Bóng Đá Plus trên MXH

Man City kém Liverpool 9 điểm: 'Tác hại' của Guardiola

07:35 ngày 13/11/2019
Vì một lẽ tình cờ, hậu vệ Kyle Walker đã phải xỏ găng làm thủ môn bất đắc dĩ cho Man City trong trận đấu gần đây nhất ở Champions League. Khó vậy mà anh cũng làm được (trong hơn chục phút). Nhưng việc đơn giản như sau thì Walker lại chưa làm được: tìm đường trở lại hàng ngũ Tam sư!

    Tính từ đầu mùa bóng này, Walker chưa hề được HLV Gareth Southgate gọi lại đội tuyển Anh. Sẽ chẳng có vấn đề gì nếu đấy là một cựu binh hết thời. Đằng này, Walker đang ở độ tuổi đẹp nhất của phong độ đỉnh cao (29), vẫn đang là trụ cột trong hàng ngũ Man City.

    Walker là một mắt xích không thể thiếu trong cách chơi theo triết lý của Pep Guardiola. Nhưng Southgate chẳng cần triết lý cao sang nào, cũng chẳng cần mắt xích không thể thiếu nào. Ông cần những cầu thủ bình thường, làm tốt những công việc bình thường mà ông giao phó mỗi khi đội tuyển Anh thi đấu.

    Ở vị trí hậu vệ phải của Walker, Tam sư đang có Trent Alexander-Arnold quá ổn. Nhưng nói vậy không có nghĩa là cửa vào đội tuyển đã đóng sầm với với các hậu vệ phải khác. Cũng đã có lúc Southgate gọi Aaron Wan-Bissaka. Vẫn không phải là Walker.

    Năm ngoái, Southgate gây tiếng vang lớn khi đưa Tam sư vào tận bán kết World Cup 2018. Khi ấy, ông dùng sơ đồ có 3 trung vệ. Walker là một trong số đó. Nhưng gần đây, khi Southgate gặp khó khăn vì vấn đề trung vệ, ông vẫn không thể gọi lại Walker. Bởi Walker bây giờ đã được mô tả mĩ miều là “mắt xích quan trọng ở vị trí hậu vệ phải của Man City”. Vâng, bạn cũng có thể nói: “của Pep Guardiola”.

    Chỗ tai hại nhất trong cách chơi theo triết lý của Pep Guardiola là cái hệ thống bất di bất dịch, cùng các thành phần riêng rẽ trong hệ thống ấy, dễ trở thành đồ bỏ, rất khó sử dụng khi người ta cần nó với công năng khác. Kyle Walker chỉ là một ví dụ cụ thể.

    Ngày xưa, thiên hạ ngỡ ngàng bởi cách chơi lạ lẫm của đội tuyển Liên Xô do Valery Lobanovski huấn luyện. Suy cho cùng, đấy cũng chỉ là cách chơi theo hệ thống mà Pep Guardiola dùng lại trong thời buổi này. Họ thắng Hà Lan ở vòng bảng EURO 1988, nhưng khi tái ngộ trong trận chung kết thì Liên Xô thua toàn diện.

    Trong lịch sử bóng đá đỉnh cao (EURO, World Cup), chỉ có đúng một trường hợp khác từng thua ở vòng bảng nhưng thắng lại trong trận chung kết. Đó là đội tuyển Đức huyền thoại (thắng Hungary trong trận chung kết World Cup 1954), và Đức đi vào huyền thoại là vì những chi tiết như thế.

    Vì sao Liên Xô thua Hà Lan ở trận chung kết EURO 1988? “Mắt xích” Oleg Kuznetsov bị treo giò, thế là cả một hệ thống sụp đổ. Huấn luyện theo triết lý, kiểu Pep, thì thiên hạ đã biết hàng chục năm rồi. Nhưng chẳng phải ai cũng làm như vậy, tất phải có lý do chứ!

    Tự biến mình thành nô lệ trong cách huấn luyện của Pep, một khi Man City mà đã thất bại thì đấy sẽ là cả một sự sụp đổ, rất khó vực dậy. Ai có thể tiếp quản và vận hành cái hệ thống do Pep để lại? Cứ xin nói trước như thế.

    Kinh Thi • 07:35 ngày 13/11/2019

    Bài viết hay? Ấn để tương tác

    Bình luận
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Nguyễn Hà Thanh Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Đăng nhập
    hoặc

    Email:

    Mật khẩu:

    Quên mật khẩu?


    Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay