Cố danh thủ người Argentina, Guillermo Stábile trở thành cầu thủ đầu tiên giành danh hiệu Vua phá lưới World Cup trong lần tổ chức năm 1930 tại Uruguay. Chân sút sinh năm 1905 (mất năm 1966) chỉ cần 4 trận đấu để có được 8 bàn thắng.
Nếu như World Cup đầu tiên được tổ chức tại Nam Mỹ (Uruguay) thì sau đó 4 năm giải đấu này được di chuyển sang châu Âu (Italia). Cố cầu thủ của ĐT Tiệp Khắc (CH Czech hiện tại), Oldřich Nejedlý (1909-1990) đã trở thành người ghi được nhiều bàn thắng nhất với 5 pha lập công sau 4 trận đấu.
Một lần nữa ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh được tổ chức tại châu Âu (Pháp đăng cai). Tuy nhiên, lần này danh hiệu Vua phá lưới đã không thuộc về một cầu thủ của lục địa già, khi cố tiền đạo Leônidas da Silva (1913-2004) đã sở hữu nhiều bàn thắng nhất với 7 pha lập công sau 5 trận đấu.
Sau 12 năm không tổ chức do thế chiến, World Cup trở lại vào năm 1950 với việc Brazil đăng cai tổ chức. Ở giải đấu này, tiền đạo đội chủ nhà, Ademir Marques de Menezes (thường gọi Ademir) đã giành danh hiệu Vua phá lưới với 9 bàn thắng sau 6 trận đấu.
Thụy Sỹ là quốc gia đăng cai kỳ World Cup 1954 và giải đấu đã tôn vinh cố danh thủ Sándor Kocsis (1929-1979) của ĐT Hungary, người đã tỏa sáng với 11 bàn thắng chỉ sau 5 trận đấu. Đáng tiếc là đội bóng của ông đã để thua Tây Đức (2-3) trong trận chung kết.
Đây là kỳ World Cup đang chứng kiến Vua phá lưới có nhiều bàn thắng nhất trong lịch sử. Huyền thoại bóng đá Pháp, Just Fontaine chỉ cần 6 trận đấu để có được 13 bàn thắng. Tuy nhiên, đội bóng của ông đã nhận thất bại trong trận bán kết trước ĐT Brazil của Vua bóng đá Pele - đội sau đó lên ngôi vô địch khi đánh bại chủ nhà Thụy Điển.
Kỳ World Cup được tổ chức tại Chile này đánh dấu giải đấu có nhiều cầu thủ giành danh hiệu Vua phá lưới nhất, khi có tới 6 cái tên cùng ghi được 4 bàn thắng bao gồm Garrincha và Vava (Brazil), Leonel Sánchez (Chile), Valentin Ivanov (Sô viết), Dražan Jerković (Nam Tư).
Huyền thoại bóng đá Bồ Đào Nha, Eusébio đã trở thành Vua phá lưới của kỳ World Cup được tổ chức tại Anh với 9 bàn thắng sau 6 trận đấu.
Tiền đạo trẻ đầy triển vọng của ĐT Tây Đức khi đó là Gerd Müller đã khắc tên mình vào lịch sử bóng đá thế giới, khi ghi được 10 bàn thắng sau 6 trận đấu để giành danh hiệu Vua phá lưới, giải thưởng Quả bóng đồng, giải thưởng Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất. Hai năm sau, "Vua dội bom" tiếp tục giành danh hiệu Vua phá lưới EURO 1972.
Gerd Müller đã không thể bảo vệ được danh hiệu Vua phá lưới tại World Cup 1974 được tổ chức tại quê nhà, khi huyền thoại bóng đá Ba Lan, Grzegorz Lato đã thi đấu xuất sắc hơn để có 7 bàn thắng sau 7 trận đấu để ghi tên mình vào lịch sử giải đấu.
Huyền thoại Mario Kempes đã trở thành Vua phá lưới duy nhất trong lịch sử giành được chức vô địch World Cup khi giải đấu tổ chức trên sân nhà, khi ông có 6 bàn thắng sau 7 trận đấu cùng ĐT Argentina.
Cũng có được 6 bàn thắng sau 7 trận đấu như Kempes, 4 năm sau Paolo Rossi của ĐT Italia đã giành được danh hiệu Vua phá lưới ở kỳ World Cup được tổ chức tại Tây Ban Nha. Những bàn thắng của huyền thoại sinh năm 1956 này cũng giúp đoàn quân áo thiên thanh giành chức vô địch thứ 3 trong lịch sử.
Mexico 1986 chứng kiến cầu thủ người Anh đầu tiên giành danh hiệu Vua phá lưới, khi huyền thoại Gary Lineker của Tam sư có được 6 bàn thắng sau 5 trận đấu.
Salvatore Schillaci trở thành cầu thủ Italia thứ hai (sau Rosssi năm 1982) giành danh hiệu Vua phá lưới World Cup, khi cũng có được 6 bàn thắng sau 7 trận đấu như bậc đàn anh.
Nếu như Hristo Stoichkov cần tới 7 trận đấu để có 6 bàn thắng cho ĐT Bulgari thì Oleg Salenko chỉ mất đúng 3 trận đấu để có được 6 pha lập công cho ĐT Nga. Đáng tiếc là những chú gấu Nga đã sớm dừng chân ngay tại vòng bảng (do có thành tích đội đứng thứ 3 kém hơn các đối thủ khác), nếu không Salenko sẽ có cơ hội để độc chiếm danh hiệu Vua phá lưới thay vì phải chia sẻ với Stoichkov.
ĐT Croatia trở thành chú ngựa ô tại kỳ World Cup được tổ chức tại Pháp, khi giành vị trí thứ 3 chung cuộc. Huyền thoại Davor Suker ghi tên mình vào lịch sử với danh hiệu Vua phá lưới khi ghi được 6 bàn thắng sau 7 trận đấu.
Kỳ World Cup đầu tiên trong lịch sử được tổ chức ở hai quốc gia (Hàn Quốc và Nhật Bản) đã chứng kiến người hoành tinh, Ronaldo 'béo' tỏa sáng để giành danh hiệu vua phá lưới với 8 bàn thắng sau 7 trận đấu.
Miroslav Klose đã trở thành chân sút người Đức thứ 2 trong lịch sử giành danh hiệu Vua phá lưới, khi có 5 bàn thắng sau 7 trận đấu. Huyền thoại người Đức cũng đang là cầu thủ có nhiều bàn thắng nhất trong lịch sử các kỳ World Cup với 16 pha làm bàn và kỷ lục này có lẽ sẽ còn rất lâu mới bị phá.
Sau World Cup 1962, đây là kỳ World Cup có nhiều cầu thủ chia sẻ danh hiệu Vua phá lưới nhất, khi có tới 4 cái tên cùng có được 5 bàn thắng sau 7 trận đấu là Thomas Mueller (Đức), David Villa (Tây Ban Nha), Wesley Sneijder (Hà Lan), Diego Forlan (Uruguay).
James Rodríguez đã trở thành cầu thủ Colombia đầu tiên trong lịch sử giành danh hiệu Vua phá lưới tại một kỳ World Cup, khi anh có được 6 bàn thắng sau 5 trận đấu. Đây cũng là bệ phóng giúp cầu thủ này đổi đời khi sau đó được Real Madrid chiêu mộ về từ Monaco. Đáng tiếc là sự nghiệp của anh sớm đi xuống tại đội bóng Hoàng gia Tây Ban Nha.
Harry Kane đã tiếp bước bậc tiền bối tại ĐT Anh và CLB Tottenham - Gary Lineker giành danh hiệu Vua phá lưới World Cup 2018 với 6 bàn thắng sau 6 trận đấu.