ĐT Đức & vết 'nội thương' đang rỉ máu

Lộc Trần
Từ 11:47 ngày 28-06-2018
Nỗi buồn vì thất bại không đớn đau bằng sự tự tôn bị coi thường. Có những cầu thủ Đức không chiến đấu vì màu cờ sắc áo, họ ra sân để phục vụ bản thân mình.

Trong quán cafe Santral tại Reichenberger Strasse, Berlin, một nhóm đông người đang tụ tập chơi bài. Ở một góc khác, một nhóm khác đang chơi xúc xắc. Chẳng có bất cứ dấu hiệu nào báo rằng nhà ĐKVĐ World Cup sẽ bị loại trong 2 giờ tới.

Đội bóng của Joachim Loew sẽ chạm trán Hàn Quốc. Chỉ cần một chiến thắng 2-0, Đức sẽ đi tiếp. Nhưng một thất bại sẽ kết thúc tất cả. Dẫu vậy chẳng ai quan tâm, dù màn hình lớn đã bật màn khởi động của 2 đội.

Một người quay sang hỏi: "Đội nào đá ý nhỉ?". Người bên cạnh đáp: "Đức". "À, Đức...", anh chàng kia có câu trả lời với câu hỏi đãi bôi của mình, trước khi quay lại cuộc vui với chúng bạn.

Đó là cuộc hội thoại của 2 người Đức... gốc Thổ Nhĩ Kỳ. Có khoảng 200.000 người gốc Thổ sống ở thủ đô Berlin, cộng đồng không phải dân bản xứ lớn nhất ở thành phố 3,7 triệu dân này. Đó cũng là cộng đồng người Thổ lớn nhất bên ngoài biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và họ sống chủ yếu ở quận Kreuzberg, trong một thế giới riêng.

Fan nổi giận với Oezil ngay trên sân
Fan nổi giận với Oezil ngay trên sân

Họ có quan tâm đến cuộc sống ở Berlin - nơi mà họ gọi là nhà không? Có, chắc chắn. Nhưng nhiều hay ít thì không biết, và chắc hẳn cũng giống cách Mesut Oezil - một công dân của cộng đồng này, bận tâm tới vận mệnh của ĐT Đức.

"Khi tôi nhìn Oezil, tôi không thấy cầu thủ mình từng hâm mộ nữa", cựu danh thủ Lothar Matthaeus buồn bã sau thất bại 0-2 trước Hàn Quốc. "Oezil mất đi tốc độ và tôi không thích cách anh ấy chơi bóng một chút nào nữa. Đã đến lúc chúng ta cần thay đổi. Thời điểm để Oezil, Khedira, thậm chí là Mats Hummels và Manuel Neuer ra đi".

Đó chính là vấn đề của Đức phiên bản World Cup 2018, có quá nhiều cầu thủ chỉ mang quốc tịch Đức, chứ không có tinh thần Đức. Thảm hại hơn, họ lại là những vị trí trọng yếu, như Oezil chẳng hạn. Điều này gây ra một loạt hệ lụy và biến đội bóng từng vô địch thế giới cách đây 4 năm thành một tập thể không tinh thần, không đam mê, không nhân lực và không cả thủ lĩnh.

Giữa tháng 5, hình ảnh Oezil và Ilkay Guendogan tươi cười bên cạnh Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdogan làm người Đức giận dữ. Làn sóng đòi "tống cổ" bộ đôi này khỏi Die Mannschaft lan ra mạnh mẽ. Trong trận giao hữu với Saudi Arabia, mỗi khi Guendogan chạm bóng, tiếng la ó huýt sáo từ khán đài nhà lại vang lên. 

Đức không chơi bóng như một tập thể
Đức không chơi bóng như một tập thể

Chưa dừng lại ở đó, Cỗ xe tăng tiếp tục gặp sóng gió khi tin đồn mâu thuẫn nội bộ lộ ra. Nhóm những cầu thủ kiểu mới, tạm gọi là phe "bling bling", thích tương tác với mạng xã hội nhiều hơn là chăm chút vào chuyên môn, gây nóng mắt với nhóm muốn bảo tồn giá trị Đức gốc. Tân tiến đối đầu truyền thống, phá cách đánh nhau với bảo thủ, tuyển Đức không còn là một khối thống nhất nữa. Thomas Mueller lên tiếng phủ nhận tất cả nhưng chẳng ai quan tâm, bởi bản thân anh vừa tệ, vừa... không thể "vạch áo cho người xem lưng". 

Màn trình diễn trên sân của ĐT Đức mới chính là câu trả lời thuyết phục nhất. Những con người rời rạc, không có sự gắn kết như xưa. Những pha phối hợp được ca ngợi "như máy tính lập trình" không hề xuất hiện, dù chỉ một lần. Tất cả chỉ còn lại sự mệt mỏi, cho cả cầu thủ lẫn người xem. Hãy nhớ lại, hai bàn thắng của họ (đều vào lưới Thụy Điển) chỉ đến từ cái đầu gối may mắn của Marco Reus và cú đá phạt xuất thần của Toni Kroos. 

"Mọi tuyển Đức đều có một thủ lĩnh mạnh mẽ. Nhưng đây là tuyển Đức không có lãnh đạo, giống như một con tàu không có thuyền trưởng", Matthaeus đã nhìn ra vấn đề từ lâu. "Ngay sau trận đấu gặp Mexico, tôi đã thấy những sự mất mát. Mọi yếu tố cần thiết đều không có, và do đó chúng ta có kịch bản thảm hại vừa chứng kiến".

Đức bị loại không có gì đáng tiếc
Đức bị loại không có gì đáng tiếc

Điều nhục nhã là Đức đã có chút khởi sắc khi loại Oezil và Khedira trong trận đấu gặp Thụy Điển. Nhưng rồi Loew lại lôi bộ đôi này vào trận quyết định gặp Hàn Quốc. Không ai có thể hiểu được! Nếu có, thì đây là những người từng cùng Loew lên đỉnh tại Brazil 4 năm trước. Và từng đó là đủ để Loew nhắm mắt trước sự thật rằng cả tâm trí lẫn thể chất của họ đều chẳng còn như xưa.

"Chiến thuật quá sai lầm. Những đội bóng mạnh nhất luôn thiên về tốc độ. Còn chúng tôi chỉ là kiểm soát, kiểm soát và kiểm soát. Nhưng kiểm soát bóng không thể ghi bàn. Tấn công vào khung thành mới làm được. Và chúng ta đã không nỗ lực suốt cả giải đấu", Matthaeus nhấn mạnh.

Matthaeus muốn nhưng những hậu bối bất lực. Giữa những cái tôi rời rạc, chuyền bóng được cho nhau đã là một kỳ tích. Không ai dám vượt ra ngoài khuôn khổ và chỉ cố làm tròn nhiệm vụ của mình. Chuyền quả bóng chính xác cho người khác, đồng thời đẩy luôn trách nhiệm ghi bàn. Tất cả đều chờ đợi đồng đội sẽ làm thay mình, và họ vẫn chờ cho tới khi về nước.

Loew đang có đám học trò lười biếng, hoặc họ quá tự tin và no đủ. Ba trận liên tiếp chơi tệ mà không thể kịp thay đổi, Đức chưa bao giờ yếu tinh thần đến thế. Những người yêu nước chân chính, như Matthaeus, có lẽ không giận vì đội nhà bị loại, họ giận vì cách bị loại. Nhưng ở quận Kreuzberg, có lẽ những chai bia vẫn được bật.

Xếp bét bảng, Đức ê chề rời khỏi World Cup 2018
Nguồn: Bongdaplus
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

Việt Nam
Philippines
Indonesia
Iraq
Indonesia
Philippines
Iraq
Việt Nam
Bảng xếp hạng
  • A
  • B
  • C
  • D
  • E
  • F
  • G
  • H
Xem thêm
Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng đá

Tổng Biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó tổng Biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
Địa chỉ liên hệ
Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: (84.24)35541188 - (84.24)35541199
Fax: (84.24)35539898
Email: toasoan@bongdaplus.vn
 

x