Bóng Đá Plus trên MXH

Toàn bộ CLB ở V.League có tài trợ áo đấu
09:01 ngày 20/11/2021
Sắp tới, 13 CLB tham dự V.League 2022 đều có nhà tài trợ trang phục thi đấu. Đấy là tín hiệu vui khi các đội bóng ngày càng chuyên nghiệp hơn, đồng thời cũng là cơ hội tìm thêm nguồn thu cho CLB và cả nhà tài trợ.

    Sáng 17/11, SLNA đã ra mắt nhà tài trợ trang phục thi đấu và tập luyện ở mùa giải 2022. Tài trợ cho đội bóng xứ Nghệ là Grand Sport, một nhãn hàng quen thuộc vì cũng đang tài trợ cho các ĐTQG Việt Nam. Bên cạnh đó, Grand Sport cũng tài trợ trang phục cho HL Hà Tĩnh ở mùa giải tới. 

    Ngoài Grand Sport, các nhãn hiệu thời trang thể thao như Kelme, Jogarbola, Mizuno, Kamito và Lining cũng bắt tay với các đội bóng Việt Nam. Theo đó, Mizuno sẽ tài trợ cho HAGL; Kamito gắn bó với SHB Đà Nẵng, B.Bình Dương, Bình Định; Kelme tài trợ các đội TP.HCM, Nam Định, Sài Gòn; riêng Jogarbola tài trợ cho Thanh Hóa, Hải Phòng và Hà Nội FC; còn Li Ning gắn bó với Viettel. 

    Khá đáng tiếc khi một nhãn hiệu thời trang thể thao nổi tiếng là Kappa trước đây luôn gắn bó với Hà Nội FC, B.Bình Dương và cả Long An, nhưng những năm qua đã không còn đồng hành với bóng đá Việt Nam. Thay vào đó là những nhãn hàng của các nước châu Á như Mizuno, Jogarbola (Nhật Bản), Li Ning (Trung Quốc), Grand Sport (Thái Lan), Kamito (Việt Nam), trừ Kelme của Tây Ban Nha. Tuy nhiên, những sản phẩm mang tính bình dân và không quá nổi tiếng này lại có một ưu điểm lớn, đấy là phù hợp với túi tiền của đa số người có thu nhập trung bình thấp ở xứ ta.

    Trước đây, khi Kappa còn tài trợ cho một số CLB của bóng đá Việt Nam, mọi người từng đặt câu hỏi: “Tại sao nhãn hàng này không mở rộng sản phẩm đến tay các CĐV của những đội bóng họ tài trợ?”. Khi ấy, người đại diện Kappa tại Việt Nam cho biết: “Do đây là sản phẩm nổi tiếng thế giới, giá cả vì thế khá cao so với thị trường, nên không thể sản xuất những sản phẩm rẻ tiền để phục vụ những CĐV thích hàng giá rẻ ở Việt Nam”.

    Thế nên, hầu hết những áo cổ động của người hâm mộ đội bóng mặc khi đến sân là… áo nhái. Bên cạnh đó, rất nhiều CLB của Việt Nam cũng bỏ mặc thị trường quần áo và những sản phẩm cổ động cho tư nhân thao túng, dẫu đây là nguồn lợi rất lớn. 

    Các CLB tham dự V.League 2022 đều có nhà tài trợ trang phục thi đấu - Ảnh: MINH TUẤN

    Nắm được vấn đề này, nhiều công ty thời trang thể thao giá rẻ đã bắt tay cùng các đội V.League và cả hạng Nhất, nhằm cho ra những sản phẩm phù hợp với túi tiền của người Việt. Nói thế, vì ngoài việc tài trợ trang phục thi đấu cho các đội bóng, đối tượng mà họ nhắm đến chính là các CĐV, bởi đây là những người sẵn sàng bỏ tiền mua những sản phẩm cổ vũ cho đội bóng họ yêu mến với điều kiện… giá phải phù hợp.

    Trong buổi ra mắt trang phục thi đấu mùa giải 2022 của SLNA, ông Trần Thanh Trung - đại diện Grand Sport tại Việt Nam chia sẻ: “Chúng tôi mong muốn cung cấp trang phục cho SLNA nhằm hỗ trợ tốt nhất quá trình thi đấu và sinh hoạt của các VĐV nói riêng và CLB nói chung. Từ đó chung tay cùng CLB phát triển kênh phân phối các sản phẩm chính hãng, phục vụ đông đảo người hâm mộ SLNA, bởi lâu nay thị trường này đang bị các đội bóng thả lỏng, đấy là điều rất đáng tiếc".

    Nói thế, vì SLNA vốn có lượng CĐV khổng lồ trên cả nước, nhưng lâu nay người hâm mộ đội bóng này đều xử dụng hàng nhái do tư nhân, hoặc chính CĐV xứ Nghệ tự sản xuất rồi kinh doanh. Nay với những sản phẩm chính hãng và giá cả phù hợp, những người làm bóng đá xứ Nghệ và nhà tài trợ mong muốn sẽ được CĐV đón nhận và ủng hộ. Về điều này, có lẽ Mizuno và Kamito đang làm khá ổn do sản phẩm áo đấu của họ ở các đội HAGL, Bình Định, Bình Dương, SHB Đà Nẵng… đang được quảng bá rầm rộ, nhưng thực tế các CĐV vẫn chưa đón nhận bao nhiêu và sẵn sàng mua hàng nhái giá rẻ hơn chỉ vài chục ngàn đồng.

    Trong tình hình dịch bệnh đang ngày càng phức tạp, điều ấy đã ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp trong nước, vì thế rất nhiều nhà sản xuất các sản phẩm may mặc đồ thể thao đã làm nhiều cách để xoay sở tìm đầu ra cho sản phẩm của mình. Việc tài trợ và bắt tay với các đội bóng trong nước thực tế là một hướng đi đúng đắn và phù hợp với tiêu chí "người Việt dùng hàng Việt", đồng thời giúp các CĐV có cách nhìn mới về các sản phẩm cổ động, qua đó vừa góp tay nuôi đội bóng, vừa cổ vũ cho những nhà tài trợ có thêm động lực để tiếp sức cho bóng đá Việt Nam.

    Hy vọng với thời gian, các CLB bóng đá Việt Nam ngày càng nắm bắt thị trường sản phẩm cổ vũ, qua đó giành lấy một nguồn thu rất lớn lâu nay vốn đang bị lãng phí, đồng thời thu hút hơn những nhà tài trợ danh tiếng.

    *Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ

    ĐỖ TUẤN • 09:01 ngày 20/11/2021
    Tags: V.League

    Bài viết hay? Ấn để tương tác

    Bình luận
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Đăng nhập
    hoặc

    Email:

    Mật khẩu:

    Quên mật khẩu?


    Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay