4 giải pháp chống nạn 'câu giờ' trong bóng đá

Thanh Sơn
20:10 ngày 27-03-2020
Trong lúc bóng đã đang bị đình trệ vì đại dịch Covid-19, những người có trách nhiệm nên tận dụng khoảng thời gian này để suy nghĩ về những hành động có thể giúp môn thể thao vua trở nên công bằng hơn. Đơn cử như để chống nạn 'câu giờ', những giải pháp dưới đây cần sớm được đưa vào thực tế.

Covid-19 tàn phá bóng đá

#1
Giám sát, nhắc nhở thủ môn trong việc phát bóng

Khi bóng đi hết đường biên ngang, các thủ môn có thể câu giờ bằng cách lững thững chạy ra ngoài sân để nhặt lại. Họ không thể làm như thế nếu chú bé nhặt bóng được yêu cầu phải nhanh chóng đưa bóng vào cuộc, hay có luật buộc thủ môn không được rời vòng cấm khi trọng tài cho phát bóng lên. Sau khi nhận lại bóng từ ngoài ném vào, thủ môn phải đưa bóng vào cuộc trong vòng 15 giây. Nếu không thì trọng tài có thể cho đối phương hương được hưởng quả đá phạt gián tiếp từ cự ly 11m.

#2
Khôi phục lại luật 6 giây

Những bạn trẻ có lẽ không biết rằng đây là luật thực tế đã tồn tại. Đó là luật 12 cấm các thủ môn không được giữ bóng quá 6 giây. Có một điều khá thú vị là trong suốt hơn một nửa thế kỷ các thủ môn từng không bị ràng buộc bởi luật lệ nào. Mãi đến những năm 1960 mới xuất hiện luật 4 bước, buộc những người gác đền chỉ được di chuyển tối đa 4 bước trước khi đưa bóng vào cuộc.

Đến năm 1998 thì luật 6 giây ra đời nhưng sau đó lại bỗng dưng... biến mất. Đây quả là điều đáng tiếc bởi các thủ môn thường lợi dụng lỗ hổng này để câu giờ. Tất nhiên, họ chẳng thể làm như thế nếu luật 6 giây được khôi phục.

Các thủ môn có không ít "chiêu trò" để câu giờ

#3
Ngăn các cầu thủ bị phạt can thiệp vào những tình huống cố định

Khi đối phương được hưởng đá phạt, các cầu thủ có thể rút ngắn thời gian của trận đấu bằng nhiều chiêu trò khác nhau. Đơn cử như việc họ ôm ngay lấy trái bóng và chạy lùi về phần sân nhà, hay đơn giản hơn là đá bóng thật mạnh đi nơi khác. Tuy nhiên, những trò tiểu xảo ấy hoàn toàn trở nên vô nghĩa nếu có luật yêu cầu cầu thủ bên đội bị phạt không được phép chạm bóng ngay sau mỗi tình huống va chạm khiến trọng tài phải cất còi.

#4
Cấm thay người trong thời gian đá bù giờ

Cấm thay người khi trận đấu sắp kết thúc là vấn đề đã được họp bàn, nhưng chưa bao giờ được thử nghiệm chứ đừng nói áp dụng trong thực tế. Chính bởi vậy nên những đội đang nắm lợi thế vẫn thường tận dụng quyền thay cầu thủ trong những phút cuối trận để "câu giờ". Kẽ hở này hoàn toàn có thể được "vá kín" bằng cách ra luật chỉ cho phép thay người khi trận đấu chưa bước vào thời gian đá bù giờ, trừ những trường hợp bất khả kháng như có chấn thương xảy ra.

Tất nhiên, cũng có khả năng HLV muốn điều chỉnh chiến thuật khi phát hiện ra điều gì đó lúc trận đấu sắp hạ màn. Vấn đề là những trường hợp như thế không nhiều, mà khi đã không có được sự nhạy bén cần thiết thì các HLV phải chịu thiệt thòi trong vài phút cũng là điều hợp lý. Trong trường hợp không muốn thiệt thòi, họ chỉ còn cách cải thiện khả năng đọc trận đấu để có thể ra quyết định thay người sớm hơn.

XEM THÊM

Học Martial, Pogba và Hazard cũng 'biến hình' giữa mùa Covid-19

Thấy và chưa thấy gì từ cuộc họp quyết định số phận Premier League?

Trước EURO 2020, những giải đấu lớn nào từng bị hoãn?

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
36
+60
83
2
35
+54
82
3
36
+43
78
4
36
+20
67
5
35
+11
60
6
35
+11
54
7
35
-3
54
8
34
+19
53
9
36
-14
49
10
36
-11
48
11
35
-4
47
12
36
-11
46
13
35
-4
43
14
36
-9
41
15
35
-7
35
16
35
-11
32
17
35
-20
26
18
35
-30
25
19
35
-32
24
20
35
-62
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x