'Lò trẻ Chelsea' đáng nể như thế nào?

Kinh Thi Kinh Thi
06:27 ngày 15-10-2019
Chelsea không phải là một “điển hình tiêu biểu” trong việc sản sinh các tài năng trẻ cho bóng đá Anh, kiểu như West Ham. Nhìn ra bên ngoài, Chelsea càng không sánh được với những lò trẻ đã là “thương hiệu lớn”, như Barcelona hoặc Ajax. Vậy, “lò trẻ Chelsea” đáng phục chỗ nào?
'Lò trẻ Chelsea' đáng nể như thế nào?

Lực lượng trẻ do chính Chelsea đào tạo đang thành công rực rỡ ở Premier League mùa này. Tammy Abraham, Mason Mount, Fikayo Tomori đều đang bay bổng. Không thể không nhắc đến Callum Hudson-Odoi hoặc Andreas Christensen. Còn những Ruben Loftus-Cheek, Reece James, Marc Guehi, Billy Gilmour nữa...

Tóm lại, nói về bóng đá trẻ, “sản phẩm Chelsea” có hai đặc điểm tuyệt vời: rất nhiều, và các cầu thủ trẻ đều rất “thiện chiến”. Ở những nơi khác, người ta có thể tự hào về mức độ tài năng hoặc mức độ đặc trưng của một lối chơi thuần nhất, phảng phất hình ảnh của “đội lớn” nơi các tài năng trẻ.

Chelsea không có những đặc điểm như vậy. Và đấy chính là chi tiết đầu tiên nói lên thành công của “lò trẻ Chelsea”. Muốn thành công, người ta thường phải cố tìm ra một hướng đi riêng thích hợp với chính mình. Các cầu thủ trẻ của Chelsea dễ dàng chơi bóng khắp nơi theo hình thức cho mượn, và luôn dễ dàng tỏa sáng khi trở lại Chelsea. Đấy là khác biệt quan trọng.

Neil Bath và Jim Fraser sẽ là hai cái tên được nêu ra đầu tiên, nếu bạn hỏi bất kỳ ai đang làm việc ở học viện bóng đá Chelsea, về những người có công gây dựng lực lượng trẻ hiện thời. Bath đã gắn bó với Chelsea từ năm 2002, hiện là người đứng đầu hệ thống đào tạo trẻ. Fraser hiện là cấp phó. Ông được biết đến ít hơn.

Theo những người trong cuộc, Fraser đáng được tôn vinh nhiều hơn mỗi khi đề cập “lò trẻ Chelsea”. Trên thực tế, ông được xem là người đứng đầu bộ phận tìm kiếm tài năng, trong khi Bath là nhà quản lý chung, là người đứng đầu bộ phận đào tạo. Tóm lại, cặp bài trùng Fraser và Bath chính là những người chịu trách nhiệm về “đầu vào” và “đầu ra” ở học viện bóng đá Chelsea.

Tất nhiên, đội nào cũng có những nhân vật như họ. Khác biệt ở đây là cặp đôi này làm việc rất hiệu quả, với “công suất tuyệt vời”. Lực lượng “scouts” trong tay họ nhiều hơn so với bất cứ CLB nào khác. Ngân sách làm việc dành cho họ cũng rất lớn. Tất nhiên, chẳng có gì là “sung sướng” ở đây. Tất cả chỉ nói lên rằng Fraser và Bath phải luôn làm việc cật lực, với khối lượng công việc rất đồ sồ.

Trưởng bộ phận đào tạo trẻ Bath (trái) và HLV Lampard

Người ta thường hay cho rằng Chelsea là CLB chuyên “rải tiền”. Trước đây thì đúng, nhưng giờ đã khác. Càng ngày, số lượng cầu thủ từng gắn bó với Chelsea từ năm lên 6 tuổi càng xuất hiện nhiều. Và càng ngày, Chelsea càng tỏ rõ khả năng tự vươn lên bằng lực lượng cầu thủ do chính mình đào tạo. Hãy xem hậu quả là như thế nào nếu Barcelona, Real Madrid hoặc Man City bị cấm chuyển nhượng.

Khen ngợi cơ sở vật chất của lò trẻ Chelsea thì chẳng khác gì khen phò mã tốt áo. Tất nhiên, Chelsea hoặc bất cứ đội “nhà giàu” nào khác đều dễ dàng thông qua khâu này. Dù sao đi nữa, sự hoành tráng ở lò trẻ Cobham nói lên rằng Chelsea quả rất xem trọng khâu đào tạo trẻ.

Chi tiết càng đáng nói hơn: lò trẻ Chelsea tuyển mộ rất nhiều người cũ của CLB. Trong đa số trường hợp, đấy là những cựu cầu thủ gắn bó lâu năm hoặc mang tính biểu tượng của Chelsea qua các thời kỳ. Đấy là những Tore Andre Flo, Paulo Ferreira, Claude Makelele, Petr Cech, Carlo Cudicini..., cho đến Frank Lampard và Jody Morris ở đội lớn. Đấy đều là nguồn cảm hứng cho các cầu thủ trẻ.

Vì sao HLV Antonio Conte, dù đã đưa được Chelsea trở lại ngôi vô địch Premier League ngay trong mùa đầu tiên cầm quân, rút cuộc phải ra đi ngay sau mùa bóng kế tiếp? Vì sao Maurizio Sarri không thể trụ lại Chelsea sau mùa đầu tiên, dù rốt cuộc thì Chelsea của ông cũng kết thúc mùa bóng trong Top 4 và vô địch Europa League?

Đấy đều là những câu chuyện gắn chặt với quan điểm đào tạo trẻ của CLB. Khi Sarri cương quyết không tạo điều kiện để tài năng trẻ Callum Hudson-Odoi nhanh chóng phát triển thì đấy đã là điều đi ngược với ưu tiên của CLB rồi. Conte cũng vậy. Ông chọn cầu thủ là để hướng tới thành tích trước mắt, trong khi thành tích chỉ là một trong những khía cạnh mà ban giám đốc Chelsea cho là quan trọng.

Còn phải làm sao để nhanh chóng đẩy các cầu thủ trẻ do Chelsea đào tạo lên đẳng cấp cao nữa. Chelsea phải đào tạo cầu thủ trẻ không chỉ để dùng mà còn để kinh doanh, để tự tồn tại một cách độc lập với sức chi tiền của ông chủ Abramovich. Họ đáng khen hơn cả Man City trong khía cạnh này.

Hy vọng lớn từ cặp sao trẻ
Fikayo Tomori (21 tuổi) và Andreas Christensen (23) đều còn trẻ, nhưng đều đã thi đấu với sự chững chạc thường chỉ thấy ở các cầu thủ kỳ cựu. Chelsea đang hy vọng họ sẽ trở thành một trong những cặp trung vệ hay nhất Premier League trong tương lai. Điểm chung hấp dẫn: Tomori và Christensen đều vươn lên từ “lò trẻ Chelsea”. Trong trận đấu duy nhất mà Chelsea giữ nguyên mành lưới ở mùa bóng này, Tomori và Christensen đá cặp giữa hàng phòng ngự.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
33
+48
76
3
34
+41
74
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
33
-2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x