Tottenham và Barcelona là con nợ lớn nhất thế giới bóng đá

Kỳ Lâm
19:06 ngày 23-02-2021
COVID-19 đã tàn phá sân cỏ được gần một năm. Tuy chưa có tổng kết thiệt hại nhân dịp mốc thời gian đó nhưng những lo lắng về tài chính đã trở thành vấn đề nổi cộm nhất của các CLB bóng đá. Người ta đã sững sờ khi nghe tin món nợ khổng lồ của Barcelona có thể khiến CLB này bị phá sản.

Nợ nần có phải là điều tồi tệ?

Đối mặt với nhiều tháng phải vận hành những sân bóng trống trải và không có gì đảm bảo rằng mùa giải 2019/20 sẽ kết thức êm đẹp, nhiều CLB hiện đã lâm vào cảnh nợ nần chồng chất, đã phải quen với việc khất nợ và sống trong nguy cơ phá sản.

Các sự kiện gần đây đã khiến số phận của các CLB lớn trở thành tâm điểm chú ý. Cụ thể nhất, việc công bố các số liệu tài chính mới nhất của FC Barcelona đã thu hút nhiều sự chú ý của công chúng hơn là đến tác động thảm khốc mà đại dịch đang gây ra đối với tài chính của các CLB lớn nhất thế giới. 

Nhiều người đã tự hỏi, làm thế nào mà CLB được mệnh danh là "đội bóng giàu có nhất thế giới" - một vinh dự lại được trao cho Barcelona trong báo cáo mới nhất về thứ hạng Football Money League của hãng kiểm toán Deloitte - lại đồng thời đứng trên bờ vực phá sản?

Câu trả lời chắc hẳn sẽ gây sốc và thu hút nhiều sự chú ý của giới truyền thông là mức nợ của CLB hiện là 1,2 tỉ euro, một con số hơi gây hiểu nhầm. Tuy nhiên, rắc rối mà gã khổng lồ xứ Catalan gặp phải là hoàn toàn có thật: tổng nợ của họ là 480 triệu euro, 268 triệu euro trong số đó đã đến hạn trong năm tài chính hiện tại, cùng với 323 triệu euro các khoản phải trả cho khâu chuyển nhượng, và 126 triệu euro khác cũng phải thanh toán trong ngắn hạn.

Các khoản nợ khủng khiếp của Barca và sự quản lý yếu kém đã khiến họ trở nên khác biệt với tất cả những CLB khác trong bóng đá, nhưng phản ứng đối với mức nợ của họ cũng tương tự như những phản ứng được thấy ở những CLB khác. Thông thường, khi một CLB chìm trong nợ nần, họ thường bị sốc và mất tinh thần. 

Gần như vốn dĩ, nợ nần ở một CLB bóng đá được coi là một điều tồi tệ. Nhưng có đúng vậy không? Lấy nợ tài chính làm thước đo xác định (tức là bỏ qua các khoản nợ chuyển nhượng của các CLB), CLB mắc nợ nhiều nhất trong bóng đá thế giới hiện nay là Tottenham Hotspur. Vào cuối tháng 6/2020, Spurs đã có tổng số nợ là 831 triệu bảng.

Sân bóng Camp Nou chật kín người, nguy cơ nợ nần của Barcelona sẽ rất thấp

Sẽ rất dễ dàng để so sánh điều đó với mức nợ của họ chỉ là 31 triệu bảng vào năm 2015 và đặc biệt là khi họ không có được thêm món đồ bạc nào trong tủ danh hiệu của mình trong giai đoạn giữa giữa mốc thời gian tháng 6/2015 và tháng 6/2020. Tuy nhiên, những thông tin hạn hẹp như vậy hiếm khi kể được toàn bộ câu chuyện.

Spurs có thể đang ôm khoản nợ lớn hơn bất kỳ CLB nào khác ngay bây giờ, nhưng đổi lại, họ đã xây dựng và sở hữu một SVĐ mới tinh và tốt nhất thế giới. Nợ của họ tăng vọt là để tạo điều kiện cho việc xây dựng SVĐ Tottenham Hotspur trị giá 1,3 tỷ bảng Anh, một khoản đầu tư đáng lẽ sẽ sớm đem tiền về nếu như COVID-19 không xuất hiện. Tình thế hiện nay sẽ buộc CLB phải trả nợ thành nhiều lần.

Nợ nhiều chứng tỏ CLB khỏe mạnh

Spurs đã tái xin cấp vốn cho các khoản vay để xây SVĐ vào cuối năm 2019 và hiện nợ các ngân hàng 655 triệu bảng. Nhưng thông qua việc tái cấp vốn đã làm giảm chi phí lãi suất xuống trung bình 2,66% và tăng thời gian đáo hạn trung bình của khoản nợ lên 23 năm.

Tổng chi phí lãi vay dự kiến sẽ đạt khoảng 223 triệu bảng vào thời điểm các khoản vay hết hạn vào năm 2049 và CLB (ít nhất là ban đầu) sẽ trả lãi nhiều hơn bất kỳ CLB nào khác ở giải Ngoại hạng Anh. Nhưng lợi ích do SVĐ mới mang lại khi Đại dịch lắng xuống dự kiến sẽ đem về trung bình khoảng 8 triệu bảng Anh mỗi năm trong 3 thập kỷ tới.

Một khoản vay khác của Spurs dưới dạng vốn hỗ trợ 175 triệu bảng Anh từ Ngân hàng Anh quốc thông qua Quỹ tài trợ doanh nghiệp COVID-19 của chính phủ Anh (CCFF). Khoản vay đó sẽ đáo hạn vào tháng tới, nhưng việc Spurs thậm chí có thể tiếp cận nó là dấu hiệu cho thấy tình hình tài chính mạnh mẽ của họ; chỉ những pháp nhân được "xếp hạng đầu tư" mới đủ điều kiện vay từ quỹ này.

Theo cách đó, Arsenal cũng đã khai thác nguồn vốn từ CCFF, lần này là khoản vay 120 triệu bảng. Một lần nữa, việc họ vay tiền của CCFF không phải là dấu hiệu của một CLB đang bị khốn đốn mà ngược lại, họ được chính phủ Vương quốc Anh đánh giá là ít có nguy cơ vỡ nợ nhất. Khoản nợ được công bố mới nhất của Arsenal vào năm 2019 là 209 triệu bảng, với mức lãi suất phải trả là 11 triệu bảng/năm.

Họ cũng đã tái cấp vốn cho các khoản nợ của mình và động thái này sẽ giảm một nửa số nợ của CLB. Mặc dù tình trạng nợ nần của CLB đã tăng lên, chủ yếu là để đối phó với đại dịch, nhưng các chi phí phát sinh để phục vụ các hoạt động của CLB khó có thể ở mức gây khó khăn chết người.

Spurs và Arsenal là ví dụ về những CLB có mức nợ cao hơn nhưng bản thân khoản nợ đã phục vụ một mục đích có lợi: xây dựng những SVĐ hiện đại sẽ mang lại lợi ích cho nhiều năm. Ngược lại, có rất nhiều CLB có khoản nợ thoạt nhìn nhỏ hơn nhiều, nhưng lại có nguy cơ lớn nếu không thể hoàn trả.

Từ không mắc nợ thành mắc nợ

Burnley chẳng hạn. Gần như chỉ sau một đêm, sau khi bán cho ALK Capital, The Clarets đã từ không chỗ không có khoản nợ bên ngoài nào thành có khả năng nợ một tổ chức nào đó trong khoảng 80 triệu bảng do bản chất của thỏa thuận mua bán này.

Việc tiếp quản của ALK dường như đã được tài trợ rất nhiều bởi MSD UK Holdings, một công ty đang phát triển trong lĩnh vực bóng đá vốn được biết đến là nơi tính lãi suất cao ngất ngưởng. Southampton đã vay của MSD 78,8 triệu bảng để cố gắng vượt qua đại dịch, và chấp nhận mức lãi suất cắt cổ 9,14%.

Nếu Spurs và Arsenal có thể được hưởng những lợi ích cụ thể từ việc mắc nợ, chúng ta khó có thể tranh cãi về trường hợp của Burnley. Có thể các chủ sở hữu mới sẽ nâng tầm đội bóng so với trước đây, nhưng hiện tại, CLB chỉ biết hy vọng đừng xuống hạng bởi khi đó, họ sẽ chết bởi khoản nợ của chủ mới. Tại thời điểm này, The Clarets đang hơn nhóm rớt hạng 6 điểm (28/22).

Không có gì ngạc nhiên khi vụ tiếp quản của Burnley được so sánh với một trong những vụ gán nợ khét tiếng nhất trong lịch sử bóng đá Anh: vụ mua đứt Man United năm 2005 của gia đình Glazer. Giống như Burnley, Quỷ Đỏ đã từ tình trạng không nợ nần thành con nợ khoản vay 525 triệu bảng vào sổ sách.

Mức nợ của Man United gần như không phải là con số gây lo lắng mỗi khi kết quả tài chính mới được công bố và hơn 800 triệu bảng tiền lãi phải trả trong 15 năm qua là nguồn gốc khiến nhiều người ủng hộ CLB cảm thấy bực bội.

Tuy nhiên, mặc dù khoản nợ có lẽ được nhiều người coi là một trò hề, nhưng tầm vóc của CLB Man United đã bị ảnh hưởng, đặc biệt là đến vị thế và khả năng của họ trên thị trường chuyển nhượng, nhưng nó không đi kèm với mối đe dọa hiện hữu có thể khiến họ phá sản.

Nợ trong bóng đá là một câu chuyện phức tạp. Đối với một số CLB, đó là một phương tiện cần thiết, một gánh nặng về mặt chiến lược để phát huy tối đa tiềm năng của CLB. Đối với những người khác, nó được thực hiện một cách vô trách nhiệm.

Theo tiêu chuẩn của họ, Barcelona không có nhiều cơ hội để chứng minh sự hợp lý  trong khoản nợ khổng lồ của họ ngoài một loạt các vụ chuyển nhượng quá đắt, kém hiệu quả. Và cũng có rất nhiều CLB khác trên khắp thế giới đã phạm phải những lỗi tương tự.

Bóng đá đã là một ngành kinh doanh

Nợ nần trở nên nguy hiểm đối với các CLB, nó khiến NHM và truyền thông căm ghét CLB. Đôi khi, nó vượt quá tầm kiểm soát. Tại Sunderland, dưới thời chủ sở hữu cũ Ellis Short, CLB đã rơi xuống giải hạng Ba và sa lầy vào khoản vay 150 triệu bảng. 

Khoảng 70 triệu bảng Anh trong số đó phải chịu lãi suất hàng năm là 8,5%, một tỷ lệ lãi suất cao. Tất cả những gì Sunderland phải chịu từ khoản vay khổng lồ này là việc liên tiếp xuống hạng trong khi vẫn phải trả lương cao cho các cầu thủ.

Giải Championship thường được gọi là miền tây hoang dã tài chính với lý do chính đáng. Hầu hết tất cả các CLB ở Championship trong những năm gần đây đã chi hơn 100% doanh thu. Chỉ có những CLB vừa xuống hạng từ giải Ngoại hạng là khá khẩm hơn vì vẫn được hưởng tiền của EPL. 

Đương nhiên, chi phí hoạt động cao như vậy đã dẫn đến các khoản nợ khổng lồ tích tụ theo từng năm. Ở mùa giải trước, tổng các khoản nợ của CLB ở Championship lên tới hơn 1 tỷ bảng. Do chỉ có 3 CLB có thể được thăng hạng mỗi mùa, nên hầu hết các CLB sẽ phải vật lộn để trả nợ.

Con số tổng nợ khổng lồ đó không giải thích được cách các CLB xoay sở để duy trì các khoản vay của họ. Theo đuổi giấc mơ Premier League, hầu hết các CLB phải nhận tiền vay không phải từ các tập đoàn tài chính cho vay tính lãi mà thay vào đó là các chủ sở hữu có vẻ tốt bụng. 

Vào mùa giải 2018/19, tổng số nợ của Blackburn Rovers, Stoke City và Middlesbrough là gần 400 triệu bảng, nhưng chỉ phải trả 1,5 triệu bảng tiền lãi. Thậm chí, Stoke không phải trả lãi suất nào cả.
Rủi ro, khá rõ ràng, là chủ sở hữu sẵn sàng cho vay như vậy trong bao lâu. Đại dịch đã chứng kiến một tình trạng vốn đã nguy hiểm trở nên tồi tệ hơn nữa, đến mức đã từng có cuộc nói chuyện về việc tất cả 24 câu lạc bộ Championship bắt tay quản lý chung là một gói cứu trợ tài chính sẽ không xảy ra. 

Túi của chủ sở hữu hào phóng nhưng nếu sức hấp dẫn của thiên đường Premier League mất dần, sẽ có rất ít thứ đủ năng lực mở túi của chủ sở hữu. Sự phức tạp là bởi các CLB chỉ có quyền tiếp cận với các khoản vay bên ngoài với lãi suất vay không tương xứng.

Một bài báo được xuất bản vào tháng 12/2019 đã nhận xét rằng, nợ trong nội bộ CLB (ám chỉ nợ của chủ sở hữu) không có khả năng sát thương như quả bom nổ chậm. David Alaminos và Manuel Angel Fernandez, hai giáo sư kinh tế từ các trường đại học Tây Ban Nha, đã giải quyết một câu hỏi khá rộng: "Tại sao các câu lạc bộ bóng đá lại thất bại về tài chính?"

Kết luận của họ cho thấy vai trò của khoản nợ có thể gây ra sự sụp đổ của CLB nhưng cũng phải có các yếu tố khác. Mô hình mà Alaminos và Fernandez đã phát triển cho thấy rằng yếu tố dự đoán tốt nhất về tình trạng khó khăn trong các CLB bóng đá là sự kết hợp của "tính thanh khoản thấp, tỷ lệ đòn bẩy cao, thành tích thể thao kém và quy mô của thị trường nhỏ".

Về bản chất, các CLB lớn được bảo hiểm khá tốt trước thảm họa tài chính, trong khi các CLB nhỏ hơn với các khoản nợ cao khó có thể cảm thấy khó khăn trừ khi họ không đạt được thành tích trên sân cỏ.

Barcelona có thể trở thành một ngoại lệ đáng kể đối với quy tắc này, nhưng có vẻ như điều đó khó xảy ra. Câu chuyện mắc nợ của họ thật gây sốc, câu chuyện về một CLB đã làm ăn tệ hại trong 5 năm qua với rất ít lợi nhuận. Tuy nhiên, nó vẫn diễn ra bởi một đại dịch toàn cầu đã khiến họ gặp rắc rối.

Khả năng cao là Barcelona sẽ tìm ra cách vượt qua và khi COVID-10 chấm dứt, họ sẽ trả được nợ. Chuyện nợ nần trong bóng đá ngày nay không có nghĩa là lành mạnh. Nhưng bản thân nợ nần cũng không phải là điều xấu. Đối với nhiều CLB, nó được coi là hình thức đầu tư cho tương lai của chính họ.

Khi bóng đá tiếp tục len lỏi vào thế giới kinh doanh rộng lớn, thì các nguyên tắc kinh doanh lớn ngày càng được áp dụng vào bóng đá. Nợ có thể tốt hoặc xấu đối với các CLB bóng đá - điều thực sự quan trọng là kết cục của nó.

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17
  • Tin nóng BĐVN 16/4: Dàn sao U23 Việt Nam sửng sốt trước mặt sân thi đấu quá đẹp trận gặp Kuwait Tin nóng BĐVN 16/4: Dàn sao U23 Việt Nam sửng sốt trước mặt sân thi đấu quá đẹp trận gặp Kuwait

    Tin nóng BĐVN 16/4 - Phát biểu của HLV Hoàng Anh Tuấn trước trận gặp U23 Kuwait - U23 Việt Nam tham quan sân thi đấu chính thức trận mở màn - Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Indonesia sẽ gửi đơn lên AFC để phản đối một số quyết định của trọng tài - HLV trưởng Diego Giustozzi khẳng định ĐT Futsal Việt Nam đặt mục tiêu tiến sâu tại giải Futsal châu Á.

  • Kết quả U23 Nhật Bản 0-0 U23 Trung Quốc: Bị mất người, U23 Nhật Bản vẫn thắng! Bị mất người, nhưng U23 Nhật Bản vẫn thắng!

    Mất người từ phút 17, nhưng U23 Nhật Bản vẫn giành được trận thắng đầu tiên của bảng B, dẫu họ đã chịu không ít áp lực từ đối thủ U23 Trung Quốc.

  • Nhận định bóng đá U23 Saudi Arabia vs U23 Tajikistan, 01h00 ngày 17/4: Đương kim vô địch trổ tài 01h00 ngày 17/4, U23 Saudi Arabia vs U23 Tajikistan

    Nhận định bóng đá trận U23 Saudi Arabia vs U23 Tajikistan diễn ra vào 01h00 ngày 17/4 trong khuôn khổ bảng B VCK U23 châu Á 2024. Bongdaplus phân tích thông tin lực lượng, đội hình dự kiến, dự đoán tỷ số.

  • Nhận định bóng đá Dortmund vs Atletico, 02h00 ngày 17/4:  Rời cuộc chơi ngay trên sân nhà 02h00 ngày 17/4: Dortmund vs Atletico

    Nhận định bóng đá trận đấu giữa Dortmund vs Atletico trong khuôn khổ tứ kết lượt về Champions League 2023/24 sẽ diễn ra vào lúc 02h00 ngày 17/4. Bongdaplus phân tích thông tin lực lượng, đội hình dự kiến, soi kèo nhà cái, dự đoán tỉ số.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x