Hậu vệ trái người Nga được đưa về Chelsea làm phương án dự phòng cho Ashley Cole, điều này đồng nghĩa anh không bao giờ thực sự được chú ý ở Stamford Bridge. Zhirkov chỉ có 17 trận ra sân ở mùa giải 2009/10, hầu hết là vào sân từ băng ghế dự bị nhưng vẫn cùng đội bóng của HLV Carlo Ancelotti đăng quang ngôi vô địch.
Gibson gia nhập lò đào tạo trẻ M.U năm 2004 và được đôn lên đội một chỉ 1 năm sau đó, khi mới 18 tuổi. Tuy nhiên việc đội bóng của Sir Alex Ferguson có quá nhiều tiền vệ trung tâm đẳng cấp khiến cầu thủ người Bắc Ireland không có nhiều cơ hội ra sân. Mùa giải 2010/11, Gibson cùng các đồng đội vô địch Ngoại hạng Anh, nhưng anh chỉ ra sân 12 trận và có quá nửa từ băng ghế dự bị. Gibson chơi 60 trận cho Man United trước khi gia nhập Everton vào năm 2012.
Savic được đánh giá là một trong những ngôi sao tương lai của bóng đá Montenegro thời điểm anh khoác áo Partizan. Tuy nhiên, việc chuyển tới Man City năm 2011 là bước lùi của cầu thủ này. Mùa 2011/12, Savic có 11 trận ra sân tại Ngoại hạng Anh, cùng đồng đội tại Man City lên ngôi vô địch. Sau danh hiệu đó, Savic chỉ có thêm 1 trận cho đội chủ sân Etihad trước khi chuyển tới Fiorentina.
Buttner là người tiên được hưởng lợi từ luật mới của BTC Ngoại hạng Anh trong việc trao huy chương vô địch cho cầu thủ đạt cột mốc 5 trận trong cả mùa giải. Hậu vệ người Hà Lan ở mùa 2012/13 chỉ có đúng... 5 trận ra sân trong màu áo M.U nhưng thế là đủ để được đứng trên bục vinh danh. Sau mùa giải vô địch đó, Buttner gắn bó thêm 1 năm dưới triều đại David Moyes, song cũng không tạo dấu ấn và bị tống khứ sang Dynamo Moscow.
Pantilimon chỉ có 7 trận khoác áo Man City tại Ngoại hạng Anh trong 3 mùa giải gắn bó và cả 7 lần đó đều thuộc mùa 2013/14, mùa giải mà đội chủ sân Etihad đăng quang ngôi vô địch. Sau thành công đó, thủ thành người Romania quyết định ra đi để chuyển sang khoác áo Sunderland.
Luis là một hậu vệ đẳng cấp, đó là điều không phải bàn cãi với những gì anh đã làm tại Atletico cũng như ĐT Brazil. Tuy nhiên, quãng thời gian ngắn ngủi gắn bó với Chelsea lại không thực sự thành công, khi anh chơi mờ nhạt với 15 trận ra sân trong hành trình vô địch Ngoại hạng Anh mùa 2014/15. Sau chức vô địch đó, Luis trở lại Atletico và nhanh chóng lấy lại phong độ vốn có của mình.
Inler được đánh giá rất cao khi chuyển tới Leicester mùa Hè 2015, nhưng trong mùa giải thần kỳ mà đội chủ sân King Power lên ngôi vô địch Ngoại hạng Anh, ngôi sao người Thụy Sỹ chỉ có 5 trận ra sân. Cuối mùa giải đó, Inler nhanh chóng bị tống khứ khỏi Leicester để tới Thổ Nhĩ Kỳ khoác áo Besiktas.
Chalobah trưởng thành từ lò đào tạo trẻ của Chelsea, được HLV Antinio Conte trao cơ hội lên đội 1. Tuy nhiên, cầu thủ trẻ người Anh không có nhiều cơ hội ra sân, anh góp mặt 10 trận, đa phần là vào sân từ băng ghế dự bị nhưng vẫn vinh dự nhận huy chương vô địch.
Mangala được ca ngợi là một cầu thủ có thể thực hiện cuộc cách mạng hàng phòng ngự của Man City khi chuyển đến từ Porto với khoản phí 31,8 triệu bảng vào năm 2014. Tuy nhiên, mọi thứ đã không theo kế hoạch của cầu thủ người Pháp. Hai mùa giải đầu Mangala ra sân tương đối nhiều (25 và 23 trận) tại Ngoại hạng Anh, nhưng đến mùa giải thứ 3 cầu thủ này chỉ có 9 lần được sử dụng. Dù sao, con số 9 trận này vẫn đủ để anh được vinh danh như một nhà vô địch. Sau chức vô địch này, Mangala dành cả mùa 2018/19 dưỡng thương trước khi bị bán cho Valencia đầu mùa giải vừa qua.
Danilo được đánh giá là hậu vệ tương đối đa năng của bóng đá Brazil. Anh chuyển tới Man City từ Real với mức phí 26,5 triệu bảng với kỳ vọng quán xuyến hành lanh cánh của đội chủ sân Etihad. Mùa giải đầu với Danilo tương đối thành công, khi anh có 23 trận ra sân và giành chức vô địch Ngoại hạng Anh. Tuy nhiên, mùa giải sau, dù vẫn là nhà vô địch, song vị thế của Danilo không còn, khi anh chỉ có 11 trận ra sân.
XEM THÊM
Bruno Fernandes khiến Ronaldo 'việt vị' vì phát ngôn cảm tính
Chilwell và Robertson, những siêu hậu vệ trái ở Premier League