Nghị lực phi thường của gia đình Sharapova

Hạnh Nguyễn
07:05 ngày 20-09-2019
Nếu ai đó cần một tấm gương về ý chí và nghị lực vượt khó để vươn đến thành công, Maria Sharapova và bố mẹ cô xứng đáng được coi là nguồn cảm hứng. Trước khi Sharapova trở thành tay vợt số 1 thế giới và sưu tập đủ bộ danh hiệu vô địch Grand Slam, cô và gia đình đã phải trải qua hành trình dài cực gian nan.
Nghị lực phi thường của gia đình Sharapova
Xuất phát điểm “âm”
Khi đã gặt hái được rất nhiều thành công trên sân banh nỉ, Sharapova hay được mọi người hỏi về động lực đã giúp cô có được khát khao chiến đấu hơn người. Sharapova chia sẻ ngay từ nhỏ, cô đã luôn khát chiến thắng, khát thành công bằng mọi giá vì cô và gia đình có xuất phát điểm từ “số 0”. Sharapova bảo nhà cô phải bắt đầu từ hai bàn tay trắng.

Sharapova không hề quá lời. Thực ra nói gia đình Sharapova xuất phát điểm từ “số 0” vẫn chưa phản ánh hết vạn sự khởi đầu nan của họ. Nói xuất phát điểm của họ từ “số âm” có lẽ chính xác hơn. Âm nhiệt độ và cả âm tiền.


Bà mẹ Yelena của Sharapova mang thai con gái ở vùng Gomel, Belarus đúng giai đoạn mọi người đang hoang mang vì thảm họa nguyên tử Chernobyl. Để đứa con đang nằm trong bụng mình tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh tật có thể phát sinh từ thảm họa nguyên tử Chernobyl, bà Yelena cùng ông chồng Yuri bảo nhau chuyển tới vùng Nyagan ở miền Tây của Siberia cho an toàn. Họ quá nghèo nên không thể mơ tới nơi lánh nạn nào bớt heo hút hơn. Sharapova sau đó chào đời tại Nyagan vào ngày 19/4/1987.

Yuri phải làm quần quật ở mỏ dầu Tyumen trong điều kiện khắc nghiệt nhất (nhiệt độ có thể xuống tới mốc -40 độ C) để kiếm tiền nuôi vợ con. Sau 4 năm đầu tắt mặt tối làm lụng và tích cóp, Yuri mới đủ điều kiện để đưa vợ con chuyển nhà lần nữa. Lần này họ tới Sochi, nơi có cuộc sống đỡ khắc nghiệt hơn hẳn so với Nyagan.

Những lúc đỡ đầu tắt mặt tối, Yuri chơi tennis để giải khuây. Sau vài lần thấy nhàm chán với việc ở ngoài sân xem bố mình chơi tennis, cô bé 4 tuổi Sharapova tự cầm lấy vợt vào sân vụt bóng cho đỡ buồn chân buồn tay. Cầm vợt còn chưa vững nhưng cô bé 4 tuổi nhà Yuri đã khiến HLV tennis ở đó, Yuri Yudkin hết sức kinh ngạc vì năng khiếu của cô bé. Yudkin chủ động xin được huấn luyện Sharapova chơi tennis.

Nhờ bố mẹ định hướng, Sharapova đã theo nghiệp quần vợt từ lúc còn là một cô bé
Nhờ bố mẹ định hướng, Sharapova đã theo nghiệp quần vợt từ lúc còn là một cô bé

Yudkin từng chia sẻ: “Tôi chưa thấy đứa bé nào triển vọng như Sharapova. Hồi mới 4 tuổi rưỡi, cô bé đã lĩnh hội được những điều tôi chỉ dạy rất nhanh và chính xác. Với Sharpaova, tôi chưa bao giờ phải chỉ dẫn điều gì 2 lần”.

Năm Sharapova lên 6, qua sự giới thiệu của thầy Yudkin, Sharapova được tới Moscow tham gia một giải đấu được tổ chức trong trường tennis của huyền thoại quần vợt Martina Navratilova. Tài năng không đợi tuổi của Sharapova nhanh chóng lọt vào mắt xanh của Navratilova. Navratilova tư vấn Yuri đưa Sharapova sang ăn tập ở học viện quần vợt danh tiếng Nick Bollettieri bên Mỹ để có được điều kiện tập luyện tốt nhất.

Dù nghe rất bùi tai, Yuri cũng không thể thuận theo ngay lời tư vấn của Navratilova. “Cò không tiến” vì tiền không có. Phải đợi thêm 1 năm, sau khi vay mượn được 1.000 USD từ người nhà, Yuri mới có thể đưa Sharapova sang Mỹ theo đuổi giấc mơ “biến Sharapova thành một ngôi sao tennis”.

Những nỗ lực phi thường
Đến được học viện Nick Bollettieri, cha con Yuri – Sharapova bị dội gáo nước lạnh. Họ được thông báo rằng Sharapova (khi đó mới 7 tuổi) còn quá nhỏ để có thể xin cấp học bổng. Họ khuyên cha con Yuri – Sharapova về và quay lại đó sau, khi Sharapova đã lớn hơn.

Không dễ dàng bỏ cuộc, Yuri vẫn xin cho Sharapova ăn tập trong học viện Nick Bollettieri theo đúng lời Navratilova tư vấn. Không xin được học bổng thì đóng học phí. Dù chỉ nói được dăm ba câu tiếng Anh, Yuri vẫn cố tìm đủ các công việc hòng kiếm đủ học phí cho con gái. Ông không ngại việc rửa bát trong nhà hàng hay phụ hồ tại các công trường xây dựng.


Do hạn chế về tài chính và visa, thời gian đó bà Yelena chưa thể sang Mỹ theo chồng con ngay. Suốt 2 năm, Sharapova chỉ có thể liên lạc với mẹ qua thư là chính. Lâu lâu hai mẹ con mới có thể gọi điện cho nhau một lần.

Càng gian nan, Sharapova càng nỗ lực tập luyện. Năm 9 tuổi, Sharapova được cấp học bổng. 10 tuổi, Sharapova đã vô địch các giải U14. Hành trình vươn tới một ngôi sao của Sharapova bắt đầu tươi sáng từ đó.

Cây vợt xịn đầu tiên
Nhà Sharapova nghèo nên Sharapova bắt đầu chơi tennis với vợt “lởm”. Sharapova chỉ may mắn có được cây vợt xịn đầu tiên do ông bố Aleksandr của cựu tay vợt số 1 thế giới Yevgeny Kafelnikov tặng. Aleksandr là bạn của bố Sharapova.

Bộ “sưu tập” người tình của Sharapova
So với nhiều nữ VĐV quần vợt khác, Maria Sharapova gây ồn ào hơn cả khi trải qua vô số cuộc tình khác nhau. Cái tên đầu tiên là tay vợt Juan Carlos Ferrero. Sau khi gõ cửa trái tim của Ferrero, bóng hồng có chiều cao lý tưởng 1m88 tiếp tục dấn thân hơn nữa vào chốn tình trường. Đối tác mà Sharapova đánh cặp cũng rất đa dạng như ca sỹ, doanh nhân, nhà sản xuất chương trình showbiz. Có thể “điểm mặt chỉ tên” một loạt nhân tình của tay vợt này như Adam Levine,  Andy Roddick, Charlie Ebersol, Sasha Vujacic, Grigor Dimitrov…

Chồng Serena chế giễu Sharapova


Alexis Ohanian, chồng Serena Williams đã chế giễu khi Sharapova gặp Serena tại US Open 2019. Cụ thể Alexis đã mặc áo phông in dòng chữ D.A.R.E. viết tắt chương trình Giáo dục chống lạm dụng ma túy. Qua đây, Alexis muốn mỉa mai Sharapova, người từng bị treo vợt vào năm 2016 vì dương tính với chất cấm.

Lần đầu vung tiền ăn chơi của Sharapova


“Lần đầu tiên tôi thực sự hào hứng với tiền bạc là sau khi giành thắng lợi tại giải Wimbledon”, tay vợt cựu số 1 thế giới bộc bạch, “Cá nhân tôi đã tự thưởng cho mình kỳ nghỉ dài ngày tại một khách sạn hạng sang, để bù đắp cho những ngày vất vả di chuyển từ Florida tới Los Angeles để tham gia giải đấu”.

“Các nhà quảng cáo tìm đến tôi không chỉ vì sắc đẹp”


Đó là lời phát biểu khá thẳng thắn của Maria Sharapova trên tờ Daily Mail. Theo Sharapova, hầu hết những thương hiệu lớn tìm đến sau khi cô đã khẳng định được vị thế của mình trong làng banh nỉ thế giới. Đồng thời, các nhà tài trợ luôn đặt tiêu chí về mức độ nổi tiếng, thay vì nhan sắc khi ký hợp đồng.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
33
+48
76
3
34
+41
74
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
33
-2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17
  • Bước ngoặt thay đổi cuộc đời LeBron James Bước ngoặt thay đổi cuộc đời LeBron James

    LeBron James được coi như một trong những huyền thoại vĩ đại nhất của lịch sử bóng rổ thế giới. Nhưng cuộc đời và sự nghiệp của James có lẽ đã rất khác, nếu như không có bước ngoặt xảy ra khi anh đang học lớp 4.

  • Lăng kính: Made in Vietnam Made in Vietnam

    Ngày 16/9 xứng đáng được xem là một dấu mốc quan trọng đối với cụm từ Made in Vietnam.

  • Emile Heskey: 'Nếu là người da trắ ng, tôi đã làm HLV như Lampard' Emile Heskey: 'Nếu là người da trắng, tôi đã làm HLV như Lampard'

    Ở tuổi 41, Emile Heskey đang có một cuộc sống an nhàn rời xa bóng đá, nhưng những ký ức về thời đỉnh cao phong độ vẫn còn nguyên vẹn. Trong cuốn tự truyện “Even Heskey scored”, một trong những vấn đề mà Heskey nhắc đến nhất chính là nạn phân biệt chủng tộc mà chính ông từng trải qua trong suốt sự nghiệp của mình.

  • Hội chứng 'phản xã hội' của Valentino Rossi Hội chứng 'phản xã hội' của Valentino Rossi

    Ở tuổi 40, Valentino Rossi vẫn chưa muốn từ giã đường đua MotoGP. Vài người thân thiết ít ỏi hiểu vì sao anh quyến luyến môn thể thao tốc độ đến thế. Chỉ trên đường đua Rossi mới có thể là chính mình, vì anh luôn cảm thấy khó khăn trong việc thích nghi với cuộc sống đời thường.

  • Patrick Vieira, vụ áp phe kinh điển của Wenger Patrick Vieira, vụ áp phe kinh điển của Wenger

    Trong thời gian làm việc tại Arsenal, Arsene Wenger từng mua hụt nhiều ngôi sao lớn dù tiếp cận mục tiêu từ sớm. Nhưng điều đó không có nghĩa Giáo sư luôn để đối thủ nẫng cầu thủ giỏi trước mũi mình. Việc Wenger giành chữ ký của Vieira vào lúc anh tưởng chừng đã đầu quân cho Ajax là một trong những ví dụ tiêu biểu nhất.

  • Yao Ming - Tượng đài được nhào nặn kỳ công Yao Ming - Tượng đài được nhào nặn kỳ công

    Yao Ming không chỉ là tượng đài bóng rổ của Trung Quốc, của châu Á mà của cả thế giới. Hành trình lên tầm huyền thoại của cựu tay ném cao 2m29 này được lập trình kỹ càng, chứ không phải chuyện thành công đến một cách tự nhiên và tình cờ.

  • Novak Djokovic & cuộc đời của 'người thứ ba' Novak Djokovic & cuộc đời của 'người thứ ba'

    “Người thứ ba” là cách gọi ví von và cũng đầy nghiệt ngã mà truyền thông dành cho Novak Djokovic - tay vợt luôn bị coi là số 3 sau Roger Federer và Rafael Nadal, dù xét về sự hoàn thiện trong tennis, Nole xứng đáng là số 1. Cùng tìm hiểu về cuộc đời của tay vợt thời thơ ấu cầm… cây cào tuyết còn nhiều hơn cầm vợt.

  • Khi Sir Alex trình làng ở World Cup 1986 Khi Sir Alex trình làng ở World Cup 1986

    Sir Alex Ferguson từng có gần 3 thập kỷ dẫn dắt M.U và gần chục năm cầm quân tại Aberdeen. Song ngày nay không nhiều người biết rằng Sir Alex từng dẫn dắt ĐT Scotland dự World Cup 1986. Đó là giải đấu mà Sir Alex tuy không thành công nhưng lại gây được ấn tượng.

  • Lance Armstrong, sự thật nghiệt ngã về  huyền thoại giả dối Lance Armstrong, sự thật nghiệt ngã về huyền thoại giả dối

    Mọi người gọi ông là “kẻ dối trá vĩ đại nhất trong thể thao hiện đại”. Cũng phải, bởi Lance Armtrong cùng các đồng đội giấu nhẹm chuyện dùng chất cấm suốt gần 20 năm để chinh phục vinh quang. Nhưng đó vẫn chưa phải điều nghiệt ngã duy nhất trong cuộc đời cua rơ này.

  • Cuộc đời bình lặng của Sebastian Vettel Cuộc đời bình lặng của Sebastian Vettel

    5 mùa giải trầy vi tróc vảy trong màu áo Ferrari cho thấy Vettel không phải người thể hiện tốt dưới áp lực. Tay đua 32 tuổi thích không khí yên bình, tránh xa mọi cái nhìn tọc mạch của truyền thông. Dù là nhà vô địch F1, Vettel vẫn chỉ là “cậu Seb” trong gia đình.

  • Câu chuyện về HLV gốc Việt của Juventus Academy: Trở về Việt Nam từ lời hứa với Ông Ngoại Câu chuyện về HLV gốc Việt của Juventus Academy: Trở về Việt Nam từ lời hứa với ông ngoại

    Tôi gặp vị HLV trẻ trung người Hungary gốc Việt, Szilard Viet Sztancsek Tran vào một chiều Sài Gòn mưa tầm tã. Anh mới 27 tuổi, đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ và giàu lý tưởng phục vụ nền bóng đá “quê ngoại”, từ lời hứa với ông ngoại anh, một người hùng chiến dịch Điện Biên Phủ.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x