ vũ cho mình nhưng thật thất vọng. Tôi còn biết làm gì đây?”.

Gần 30 năm sau, khi bị rơi vào hoàn cảnh tương tự, Djokovic sẽ nghĩ gì. Chắc một điều sẽ gần giống như suy nghĩ của Ivan Lendl, ngoại trừ 2 điểm khác biệt. Một là, các phương tiện truyền thông trong thời đại này khó có thể ‘xuyên tạc’ được sự thật, bởi chỉ cần vài cú click chuột thì các thông tin về một tay vợt tên tuổi đã xuất hiện nhan nhản trên các trang mạng xã hội như facebook, twitter… Hai là, Djokovic từ chối công khai chỉ trích khán giả về việc đám đông đã không cổ vũ cho mình, và hiểu rõ một thực tế rằng, anh không phải là Roger Federer.

“Có rất nhiều sự ủng hộ dành cho Roger. Chỉ có một ít dành cho tôi. Cũng hợp lý thôi khi một tay vợt vĩ đại, một nhà vô địch như Roger luôn nhận được sự ủng hộ áp đảo tại bất kỳ đâu mà anh ấy góp mặt. Tôi hiểu, ở mọi nơi trên thế giới này, Roger đều có được sự cổ vũ lớn hơn. Tôi không thể phán xét về điều này. Tôi ở đây hay nơi khác chỉ để chơi quần vợt. Tôi chấp nhận thực tế rằng, người hâm mộ có quyền cổ vũ cho ai mà họ thích. Tôi thi đấu cũng là để giành được sự ủng hộ, và hy vọng trong tương lai tôi có thể giành được tình yêu trong trái tim người hâm mộ giống như Federer đang có”.

Djokovic giành 16 Grand Slam trong 10 năm gần nhất

Không chỉ riêng quần vợt mà đối với các môn thể thao khác, luôn tồn tại một chân lý giản đơn: khi khán giả đang thần tượng một ai thì có nghĩa họ sẽ căm ghét đối thủ. Trong cuộc chiến đối đầu Federer – Djokovic, “Tàu tốc hành” luôn giành được nhiều tình yêu hơn từ phía người hâm mộ, bởi đã từ lâu họ yêu mến một phong cách lịch lãm, một hình ảnh đại sứ quần vợt và một nhà vô địch lớn.

Djokovic hiện mới chỉ được coi trọng về khả năng chuyên môn xuất sắc, mà chưa thể bằng được hình ảnh của Roger Federer hay Rafael Nadal trong mắt của người hâm mộ. Chính những Federer hay Nadal đã khơi dậy và thắp lửa tình yêu dành cho môn quần vợt của nhiều người. Nhưng rõ ràng cách hành xử của Djokovic sau trận chung kết US Open 2015 đã cho thấy một sự thông minh và trưởng thành hơn rất nhiều.

Còn nhớ trước trận tứ kết US Open hồi năm 2008, đối thủ Andy Roddick đã chế nhạo Djokovic đi kèm với một loạt bệnh tật như cúm gia cầm, bệnh than hay SARS… Trả lời phỏng vấn sau trận thắng trước tay vợt người Mỹ, Djokovic phát biểu: “Andy từng nói tôi dính tới 16 chấn thương ở trận đấu trước, gặp Tommy Robredo ở vòng 4. Nhưng thực tế đâu phải vậy. Tôi nghĩ rằng khán giả đang chống lại mình, bởi họ cho rằng tôi giả dối”. Và ngay lập tức, anh bị đám đông la ó. Đó đúng là một tai nạn nghề nghiệp khi một Djokovic chưa đủ bản lĩnh và tâm lý vững vàng trước tình huống khó xử như vậy.

Nhiều năm đã trôi qua kể từ sau rắc rối đó, Djokovic giờ đây đã bản lĩnh hơn và khôn khéo hơn trong ứng xử hay lời nói trước người hâm mộ. Nhưng tại sao họ vẫn lạnh lùng với anh?

So sánh với Federer thì có vẻ như hơi khập khiễng. Ban đầu, tay vợt người Thụy Sỹ này cũng không hề được khán giả Mỹ dành cho sự ái mộ, nhất là khi Federer đã loại thần tượng Andre Agassi của họ tại chung kết US Open năm 2005, sau cú trái tay mãn nhãn. Khi Agassi từ giã sự nghiệp, không một gương mặt người Mỹ nào thay thế được tay vợt từng giành được 8 danh hiệu Grand Slam này, và Federer xuất hiện để rồi trở thành tâm điểm của đám đông hâm mộ.

Liệu một ngày nào đó, tình yêu lớn đó sẽ chuyển từ Federer sang Djokovic như tờ The New Yorker hy vọng không. Điều đó có thể xảy ra bởi khán giả Mỹ có xu hướng luôn dành tình yêu cho những người thắng cuộc, những kẻ tiên phong. Djokovic phải nắm lấy cơ hội này. Khi nào Federer giải nghệ thì lúc đó chính là thời cơ để Djokovic đoạt lấy.

Sự cạnh tranh khốc liệt chưa từng có trong lịch sử quần vợt chính là những gì mà Djokovic đã mang lại cho môn thể thao này.

Vô địch Australian Open 2020, tay vợt Serbia lần lượt kém Federer 3 và Nadal 2 danh hiệu Grand Slam nữa. Đang ở tuần thứ 277 trên ngôi số 1 thế giới, Djokovic còn cách kỷ lục tương tự của Roger Federer đúng 33 tuần.

Trước mắt, trong tháng 3 tới, sẽ diễn ra 2 giải Masters ở Indian Wells và Miami. Đó sẽ là cơ hội và cũng là thách thức đối với Roger Federer - người đang giữ ngôi đương kim vô địch Miami Open và góp mặt ở chung kết tại Indian Wells 2019. Trong khi đó, Djokovic đã bị loại từ trước vòng tứ kết năm ngoái.

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x