Vovinam - Việt Võ đạo được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

PV
17:00 ngày 13-11-2023
Theo quyết định do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng ký ngày 10/11/2023, Vovinam được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo đó, đây là nghệ thuật trình diễn dân gian, tri thức dân gian Vovinam - Việt Võ Đạo TP.HCM.
Vovinam - Việt Võ Đạo được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Trước đó, UBND TP.HCM đã có chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM phối hợp với Liên đoàn Vovinam TP.HCM hoàn thiện việc lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể Việt Võ đạo. Việt Võ Đạo là môn võ truyền thống của dân tộc Việt Nam do cố võ sư Nguyễn Lộc sáng lập vào năm 1938 tại Hà Nội. Sau đó môn võ này được gọi là Vovinam, gồm 2 phần: Võ thuật Việt Nam (Việt Võ Thuật) và Võ đạo Việt Nam (Việt Võ Đạo).

Đến năm 1960, cố võ sư Lê Sáng tiếp nhận chức Chưởng môn, tiếp tục sự nghiệp quảng bá, phát triển Vovinam. Ông cùng các võ sư tìm tòi, nghiên cứu để hệ thống lý thuyết, kỹ thuật và võ đạo ngày càng hoàn thiện, qua đó xây dựng nền móng vững chắc cho môn võ Việt. Hội đồng võ sư Chưởng quản môn phái Vovinam ra đời năm 2010 đánh dấu chặng đường mới của võ Việt. Cố võ sư Chánh chưởng quản Nguyễn Văn Chiếu đã cùng các võ sư đưa Vovinam lan tỏa mạnh mẽ đến bạn bè quốc tế khắp năm châu.

Phong trào học võ Vovinam ngày càng được mở rộng và phát triển rộng khắp trên thế giới đã thật sự trở thành cầu nối văn hóa giúp tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc. Đến thời điểm này, Vovinam đã có mặt ở hơn 70 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, thu hơn 2,5 triệu võ sinh tham gia luyện tập và tiếp tục phát triển. Vovinam - Việt Võ Đạo là sản phẩm văn hóa đặc biệt của người Việt và càng phát triển sâu rộng ở trong nước và thế giới thì càng góp phần quảng bá văn hóa, hình ảnh Việt Nam ra thế giới.

Tiến sĩ Mai Hữu Tín - Chủ tịch Liên đoàn Vovinam thế giới/Chủ tịch Liên đoàn Vovinam Việt Nam cho biết: “Vovinam đang được tập luyện ở 70 quốc gia trên khắp năm châu với hàng triệu môn sinh. Trong đó, nhiều quốc gia có phong trào Vovinam rất mạnh và hoàn toàn có thể cạnh tranh với Việt Nam như Algeria, Campuchia. Các giải Vovinam vô địch thế giới, vô địch châu Âu, vô địch châu Á, vô địch Đông Nam Á cũng được tổ chức thường niên. Việc Vovinam được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là thành quả của bao thế hệ trong quá trình 85 năm hình thành và phát triển môn phái. Đây là bước đi phải có để tiến tới thành đưa Vovinam thành di sản văn hóa phi vật thể của thế giới”.

Về dài hạn, Liên đoàn Vovinam Việt Nam có chiến lược giữ gìn, bảo vệ và phát triển Vovinam ở cả trong nước và thế giới. Cụ thể, tại Việt Nam, Liên đoàn sẽ phát triển Vovinam ở khắp 63 tỉnh, thành phố và đẩy mạnh hơn nữa phong trào Vovinam trong học đường cũng như nâng cao số lượng và chất lượng võ sinh. Một mục tiêu khác mà Liên đoàn Vovinam quyết tâm thực hiện chính là xây học viện Vovinam. Học viện dự kiến đặt ở TP.HCM với chi phí xây dựng khoảng 20 triệu USD, hứa hẹn là nơi đào tạo Vovinam không chỉ cho Việt Nam mà cả các nước trên thế giới.

Từ ngày 22-30/11/2023, Liên đoàn Vovinam Việt Nam và thế giới sẽ tổ chức Giải vô địch Vovinam thế giới lần VII năm 2023 tại Nhà thi đấu Phú Thọ (quận 11, TP.HCM). Đến thời điểm này đã có hơn 650 VĐV, HLV, lãnh đội và lực lượng trọng tài đến từ 35 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký tranh tài. Đáng chú ý, các cường quốc có thế mạnh về thể thao và võ thuật như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Iran, Pháp, Thái Lan,… cũng cử VĐV tranh tài. Trong dịp này, sự kiện Đại hội Liên đoàn Vovinam thế giới nhiệm kỳ III cũng được kỳ vọng tạo bước ngoặt mới để phát triển phong trào Vovinam thế giới. Tại Đại hội, các lãnh đạo Liên đoàn sẽ điều chỉnh lại toàn bộ tài liệu các hoạt động, điều lệ, các văn bản hoạt động của các ủy ban theo chuẩn Olympic.
 

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
35
+57
80
2
34
+50
79
3
35
+41
75
4
35
+21
67
5
33
+15
60
6
34
+1
54
7
34
+19
53
8
35
-9
49
9
33
+4
48
10
35
-8
48
11
35
-7
46
12
34
-5
44
13
35
-4
43
14
35
-13
38
15
35
-7
35
16
35
-11
32
17
35
-20
26
18
35
-30
25
19
35
-32
24
20
35
-62
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x