Vì sao cầu lông châu Âu thua sút châu Á?

Việt Hà
09:29 ngày 24-06-2020
Nói đến cầu lông là nhắc tới niềm tự hào của người châu Á. Trên đấu trường quốc tế, các tay vợt châu Á lấn lướt đối thủ từ các lục địa khác. Nhưng vì sao châu Âu với nền thể thao rất phát triển, lại không thể tạo ra các tay vợt cạnh tranh sòng phẳng với người châu Á?
Vì sao cầu lông châu Âu thua sút châu Á?

Những người châu Á nhỏ bé lại là gã khổng lồ cầm vợt cầu lông. Trên BXH hiện tại của Liên đoàn cầu lông thế giới (BWF), tay vợt nam số một thế giới là Kento Momota (Nhật Bản). Số hai là Chou Tien-chen (Đài Loan) và một người châu Âu đứng thứ ba là Anders Antonsen (Đan Mạch). Ở nội dung đơn nữ, Top 5 tay vợt của BWF đều là người châu Á. 

Các giải đấu lớn chứng kiến sự thống trị của người châu Á. Trong lịch sử 43 năm của giải cầu lông vô địch thế giới, Trung Quốc với tổng số 187 huy chương là quốc gia thành công nhất. Indonesia (77) đứng thứ hai và Đan Mạch (62) xếp thứ ba. Trong Top 5 quốc gia giàu thành tích nhất tại BWF World Championships chỉ có duy nhất một nước châu Âu là Đan Mạch. Còn tại giải cầu lông đồng đội Thomas Cup có lịch sử 71 năm, Indonesia giữ kỷ lục 13 lần vô địch tiếp theo là Trung Quốc (10) và Malaysia (5). Đan Mạch là nước châu Âu duy nhất từng một lần đăng quang vào năm 2016.

Cầu lông châu Âu chỉ có một vệt sáng không đáng kể trong bức tranh tổng thể. Trong giới cầu lông, các chuyên gia đóng khung quan điểm “các tay vợt châu Âu có kỹ năng thua kém so với tay vợt châu Á”. Để giải thích điều này cần một cái nhìn tổng thể từ cả góc độ thể thao lẫn văn hóa đại chúng. Nhìn từ thể thao chuyên nghiệp, cầu lông là bộ môn tốn kém cho các VĐV châu Âu (và cả châu Mỹ) với giày, vợt, cầu, lưới, sân thi đấu tốn chi phí không nhỏ. Càng thi đấu ở cấp độ cao, chi phí càng tăng. Nặng nhất là tiền thuê sân tập, đơn cử như tại Canada phải mất 600 USD cho 8 buổi tập (2-3 giờ mỗi buổi). Vì thế, các tay vợt chuyên nghiệp chỉ có thể tập một tuần trong hai tháng. Ngược lại ở châu Á nói chung và Trung Quốc nói riêng, chi phí tập cầu lông rất rẻ. Mọi VĐV đều có thể tập ít nhất 2 buổi một tuần.

Chỉ có Anders Antonsen (ảnh trên) của Đan Mạch chen chân được vào Top 3 thế giới cùng Kento Momota (Nhật Bản, trái) và Chou Tien-chen (Đài Loan)

Sự khác biệt đó trước hết đến từ mô hình tập luyện. Ở châu Âu chỉ có các nhà thi đấu cầu lông (số lượng ít) mà thiếu hẳn khu tổ hợp thể thao (nhiều môn) vốn rất thịnh hành ở châu Á. Do đó việc thuê sân tập với VĐV châu Âu là không dễ dàng và tốn kém. Trong khi ở các quốc gia châu Á, sân cầu lông có trong hầu hết nhà thi đấu cấp phường, quận. Sự phổ biến của môn thể thao này tại châu Á là khác biệt lớn nhất so với châu Âu. Ở Trung Quốc, Indonesia thậm chí coi cầu lông là môn “thể thao quốc dân”, còn tại Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia hay Việt Nam việc tập luyện cầu lông trở thành thói quen của đại đa số người dân. Việc tập luyện từ phong trào lên chuyên nghiệp của một VĐV được hỗ trợ tối đa bởi mạng lưới đào tạo rộng khắp và sự quan tâm tài trợ từ chính phủ.

Ngược lại, cầu lông ở châu Âu không phải môn thể thao phổ biến. Nếu chọn chơi một môn cầm vợt, đa số người châu Âu sẽ tìm đến tennis. Do cầu lông phong trào kém phát triển nên việc sàng lọc các VĐV đỉnh cao ngày càng gặp khó khăn. Thu nhập từ thi đấu cầu lông chuyên nghiệp không cao do nguồn tài trợ thấp khiến các tay vợt châu Âu đều phải có một nghề kiếm sống. Đó là thách thức lớn ngăn cản họ theo đuổi cầu lông. Trong khi ở châu Á, các tay vợt đỉnh cao sống rất tốt với thu nhập đánh cầu lông bởi nguồn tài trợ dồi dào, thậm chí là các hợp đồng quảng cáo không thua kém các ngôi sao bóng đá. Đơn giản bởi cầu lông là một môn thể thao đại chúng được đông đảo người châu Á quan tâm.

Rexy Mainaky, huyền thoại cầu lông người Indonesia từng có 5 năm làm HLV ĐT cầu lông Vương quốc Anh. Mainaky khẳng định: “Văn hóa tự do của người châu Âu khiến họ không thể tập trung tối đa và có kỷ luật thép trong một môn thể thao khắc nghiệt đòi hỏi sự tỉ mỉ như cầu lông”. Mainaky cũng cho rằng nguồn cung VĐV đỉnh cao ngày càng bị thu hẹp khiến cầu lông châu Âu khó cạnh tranh với người châu Á. 

Cầu lông đi xuống tại Anh

Chính tại quê hương của môn cầu lông, người dân ngày càng thờ ơ với môn thể thao này. Thống kê cho thấy trong năm 2019, chỉ có 431.600 người Anh từ 16 tuổi trở lên chơi cầu lông hàng tuần, giảm 16% so với thập kỷ trước (516.700). Chính phủ Anh cũng cắt giảm tài trợ cho các VĐV đỉnh cao từ 7,4 triệu bảng năm 2013 xuống còn 5,9 triệu bảng tại năm 2017. 

Châu Âu lép vế tại Olympic

Trong lịch sử môn cầu lông tại Thế vận hội, châu Âu mới giành được 14 huy chương trong tổng số 106 huy chương các loại. Tính ra, người châu Âu chỉ chiếm 13% số huy chương môn cầu lông tại các kỳ Olympic. Các VĐV châu Á chiếm tới 87% lượng huy chương (92/106 huy chương). Quốc gia châu Âu có thành tích cao nhất là Đan Mạch với 8 huy chương nhưng vẫn đứng sau Trung Quốc (41), Indonesia (19), Hàn Quốc (19) và Malaysia (8).

XEM THÊM

Huyền thoại cầu lông Peter Gade: 'Văn hóa & truyền thống là quan trọng'

Lee Chong Wei & Lindan: Cặp đôi đầy duyên nợ của làng cầu lông thế giới

Cầu lông, biểu tượng của thể thao đỉnh cao châu Á

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
28
+46
64
2
28
+39
64
3
27
+34
60
4
29
+18
56
5
28
+17
53
6
28
0
47
7
29
-4
44
8
28
+6
42
9
28
-2
41
10
28
+11
40
11
27
+2
39
12
29
-1
38
13
28
-11
35
14
28
-16
27
15
28
-12
26
16
29
-18
22
17
28
-10
21
18
29
-16
21
19
29
-34
17
20
28
-49
15

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x