Nguy cơ bạo lực trận ĐT Pháp gặp Tunisia ở Qatar

KHÔi NGUYÊN
Từ 10:59 ngày 01-11-2022
ĐT Pháp và Tunisia sẽ lần thứ hai đối đầu trong một trận đấu chính thức khi họ đối mặt ở lượt đấu cuối cùng bảng D ở World Cup 2022. Nhưng ngay từ bây giờ, nhiều người đã lo ngại về nguy cơ bạo lực sẽ bùng nổ ở trận đấu này.  

LỊCH SỬ THỰC DÂN VÀ THỨ BÓNG ĐÁ ĐA SẮC TỘC CỦA NGƯỜI PHÁP

Trận chạm trán đầu tiên diễn ra vào tháng 10/1971. Ở trận đấu đó, Ezzedine Chakroun lập cú đúp giúp Đại bàng Carthage ( biệt danh của ĐT Tunisia) giành chiến thắng 2-1 ở vòng bảng Olympic Địa Trung Hải ở Izmir, Thổ Nhĩ Kỳ.  

Kể từ đó, đã có 4 trận giao hữu giữa hai đội, nhưng cuộc so tài ngày 30/11 tới sẽ là trận đấu được chú ý nhất từ trước đến nay và hứa hẹn sẽ tạo nên một bầu khung khí rực lửa. Các CĐV Tunisia đã ẩu đả với CĐV Anh tại World Cup 1998 và họ cũng có hành vi phân biệt chủng tộc với tiền đạo Richardlison của Brazil trong một giải đấu giao hữu vào tháng 9 vừa qua.  

Trong khi đó tình trạng bạo lực và mất kiểm soát đang gia tăng ở khắp các sân cỏ nước Pháp. Vậy lí do nào dẫn tới những lo ngại về sự căng thẳng thù địch trên khán đài, cũng như trên sân cỏ ở cuộc đấu sắp tới giữa Pháp và Tunisia ở Al-Rayyan?  

Giống như nhiều quốc gia châu Âu khác - bao gồm cả Anh - Pháp từng là một trong những đại diện lớn nhất của chủ nghĩa thực dân tại châu Phi. Phần lớn sự hiện diện của họ ở Lục địa Đen đều không được hoan nghênh, và trong những năm 1950 và 1960, các nước Bắc Phi đã nổi dậy để chống lại những kẻ xâm chiếm quê hương của họ.  

Mặc dù cuộc chiến tranh giữa Algeria và Pháp diễn ra đẫm máu và tàn bạo hơn nhiều, nhưng người dân Tunisia dưới sự lãnh đạo của đảng chính trị ủng hộ độc lập Neo Destour cũng đã thực hiện những cuộc kháng chiến chống lại người Pháp và tổ chức các cuộc tấn công vào các cơ sở mà người Pháp cai trị.  

Kết quả là, Thủ tướng Pháp khi đó là Pierre Mendes bắt đầu rút quân khỏi Tunisia, với việc nước này giành được độc lập vào tháng 3/1956, chế độ chiếm đóng của Pháp cuối cùng đã hoàn toàn bị loại bỏ vào năm 1963. Di sản của chủ nghĩa thực dân Pháp ở Bắc Phi đã gây ra những tác động phức tạp về tài chính, xã hội và văn hóa - một trong số đó là sự đối kháng giữa các quốc gia trong bối cảnh thể thao.  

Trận giao hữu năm 2002 của ĐT Pháp và ĐT Tunisie cho thấy sức nóng của cặp đấu này khá dữ dội

Mặc dù Pháp không phải là quốc gia duy nhất được hưởng lợi từ việc nhập cư ồ ạt từ các nước từng là thuộc địa của họ, nhưng đó cũng là nguyên nhân dẫn tới sự giận dữ và thất vọng từ các quốc gia châu Phi bởi họ đã đánh mất những nhân tài hàng đầu vào tay những “kẻ xâm lược” trong quá khứ.  

Những gì còn lại về đế chế thuộc địa của Pháp được biểu hiện qua sự đa dạng quốc tịch tại đất nước này, cũng như trong thành phần ĐTQG của họ. Những huyền thoại bóng đá Pháp như Patrick Vieira (Senegal), Zinedine Zidane (Algeria) và Marcel Desailly (Ghana) đều là những người châu Phi nhập cư.  

Điều đó vẫn chính xác khi nhìn vào các cầu thủ hiện vẫn đang đóng vai trò quan trọng của ĐT Pháp như Karim Benzema (Algeria), Kingsley Coman (Guadeloupe), Paul Pogba (Guinea), N'Golo Kante (Mali), Eduardo Camavinga (CH Congo), Kylian Mbappe (Cameroon), Raphael Varane (Martinique), William Saliba ( Lebanon), Matteo Guendouzi (Morocco) và Jules Kounde (Benin)  

Và chúng ta có thể tượng tượng được điều gì sẽ xảy ra nếu tiền đạo Wissam Ben Yedder của CLB Monaco, một người Pháp gốc Tunisia, ghi bàn vào lưới Đại bàng Carthage?  

NGUY CƠ BẠO LỰC GIỮA CÁC CĐV BÓNG ĐÁ HUNG HÃN

Trận giao hữu giữa ĐT Pháp với Algeria năm 2001 - trận đấu duy nhất của hai đội trong 35 năm qua - đã phải tạm dừng ở phút 77 khi ẩu đả nổ ra trên khán đài và các CĐV tràn vào sân, cùng với đó là những cuộc bạo loạn cũng ra đã gây náo động ở thủ đô Paris. Gần đây hơn, vào năm 2019, 282 người đã bị bắt ở Pháp bởi tình trạng bất ổn sau khi lọt vào trận chung kết Cúp các quốc gia châu Phi, với hàng chục chiếc ô tô bị đốt cháy ở Lyon.  

Cả hai sự cố đều liên quan đến Algeria chứ không phải Tunisia, nhưng nó cũng cho thấy sự đi quá giới hạn cảm xúc và giận dữ dâng cao có thể gây ảnh hưởng đến các trận đấu bóng đá giữa Pháp và một thuộc địa cũ của họ ở Bắc Phi như thế nào.  

Trước đó, NHM Tunisia đã “so găng” với các CĐV Anh ở Marseille trước trận đấu vòng bảng World Cup tại France 1998, khiến 32 người bị thương trong một ngày đầy rẫy bạo lực, sau khi một nhóm CĐV Anh đốt cờ Tunisia. Chính vì vậy, những rắc rối liên quan tới khía cạnh lịch sử đã tạo nên mối lo lắng về căng thẳng leo thang giữa lực lượng cổ động viên của Pháp và Tunisia.  

Wissam Ben Yedder là cầu thủ Pháp gốc Tunisie hiện đang thi đấu ở Ligue 1

NHM Tunisia đã có những lời lẽ mang tính chất phân biệt chủng tộc một cách đáng xấu hổ và ném một quả chuối vào Richarlison của Brazil khi tiền đạo của Tottenham ăn mừng bàn thắng trước mặt họ trong trận giao hữu trước World Cup vào ngày 30/9/2022, trận đấu mà ĐT Brazil giành chiến thắng 5-1.  

Cựu cầu thủ của ĐT Anh là Rio Ferdinand, tiền đạo Pierre-Emerick Aubameyang của Chelsea và đội trưởng ĐT Brazil - Thiago Silva đã lên án hành vi này, cùng với đó là thái độ phản đối mạnh mẽ của Spurs, Premier League gọi đó là hành động “kinh tởm” và FIFA buộc phải mở cuộc điều tra.    

Trận giao hữu hỗn loạn đó cũng chứng kiến Dylan Bronn của ĐT Tunisia bị đuổi khỏi sân vì một pha vào bóng thô bạo với Neymar, và ánh đèn laser chiếu vào các cầu thủ. Và đó chỉ là một phần của tảng băng. Trong một cuộc đối đầu có thể quyết định ai sẽ đi tiếp vào vòng loại trực tiếp, những vấn đề thực sự nghiêm trọng có thể phát sinh.  

Trong khi đó, suốt thời gian gần đây, tình trạng hỗn loạn đang gia tăng tại Ligue 1. Mùa trước, hai cầu thủ Dimitri Payet và Valentin Rongier của CLB Marseille đã bị CĐV ném chai lọ vào người và 9 trận đấu thuộc giải đấu cao cấp nhất nước Pháp đã bị gián đoạn hoặc phải tạm hoãn vào đầu tháng 11/2021.  

Bom xăng tự chế được ném ra như mưa, những chiếc xe buýt bị vỡ kính, tình trạng CĐV quá khích tràn vào sân cỏ… bất kỳ điều nào trong số đó xảy ra cũng sẽ gây nhức nhối tại nước chủ nhà Qatar.  

Hy vọng cặp đấu Pháp vs Tunisia ở bảng D World Cup 2022 sẽ hấp dẫn chứ không bạo lực

Dù sao chúng ta cũng hy vọng rằng những mâu thuẫn giữa những người hâm mộ sẽ tan biến vào bầu không khí World Cup ở Qatar. Trận đấu giữa Pháp và Tunisia được tổ chức ở lãnh thổ trung lập, và vào thời điểm nó diễn ra, có thể ĐT Pháp đã vượt qua vòng bảng còn ĐT Tunisia có thể đã bị loại nên mức độ căng thẳng sẽ lắng xuống.  

Các đối thủ chính của ĐT Tunisia là các đội tuyển cùng châu lục như Algeria, Morocco và Ai Cập chứ không phải là ĐT Pháp. Thêm vào đó, 6 tuyển thủ trong đội hình của ĐT Tunisia cũng thi đấu tại nền bóng đá Pháp. Thêm vào đó, việc hạn chế uống rượu cũng sẽ giúp tránh làm tăng thêm những căng thẳng hiện có.  

Dù điều gì xảy ra, hy vọng rằng tất cả các bên sẽ tập trung vào bóng đá và kỳ World Cup sắp tới sẽ có một bầu không khí trong lành, sự sôi động, cuồng nhiệt sẽ chỉ xoay quanh nhịp lăn của trái bóng tròn mà thôi. 

Nguồn: Bongdaplus
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

Việt Nam
Philippines
Indonesia
Iraq
Indonesia
Philippines
Iraq
Việt Nam
Bảng xếp hạng
  • A
  • B
  • C
  • D
  • E
  • F
  • G
  • H
Xem thêm
Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng đá

Tổng Biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó tổng Biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
Địa chỉ liên hệ
Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: (84.24)35541188 - (84.24)35541199
Fax: (84.24)35539898
Email: toasoan@bongdaplus.vn
 

x