Johan Cruyff (1947-2016): Huyền thoại 2 đế chế

Việt Cường
03:36 ngày 03-02-2017
2016 sẽ được nhớ mãi như là một năm buồn của bóng đá thế giới. Huyền thoại Johan Cruyff, người đã một tay tạo dựng nên hai đế chế bóng đá vĩ đại ở Hà Lan và Tây Ban Nha, đã trút hơi thở cuối cùng trong một ngày mưa buồn của tháng Ba.
Johan Cruyff (1947-2016): Huyền thoại 2 đế chế
Từ siêu sao đầu tiên...

Johan Cruyff thuộc thế hệ người Hà Lan đầu tiên sinh ra sau chiến tranh thế giới thứ 2. Đó là thế hệ đã phải trải qua đủ cơ cực của những năm tháng tái thiết thời hậu chiến, nhưng cũng là thế hệ đầu tiên được tận hưởng những thay đổi tích cực. Cruyff lớn lên giữa lúc xã hội Hà Lan bừng bừng không khí “nổi loạn”. Thay vì mặc nhiên chấp nhận, người trẻ bắt đầu đặt câu hỏi về những giá trị cũ. Mọi giá trị cũ. Xã hội Hà Lan những năm 1960 đầy bất ổn, nhưng chính sự “bất ổn” ấy đã tạo ra những thiên tài, mà Johan Cruyff là một trong số đó.

Tài năng của Cruyff đã được nói tới quá nhiều và nếu nói thêm nữa thì có lẽ là thừa. Nhưng có một điều mà không phải ai cũng biết: Cruyff được xem như siêu sao bóng đá đầu tiên của thế giới. Sức hút của “thương hiệu Cruyff” là cực lớn, cả trong lẫn ngoài sân cỏ. HLV huyền thoại Rinus Michel, người được xem là “cha đẻ” của bóng đá tổng lực, cũng là người đã dẫn dắt Cruyff ở Ajax, ĐT Hà Lan rồi Barca, từng “đúc kết” sự nghiệp của mình bằng một câu: “Nếu không có Cruyff, tôi chẳng có đội bóng nào cả”.

Phải, Cruyff không tạo ra, nhưng là hiện thân của bóng đá tổng lực. Nói như cựu danh thủ của M.U - Eric Cantona - thì “Cruyff có thể trở thành cầu thủ hay nhất thế giới ở mọi vị trí”. Cruyff vừa là người khởi đầu, tổ chức, vừa là người kết thúc một pha tấn công. Trong các trận đấu, hình ảnh thường thấy về Cruyff là ông lùi về sân nhà nhận bóng từ thủ môn, ra dấu, chỉ đạo các đồng đội di chuyển, tổ chức các đợt lên bóng, trước khi xuất hiện ở đầu sân đối diện để tung đòn kết liễu.

Thời ông chơi bóng cho Barca, CĐV của các đội bóng ở La Liga sẵn sàng la ó chính cầu thủ đội nhà nếu anh ta “chẳng may” phạm lỗi với Cruyff. Đơn giản vì họ khao khát được xem Cruyff bằng xương bằng thịt trên sân từ quá lâu, và không muốn niềm vui ấy bị cắt ngắn bởi một pha đá xấu. 

Tư tưởng chống lại kiểu tư duy theo lối mòn cũng được Cruyff thể hiện rõ qua... trang phục. Ông là người đầu tiên tự chọn số áo ở World Cup, bất chấp nỗ lực cấm cản từ ban tổ chức. Thời đó, cầu thủ vẫn ra sân với số áo được chỉ định theo tên, và các cầu thủ đá chính chỉ mang áo từ 1 đến 11. Chiếu theo “luật” ấy, Cruyff phải mang số 1. Nhưng ông quyết lấy số 14!


... đến Di sản của Cruyff

Bóng đá Hà Lan và bóng đá Barcelona giống nhau ở một điểm: Cả hai nền bóng đá này đều được chia làm 2 thời kỳ, trước và sau khi có Cruyff. Trước khi có Cruyff, bóng đá Hà Lan là một trò hề. Sau khi có Cruyff, đội tuyển của họ trở thành một thế lực. Trước khi có Cruyff, Barcelona là một đội bóng lớn, nhưng không có bản sắc. Sau khi có Cruyff, nói tới Barca là nói tới một phong cách, một triết lý bóng đá mà tất cả đều ngưỡng mộ và rất nhiều muốn học theo.

Cả trong vai trò cầu thủ lẫn HLV, Cruyff đã giành được rất nhiều danh hiệu, đáng kể là 8 chức vô địch Hà Lan, 5 chức vô địch La Liga, và 4 chức vô địch Cúp C1/Champions League. Đó là một kho di sản đồ sộ, nhưng chưa phải là tất cả. Một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, Cruyff để lại dấu ấn trong tất cả những đội bóng vĩ đại nhất, từ Ajax và Hà Lan của những năm 1970, Milan của Arrigo Sacchi của những năm 1980, “Dream Team Barca” của những năm đầu 1990, Barca của Pep Guardiola giai đoạn từ 2008-2012, và đội tuyển Tây Ban Nha cũng trong giai đoạn ấy. 

Mở rộng vấn đề thì di sản quan trọng nhất của Cruyff chính là một triết lý bóng đá riêng biệt. Ở Hà Lan hay ở Tây Ban Nha, đâu đâu bạn cũng có thể gặp những cầu thủ chơi “kiểu Cruyff”: Nghĩa là chơi bóng thông minh, tinh tế nhờ dải kỹ năng với bóng rộng. Và di sản ấy chỉ có thể ngày càng được nhân rộng nhờ một thế hệ HLV tài năng mới, dẫn đầu là Pep Guardiola, những người được thừa hưởng sự thông thái và được truyền cảm hứng từ người thầy vĩ đại Johan Cruyff.

Chừng nào người ta còn chơi bóng, chừng ấy tên ông vẫn còn được nhắc tới...

2016 - Một năm mất 2 đội trưởng vĩ đại

Không chỉ có Cruyff, năm 2016 còn “lấy đi” của bóng đá thế giới một đội trưởng vĩ đại khác. Ông là Carlos Alberto, đội trưởng của đội tuyển Brazil vô địch World Cup 1970, qua đó trở thành đội bóng đầu tiên 3 lần vô địch thế giới. Carlos Alberto mất ngày 25/10, thọ 72 tuổi, sau một cơn đau tim.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x