Vinh quang ở World Cup không dành cho 'đội bóng 1 người'

GIA HƯNG
Từ 10:42 ngày 12-06-2018
“Đội bóng 1 người” luôn mang lại nhiều cảm hứng cho các CĐV, nhưng để đi đến đỉnh cao thì đây không phải công thức lý tưởng. World Cup này có lẽ không có chỗ cho những “đội bóng 1 người”.

Những người hùng là thần tượng của trẻ nhỏ. Nhưng người hùng trong bóng đá là thần tượng của cả dân tộc. Người Argentina vĩnh viễn không bao giờ quên Diego Maradona, người đưa đội tuyển xứ Tango tới chức vô địch World Cup 1986. Maradona thậm chí trở thành hình mẫu cho dân tộc tính của người Argentina: rất bỗ bã, nhưng phóng khoáng và cực kỳ tài năng. Messi sau này có cố gắng đến thế nào cũng không bao giờ chạm được vào chiếc bục Maradona đang đứng. Maradona mãi ở đỉnh cao. 

Bóng đá hiện đại không còn chỗ cho những “đội bóng 1 người” như Argentina của Maradona, dù vẫn thường xuyên sản sinh ra những anh hùng. Thất bại của Liverpool tại chung kết Champions League mùa giải vừa qua minh chứng cho điều này. Ngôi sao sáng nhất của họ, Mohamed Salah, rời trận đấu với chấn thương vai. Liverpool đã không thể vượt qua thử thách khi điểm mạnh nhất và cũng là điểm yếu nhất của họ bị loại khỏi cuộc chơi. Real thì không cần Cristiano Ronaldo để chiến thắng.


Các kỳ World Cup của bóng đá thế kỷ 21 chưa từng chứng kiến một nhà vô địch là “đội bóng 1 người”. Brazil 2002 của “Ronaldo béo” là tập thể tuyệt vời, có hàng thủ chắc chắn, cặp tiền vệ trụ xuất sắc và bộ ba “ba R” xuất chúng. Italia 2006 sở hữu hàng thủ siêu việt, với Fabio Cannavaro là đại diện. Nói đến Tây Ban Nha 2010 là nhắc đến tiqui-taca, lối chơi tập thể, mà bàn thắng của Andres Iniesta (hạ Hà Lan) trong trận chung kết, chỉ là một sản phẩm - hoàn toàn tương tự Đức 2014. 

Hình ảnh “đội bóng 1 người” thất bại bi tráng nhất trong một kỳ World Cup ở thế kỷ 21 có lẽ là ĐT Pháp của Zinedine Zidane năm 2006. Giải đấu đó, người ta thậm chí cho rằng chính Zidane “dẫn dắt” Pháp thay vì HLV Raymond Domenech. Và khi linh hồn của họ rời cuộc chơi, với một cú húc đầu vào ngực Marco Materazzi trong trận chung kết, Pháp sụp đổ. Nói “sụp đổ” thì hơi quá, vì Pháp chỉ thua trên chấm luân lưu. Nhưng sau này nhìn lại, người Pháp đều đồng ý rằng, cú húc đầu của Zidane đã lấy đi nhuệ khí của họ. 

Thế nên, bất cứ đội tuyển nào nhiều tham vọng ở World Cup 2018, đều cần quên ngay ý tưởng hưởng thụ sự xuất sắc của một cá nhân. Bồ Đào Nha vô địch EURO 2016 không phải vì họ có Ronaldo - người rời trận chung kết với Pháp chỉ sau 15 phút vì chấn thương. Bồ Đào Nha chiến thắng vì lối chơi phòng ngự kín kẽ, một sản phẩm của tập thể. Bồ Đào Nha ở World Cup năm nay cũng vậy. Lời cảnh tỉnh này cũng cần thiết với Argentina của Messi, Ai Cập của Salah, Đan Mạch của Eriksen và Ba Lan của Lewandowski. Ở thời đại này, chỉ tập thể là ngôi sao sáng nhất.

Thảm họa “đội bóng 1 người”
Sẽ thiếu sót nếu không kể tên “đội bóng 1 người” Brazil tại World Cup 2014. Giải đấu này sẽ không đến nỗi nào với họ, nếu không có thảm bại 1-7 trước Đức ở bán kết. Brazil trận đó tuyệt vọng vì Neymar không thể thi đấu (chấn thương lưng ở tứ kết với Colombia).
Nguồn: Bongdaplus
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

Việt Nam
Philippines
Indonesia
Iraq
Indonesia
Philippines
Iraq
Việt Nam
Bảng xếp hạng
  • A
  • B
  • C
  • D
  • E
  • F
  • G
  • H
Xem thêm
Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng đá

Tổng Biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó tổng Biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
Địa chỉ liên hệ
Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: (84.24)35541188 - (84.24)35541199
Fax: (84.24)35539898
Email: toasoan@bongdaplus.vn
 

x